Mùa lũ cạn !

Hằng năm, vào khoảng cuối tháng 7, đầu tháng 8 âm lịch là nước lũ đã về ngập đồng tại nhiều địa phương ở TP Cần Thơ. Song, năm nay đã qua Tết Trung thu, đồng ruộng tại nhiều nơi vẫn "khô rang", nông dân "vô tư" đốt đồng sau khi thu hoạch vụ lúa thu đông. Lũ không về, đồng nghĩa với việc các hoạt động sản xuất kinh doanh mùa lũ cũng "thoi thóp" và đồng ruộng cũng giảm phù sa...

Lũ cạn
Mua bán các loại ngư cụ phục vụ nuôi trồng, đánh bắt thủy sản tại Làng chài lưới Thơm Rơm ở phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt.

Mùa lũ… thiếu nước

Nước lũ từ thượng nguồn đổ về không chỉ đem theo phù sa bồi bổ cho đồng ruộng mà còn mang theo lượng thủy sản dồi dào, thuận lợi cho người dân phát triển các hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh "ăn theo" mùa lũ vì thế cũng phát triển, như kinh doanh các loại chài, lưới, ngư cụ và vật tư phục vụ nuôi trồng, đánh bắt thủy sản; việc tổ chức thu mua, tiêu thụ các loại thủy sản. Tuy nhiên, năm nay lũ cạn, nông dân tại nhiều quận, huyện trên địa bàn TP Cần Thơ không thể phát triển nuôi các loại thủy sản trên ruộng lúa. Các làng nghề sản xuất kinh doanh chài lưới và ngư cụ cũng lao đao...

Ông Phạm Phước Phong, chủ cơ sở chài lưới Năm Tấn ở Làng chài lưới Thơm Rơm, phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt, cho biết: "Do lũ ít, ruộng còn cạn nước nên tới thời điểm này sức mua các loại chài lưới, ngư cụ và dụng cụ phục vụ cho việc nuôi trồng, đánh bắt các loại thủy sản nói chung vẫn rất chậm. Các năm trước giờ này nước trên đồng tại nhiều nơi đã ngập ngang lưng, thủy sản đánh bắt trên ruộng được rất nhiều nên các hộ kinh doanh chài lưới ở đây bán hàng không kịp. Hiện nay, lượng người đến mua khá ít và chủ yếu mua các loại ngư cụ phục vụ đánh bắt cá trên sông rạch".

Trong những năm qua, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh ngư cụ tại Làng chài lưới Thơm Rơm hoạt động sản xuất kinh doanh quanh năm, phục vụ người dân các tỉnh ĐBSCL. Làng chài lưới hoạt động nhộn nhịp nhất vẫn là các tháng nước nổi, từ cuối tháng 7 đến tháng 10 âm lịch hằng năm. Ông Trần Hữu Phát, chủ cơ sở chài lưới Hiệp Phát ở phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt, cho biết thêm: "Đã làm nghề kinh doanh chài lưới được 38 năm rồi nhưng chưa thấy năm nào sức mua bị giảm thấp xuống chỉ còn ở mức khoảng 20-30% như năm nay. Dù giá nhiều loại ngư cụ hiện cũng giảm ít nhất khoảng 15-20% so với năm trước nhưng người dân ít mua vì lũ nhỏ và không có cá trên đồng để đánh bắt, cá dưới sông cũng ngày càng khan hiếm". Theo ông Bùi Văn Sang, chủ Trại Xuồng Ba Sang ở quận Thốt Nốt, các loại ghe xuồng cỡ nhỏ phục vụ cho người dân nuôi trồng và đánh bắt thủy sản cũng bán rất chậm so mọi năm do lũ ít. Nếu so với cùng kỳ năm trước thì sức mua các mặt hàng này đang giảm hơn 70%.

Nhiều mối lo

Nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân đã và đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng lũ chậm về. Đặc biệt, nước trên nhiều sông rạch và ruộng cạn, lượng cua ốc và cá tự nhiên cũng khan hiếm, người dân không thể nuôi thủy sản trên ruộng cũng như không dám phát triển các loại hình nuôi thủy sản trong ao mương, bồn ni-lông, nuôi trong vèo hay nuôi vịt thả đồng… vì sợ thiếu nguồn thức ăn tự nhiên, chi phí chăn nuôi tăng cao sẽ không có lời.

