Mỹ kêu gọi diệt cua xanh xâm lược loài bản địa

Bang Washington đang tìm cách diệt trừ cua xanh châu Âu sau khi loài vật này tăng vọt về số lượng.

cua xanh Châu Âu
Cua xanh là một loài ăn thịt phàm ăn có thành phần thức ăn bao gồm các loài thân mềm hai mảnh vỏ đặc biệt là trai, sò. Ảnh commons

Thông đốc Jay Inslee hôm 19/1 thông báo lệnh khẩn cấp cho phép Cơ quan cá và động vật hoang dã bang Washington tiêu diệt cua xanh châu Âu hoặc ngăn loài giáp xác này định cư vĩnh viễn. Số lượng cua xanh châu Âu đang tăng mạnh ở đảo Lummi và các vùng duyên hải. Nếu định cư vĩnh viễn, cua xanh sẽ gây hại cho các loài nguy cấp, ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên và cơ sở kinh doanh nhỏ.

Dù là động vật bản xứ ở đông bắc Đại Tây Dương, cua xanh châu Âu được xem như loài xâm hại gây hại ở quy mô toàn cầu, có thể sống sót ở nhiều nhiệt độ nước và sinh sống ở các vùng ven biển ôn đới trên thế giới. Tại những nơi này, cua xanh châu Âu gây rối loạn môi trường sống, thay thế và cạnh tranh loài bản xứ, làm biến đổi mạng lưới thức ăn tự nhiên, dẫn tới thiệt hại cho ngành thủy sản.

cua xanh châu Âu
Một con cua xanh bắt ở phá Seadrift tại bãi biển Stinson, California, năm 2017. Ảnh Paul Chinn

Nếu cua xanh định cư ở vùng ven biển bang Washington, chúng sẽ săn động vật có vỏ và cua Dungeness chưa trưởng thành, phá hủy môi trường sống như thảm rong lươn và đầm lầy cửa sông. Chúng cũng gây hại cho quần thể cua, cản trở nỗ lực bảo tồn cá hồi và cá voi sát thủ.

Nhiều khả năng cua xanh được vận chuyển từ châu Âu tới phía đông Bắc Mỹ trong nước dằn trên tàu vào giữa thế kỷ 19. Chúng là thủ phạm xóa sổ trai vỏ mềm ở bờ đông nước Mỹ vào đầu thế kỷ 20. Chúng được phát hiện lần đầu tiên ở bờ tây vào năm 1989 tại vịnh San Francisco. Một số chuyên gia ủng hộ chế biến loài cua xâm hại này thành món ăn để giảm thiểu tác hại của chúng.

CNN
Đăng ngày 22/01/2022
An Khang
Thế giới

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 12:12 14/01/2025

Hình ảnh lay động thế giới: Cá voi mẹ lặp lại hành trình đau khổ cùng cá voi con đã mất

Vào đầu năm 2025, cộng đồng quốc tế lại một lần nữa xúc động trước hình ảnh cá voi mẹ Tahlequah – thành viên của loài cá voi sát thủ Southern Resident, cõng xác đứa con mới sinh đã chế.t đi khắp đại dương. Đây là lần thứ hai Tahlequah thực hiện hành động đầy đau buồn này, sau sự kiện nổi tiếng vào năm 2018.

Cá voi
• 09:45 06/01/2025

Tại sao Ấn Độ - Quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ 2 lại chú trọng quản lý điện trong ao tôm?

Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ hai trên thế giới, chiếm tỷ trọng đáng kể trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Ao nuôi tôm
• 12:00 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 10:01 27/12/2024

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 08:23 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 08:23 19/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 08:23 19/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 08:23 19/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 08:23 19/01/2025
Some text some message..