Nên nuôi 5 loài cá nào để có giá trị kinh tế cao?

Trong những năm gần đây, nuôi cá đã trở thành nghề được săn đón bởi lợi nhuận mà nó đem lại. Tuy nhiên, không phải nuôi cá nào cũng được giá và lãi cao, bà con cùng tham khảo 5 loài cá sau đây có giá trị kinh tế cao trên thị trường.

Nuôi cá
Lựa chọn loài cá nuôi mang lại giá trị kinh tế

Cá Koi 

Cá Koi được xếp vào loài cá “nhà giàu” bởi nó chẳng những đẹp mắt, phong thủy, đẳng cấp mà còn có giá trị kinh tế cao cho người nuôi, có thể xuất khẩu và đang có mức giá từ 200.000đ – 500.000đ/kg, lợi nhuận hàng năm lên đến cả tỷ đồng. 

Cá koiCá Koi cảnh đem lại giá trị kinh tế cao. Ảnh: ishi.vn

Kỹ thuật nuôi cá Koi cũng không quá khó, chủ yếu bà con cần thường xuyên theo dõi cá phát triển thế nào, đảm bảo môi trường nước sạch sẽ, thường xuyên thay nước và quan sát để phòng trị bệnh. Lưu ý cá Koi thường mắc bệnh nấm mang, ký sinh trùng, nấm trắng và cần tách riêng cá bị bệnh để chữa trị kịp thời.

Cá trắm đen, trắm cỏ

Cá trắm là loài cá dễ nuôi, đặc biệt sinh trưởng, phát triển nhanh trong thời gian ngắn là có thể đem bán ra thị trường. Loài cá nước ngọt này cũng được nuôi ở ao, lồng bè trên sống và có giá thành thương phẩm cao lên đến 80.000đ/kg.

Cá trắm cỏCá trắm đen, trắm cỏ. Ảnh: sieuthimaybinhan.com

Cá trắm cỏ dễ nuôi nên thức ăn của nó cũng đa dạng và dễ kiễm, đa phần cá trắm cỏ chủ yếu ăn rong, cỏ, bèo nước hay lá ngô, sắn, cám ngô,…

Nên nuôi cá trắm cỏ diện tích ao nuôi từ 300 – 1000m2 và nước ao nuôi cần sạch sẽ, ao quang đãng và thường rải vôi để khử trùng, tránh bệnh cho cá. Bờ ao cần chắc chắn và nạo vét bùn ở đáy ao, mực nước khoảng 1 – 1,2m và có bở tường quanh ao.

Cá chép giòn

Cá chép giòn như cá chép thường nhưng sẽ được vỗ béo bằng đậu tằm để có chất lượng thịt cá giòn thơm, có giá trị kinh tế cao và không quá khó nuôi. Tuy nhiên để cá thương phẩm có được độ giòn và chất lượng tốt, cần nắm chắc kỹ thuật nuôi cá chép giòn.

Cá chép giònCá chép giòn. Ảnh: minhchien.xyz

Có nhiều mô hình nuôi cá chép giòn như ao đất, lồng bè hoặc bể xi măng. Cá chép ưa sống ở tầng đáy để có kích thước lớn, khỏe mạnh. Do đó nên bố trí ao nuôi gần nhà tiện chăm sóc, vận chuyển giống, thức ăn, diện tích ao nuôi từ 2000 – 5000m2 và ao sâu trên 2m, mực nước cách miệng ao 40 – 50cm, nguồn nước sạch và thay thường xuyên.

Tuần đầu tiên cho cá ăn bình thường và sau tuần đầu, cho cá ăn hạt đậu tằm ngâm qua nước 1 ngày 1 đêm, cho ăn 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều. Cho thức ăn vào lồng quây hoặc sàng nên cần lót bạt hoặc xi măng ở dưới đáy.

Cá chép giòn thu hoạch từ sau 5 – 6 tháng nuôi và nên cho cá nhịn ăn 1 ngày trước khi thu hoạch. Hiện nay giá cá chép giòn từ 150.000 – 2000.000đ/kg.

Cá tra

Cá tra hiện nay giúp thủy sản cả nước phát triển với tốc độ cao, diện tích ao nuôi cá khoảng 6.000ha chỉ bằng 1% diện tích nuôi tôm nhưng sản lượng cá tra hàng năm lên đến 1.300.000 tấn, đạt 1.8 tỷ USD xuất khẩu tới 136 nước.

Cá tra thương phẩm. Ảnh: agri.vn

Nuôi cá tra sau 5 - 10 tháng sẽ đạt được kích thước 0.7 – 1.5kg/con thích hợp cho cả nướt ngọt và nước lợ. Cá tra chăm sóc khá đơn giản, cho ăn 1 ngày 2 lần và điều chỉnh lượng thức ăn vừa đủ. Môi trường ao nuôi cần sạch sẽ, chắc chắn và nên dệt cá tạp, diệt khuẩn thường xuyên. 

Cá lóc

Cá lóc cũng có lợi nhuận cao và dễ nuôi, tuy nhiên có thể nuôi ở mật độ cao và nhanh thu hoạch khoảng 4 – 5 tháng với kích cỡ 500 – 800g/con, quản lý tốt sẽ có tỷ lệ sống cao và giảm được chi phí thức ăn.