Theo ông Trần Văn Huỳnh ngụ ấp Đông Lợi, xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ, thả nuôi cá trên ruộng vào mùa lũ khá nhàn và mỗi công đất có thể giúp nông dân có lợi nhuận từ 1- 1,5 triệu đồng/vụ nuôi. Đồng thời, đồng ruộng được ngâm nước suốt trong mùa lũ nên tiêu diệt được các mầm sâu bệnh giúp thuận lợi cho sản xuất lúa trong vụ sau. Tuy nhiên, trong vụ sản xuất thu đông năm nay, hầu hết các hộ dân tại xã Đông Hiệp không thể phát triển nuôi cá thả trên ruộng như trước do không có nước, buộc phải chuyển đổi sang làm lúa vụ 3 hoặc trồng các loại rau màu để có thu nhập. Tuy nhiên, do năng suất lúa vụ 3 năm nay thấp và giá nhiều loại rau màu thường xuyên bấp bênh nên nhiều hộ dân chỉ phá huề vốn hoặc đạt lợi nhuận khá thấp. Ông Huỳnh cho rằng: " Người dân không chỉ bị thất thu trước mắt mà về lâu dài rất lo các nguồn lợi thủy sản tự nhiên sẽ bị cạn kiệt. Đặc biệt, sản xuất lúa và nhiều loại cây trồng sẽ tốn nhiều chi phí hơn nhưng lại không còn trúng như trước do đồng ruộng không được bồi bổ phù sa và nhiều mầm sâu bệnh, dịch hại lúa không được nước lũ tiêu diệt. Do vậy, nông dân rất mong cơ quan nhà nước cần có các nghiên cứu và khuyến cáo kịp thời cho nông dân". Ông Nguyễn Văn Tư ngụ xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ, lo lắng cho rằng, nước lũ ngày càng về ít và có diễn biến bất thường không theo quy luật tự nhiên là có phần do việc xây dựng ngày càng nhiều các đập thủy điện ở thượng nguồn. Điều này đòi hỏi cần có sự phối hợp chặt giữa các bên có liên quan trong sử dụng nguồn nước sông Mê Kông hiệu quả để đảm bảo hài hòa lợi ích các bên liên quan, nhất là tránh các tác hại tiêu cực cho các khu vực hạ nguồn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên chung để phát triển bền vững, ổn định lâu dài.

Báo điện tử Cần Thơ, 19/09/2016
Đăng ngày 20/09/2016
Bài, ảnh: VĂN CÔNG
Đánh bắt

Cơ hội mới cho ngành khai thác thủy sản

Ngành khai thác thủy sản áp dụng linh hoạt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh để đảm bảo chuỗi cung ứng khai thác thủy sản an toàn, hiệu quả, đặc biệt bảo đảm an toàn dịch bệnh tối đa.

đánh bắt cá
• 13:16 22/10/2021

Ngư dân cô đơn

Gắn bó với biển khơi như cá với nước, ngư dân Nguyễn Khắc Thìn (ngụ xã Quỳnh Long, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) không ngờ có lúc phải chia tay nghề biển.

tàu cá nằm bờ
• 14:53 30/09/2021

Ngư dân phía Nam Hà Tĩnh được mùa cá cơm, ruốc biển

Khoảng 1 tuần nay, làng biển Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) rộn ràng hơn bởi những khoang thuyền đầy ắp cá cơm, ruốc biển (tép moi) nối đuôi nhau cập bờ.

phơi ruốc
• 17:16 21/09/2021

Thủy sản Việt Nam sẽ tổn thất khoảng 480 triệu USD/năm nếu mất thị trường EU

Thẻ vàng IUU của EC đã khiến cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này sụt giảm liên tục từ năm 2017 đến nay.

cá ngừ
• 17:02 10/08/2021

Một số quy định mới về xử phạt vi phạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Ngày 05 tháng 4 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/5/2024. Đối với lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quy định xử phạt vi phạm cụ thể như sau:

Đánh bắt cá
• 10:28 10/05/2024

Sử dụng đèn LED chuyên dụng trên tàu cá

Hiện nay, việc sử dụng đèn LED trong khai thác thủy sản chưa phổ biến và còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Ngư dân vẫn dùng đèn huỳnh quang, bóng đèn led cao áp như một thói quen, do còn e ngại vào những thiết bị, giải pháp mới, chi phí đầu tư lớn,…

Đèn LED tàu cá
• 13:58 09/05/2024

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác chống khai thác IUU

Từ năm 2017 đến nay, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm.Tuy nhiên, phát triển ngành thủy sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu, chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác IUU...

Đánh bắt xa bờ
• 09:39 08/05/2024

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Cá chết trên hồ sinh thái Bàu Sen (Quy Nhơn) do thiếu oxy

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định thông tin nguyên nhân của tình trạng cá chết nổi trắng ở hồ sinh thái Bàu Sen, thành phố Quy Nhơn do nguồn nước tại hồ có nồng độ oxy hòa tan quá thấp.

Cá
• 05:02 13/05/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng, bè trên hồ chứa nước thủy lợi

Sáng ngày 11/4, tại xã Cát Sơn, huyện Phù Cát, Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng, bè trên hồ chứa nước thủy lợi cho 30 hộ nông dân nuôi trồng thủy sản.

Nuôi lồng bè trên biển
• 05:02 13/05/2024

Một số quy định mới về xử phạt vi phạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Ngày 05 tháng 4 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/5/2024. Đối với lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quy định xử phạt vi phạm cụ thể như sau:

Đánh bắt cá
• 05:02 13/05/2024

Loài cá bé nhỏ tạo ra âm thanh cực lớn

Không sở hữu một thân hình đồ sộ, nhưng loài Danionella cerebrum bé nhỏ đang trở thành một đối tượng khoa học được kỳ vọng sẽ mang lại những kết quả khả quan trong những nghiên cứu về sự phát triển và hành vi phức tạp ở thần kinh nhờ vào khả năng tạo ra âm thanh cực lớn.

Danionella cerebrum
• 05:02 13/05/2024

Tại sao điều trị bệnh trên tôm lại kém hiệu quả?

Việc trị bệnh trong ngành nuôi tôm luôn là một thách thức không nhỏ đối với những người làm trong lĩnh vực này.

Tôm bệnh
• 05:02 13/05/2024