Cá lócCá lóc dễ nuôi và có giá cao. Ảnh: cdn-eilfe.nitrocdn.com

Cá lóc được ưa chuộng bởi nó dễ thích nghi với nhiều địa hình, ít dịch bệnh và có thể nuôi ở nhiều mô hình như thâm canh trong ao đất, bể xi măng và vốn đầu tư thấp. Để đạt hiệu quả cao, cần chọn giống cá lóc đều kích cỡ, không dị tật, bóng mượt và không xây xát, thả giống mật độ 40 – 60 con/m2.

Đăng ngày 07/04/2023
Nhã Hương @nha-huong
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Tôm chết nổi trên mặt nước

Một trong những hiện tượng nghiêm trọng và ám ảnh nhất chính là tôm chết nổi trên mặt nước. Đây không chỉ là dấu hiệu cho thấy sức khỏe đàn tôm đang bị đe dọa nghiêm trọng, mà còn là lời cảnh báo về một chuỗi vấn đề tiềm ẩn trong quy trình quản lý ao nuôi. Qua bài viết này, tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn đã tích lũy được trong quá trình nuôi, nhằm giúp bà con hiểu rõ nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả hiện tượng tôm chết nổi.

Tôm chết
• 10:10 22/04/2025

Hệ thống cảnh báo sớm dịch bệnh trong nuôi tôm thông qua phân tích dữ liệu

Hệ thống cảnh báo sớm dịch bệnh trong nuôi tôm thông qua phân tích dữ liệu là một công nghệ tiên tiến giúp phát hiện và ngăn ngừa dịch bệnh trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong nuôi tôm thâm canh.

Máy đo môi trường
• 10:47 21/04/2025

Nếu vì một nguyên nhân nào đó sinh ra khí độc thì phải xử lý như thế nào?

Trong quá trình nuôi tôm, khí độc là một trong những yếu tố nguy hiểm âm thầm nhưng đầy sát thương.

Ao nuôi tôm
• 10:02 21/04/2025

Một số loài nấm dễ xuất hiện trong ao nuôi

Trong hành trình nuôi tôm, ai cũng quen với những “hung thần” như vi khuẩn Vibrio, khí độc NH₃, NO₂ hay tảo độc bùng phát. Nhưng ít ai chú ý đến một nhóm “sát thủ thầm lặng” khác – nấm thủy sinh.

Nấm ở ao nuôi
• 10:05 18/04/2025

Nhu cầu oxy cho tôm thẻ chân trắng và các vấn đề liên quan

Nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình thâm canh, thâm canh công nghệ cao, siêu thâm canh, do bà con thả nuôi mật độ cao, nên hàm lượng oxy hoà tan trong ao nuôi rất cần cho hoạt động sống, trao đổi chất, bắt mồi, tăng trưởng, khả năng đối phó dịch bệnh, thay đổi thời tiết, biến động thông số môi trường. Nhu cầu oxy của tôm thẻ chân trắng trong ao nuôi từ ≥ 6 mg/lít trở lên, trong quá trình nuôi, bà con đáp ứng đủ nhu cầu trên tôm phát triển tốt, tăng trưởng nhanh, ít bệnh, tỷ lệ sống cao. Ngược lại, oxy không đủ cung cấp theo nhu cầu, tôm còi cọc, chậm lớn, dễ nhiễm bệnh, tỷ lệ sống thấp.

Ao nuôi tôm
• 13:52 22/04/2025

Tôm chết nổi trên mặt nước

Một trong những hiện tượng nghiêm trọng và ám ảnh nhất chính là tôm chết nổi trên mặt nước. Đây không chỉ là dấu hiệu cho thấy sức khỏe đàn tôm đang bị đe dọa nghiêm trọng, mà còn là lời cảnh báo về một chuỗi vấn đề tiềm ẩn trong quy trình quản lý ao nuôi. Qua bài viết này, tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn đã tích lũy được trong quá trình nuôi, nhằm giúp bà con hiểu rõ nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả hiện tượng tôm chết nổi.

Tôm chết
• 13:52 22/04/2025

Lặn biển đêm bắt hải sâm gai: Nghề mưu sinh độc đáo của ngư dân Phú Quý

Lặn biển ban đêm để bắt hải sâm gai là một nghề truyền thống độc đáo của ngư dân đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận. Hoạt động này không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định mà còn góp phần bảo vệ hệ sinh thái biển.

Thợ lặn biển
• 13:52 22/04/2025

Gan tôm như thế nào gọi là xấu?

Gan tụy là cơ quan nội tạng quan trọng của tôm, đóng vai trò trong tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng và giải độc. Sức khỏe của gan tụy phản ánh trực tiếp tình trạng tổng thể của tôm nuôi. Gan tụy bị tổn thương không chỉ làm giảm tốc độ tăng trưởng mà còn khiến tôm dễ mắc các bệnh nguy hiểm như hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS).​

Tôm thẻ chân trắng
• 13:52 22/04/2025

Ốc sên tím Janthina janthina trôi dạt vào bờ biển gây xôn xao

Thời gian gần đây, cư dân mạng liên tục chia sẻ hình ảnh và video ghi lại một loài ốc sên biển có màu tím lạ mắt xuất hiện dọc theo các bờ biển.

Ốc tím
• 13:52 22/04/2025
Some text some message..