Ngành thủy sản Thái Lan liệu có phải nhận thẻ đỏ từ EU

Ngành chế biến thủy sản Thái Lan đã từng bị giám sát và bị đe dọa trừng phạt của Liên minh châu Âu trong 5 năm qua vì rất nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân lớn nhất là việc khai thác thủy sản bất hợp pháp và các vấn đề liên quan đến quyền lợi của người lao động.

hải sản

Vào tháng 4/2015, sau khi EU tuyên bố Thái Lan không có các biện pháp thích đáng để khắc phục vấn đề này, nên EU đã ban hành thẻ vàng đối với Thái Lan – đây là cảnh báo mạnh mà không cần bất kỳ một hình phạt nào kèm theo. Theo đó, EU dành cho Thái Lan 6 tháng để "có các biện pháp khắc phục cần thiết." Nếu Thái Lan không có hành động thích đáng thì EU sẽ ban hành thẻ đỏ, cấm Thái Lan - nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ ba thế giới,  không được  xuất khẩu thủy sản sang Liên minh châu Âu.

Thẻ vàng vẫn đang có hiệu lực từ một năm trước, đến ngày 21/4/2016, EU ra thông báo rằng họ vẫn "đang theo dõi sự tiến bộ" của Thái Lan, nhưng việc này có vẻ  khó khăn và vẫn còn nhiều trở ngại đối với Thái Lan trong việc chống lại các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp (IUU). Như vậy, EU có thể có những hành động tiếp theo. Cuộc họp với các quan chức Thái Lan vào tháng 5 là một cơ hội để thể hiện ý chí và cam kết của họ.

Theo hãng tin Bangkok Post, Thủ tướng Thái Lan Payut Chan-o-cha thừa nhận Chính phủ đã chậm trễ trong việc giải quyết tình trạng đánh bắt cá bất hợp pháp và đã thông báo việc này cho ông Wimol Jantrarotai - Cục trưởng Cục Thủy sản Thái Lan. Ngày 23/4/2016, EU cho rằng những nỗ lực của Thái Lan trong cải cách ngành thủy sản chỉ như một "chiến dịch tuyên truyền."

Cuối cùng, EU đã mất lòng tin về chính phủ Thái Lan trong việc thực thi pháp luật và việc thực hiện các kế hoạch quản lý nghề cá, nhằm chống lại việc khai thác bất hợp pháp (IUU).

EU đề cập đến cuộc họp “thiện chí" có thể trì hoãn để "Thái Lan có thêm thời gian thực hiện thỏa thuận trước đây". Đến ngày 24/5/2016 cuộc họp cuối cùng đã diễn ra và cũng không hề có một đề xuất mới nào được đưa ra, Phó Thủ tướng Thái Lan Prawit Wongsuwan thông báo bất ngờ rằng, Thái Lan đã được thêm 6 tháng để làm rõ hành động của mình.

Theo hãng tin AP, ngày 8/6/2016, EU đã gửi thư cho Phó Thủ tướng Thái Lan – Wongsuwan, cảnh báo  rằng Thái Lan phải có "hành động nhanh chóng và quyết liệt" nếu không sẽ phải đối mặt với việc nhận thẻ đỏ từ EU. Họ cho biết, cuộc đàm phán dự kiến ​​diễn ra vào tháng 7/2016 tại Bangkok "sẽ là một cơ hội quan trọng cho Thái Lan để trình bày các biện pháp mạnh mẽ" chống lại việc khai thác thủy sản bất hợp pháp và lạm dụng lao động bất hợp pháp ".

Điều này có thể gây ra nhiều phán đoán, đặc biệt là dự đoán về việc EU có thực sự sẽ ban hành thẻ đỏ đối với Thái Lan. Trong một cuộc họp ở Boston và Brussels (Bỉ) với các quan chức hàng đầu của Thái Lan và gần đây là với ông Gregory Morrow – giám đốc công ty luật của Squire Patton Boggs, trong đó có đại diện chính thức của Thái Lan đã cho rằng việc ban hành thẻ đỏ vẫn còn là một ẩn số.

Ông Morrow cho rằng việc EU ban hành thẻ vàng là một điều "không mong muốn" của Thái Lan. Chính phủ Thái Lan "đã có những bước tiến đáng kể trong việc giải quyết các vấn đề về IUU" bao gồm sửa đổi luật đánh cá, tăng số lượng tàu và tăng cường kiểm tra các nhà máy và huy động các ngành công nghiệp quan trọng tham gia tích cực hơn trong việc giải quyết tình trạng này.

Yếu tố văn hóa và chính trị của Thái Lan đang làm ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ giữa Thái Lan và EU, dẫn tới xung đột không cần thiết.

Cuối cùng, ông Morrow cho rằng việc ban hành thẻ đỏ cho Thái Lan là "sự bất hợp lý." Lệnh cấm hoàn toàn các sản phẩm thủy sản của Thái Lan xuất sang châu Âu sẽ làm thiệt hại cho cả hai bên. Việc này sẽ làm cô lập Thái Lan, cắt liên lạc trước hết là giữa EU và Thái Lan, sau đó sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh của Thái Lan đối với thế giới.

Lệnh cấm xuất khẩu thủy sản Thái Lan sang châu Âu sẽ làm ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á khác. Vì vậy, ngành thủy sản Thái Lan cần nỗ lực hợp tác với chính phủ nhiều hơn nữa để giải quyết vấn đề này..

Giải pháp luôn đơn giản nhưng việc thực hiện được mới là điều khó, Ông Morrow cho rằng, các nhà lãnh đạo cần tích cực hơn nữa trong việc hợp tác với chính phủ Thái Lan trong việc đạt được thỏa thuận. Ngành thủy sản cần tích cực hơn để tiến tới việc xóa bỏ thẻ vàng.

Ông Morrow cho rằng, việc  EU ban hành thẻ đỏ cho Thái Lan thực sự khó xảy ra, nhưng không ai có thể đoán trước được. Ông tin rằng EU sẽ hợp tác với chính phủ Thái Lan và các nhà lãnh đạo để tránh việc ban hành một thẻ đỏ. Nhưng nếu Thái Lan không  nhanh chóng cải cách, thì khó có thể tránh khỏi việc phải nhận một thẻ đỏ.

Vinanet, 14/06/2016
Đăng ngày 14/06/2016
Thủy Chung
Thế giới

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy sản, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng

Ngày 9/5/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 389/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tàu
• 02:38 20/05/2024

Tăng cường sức khỏe của cá tra thông qua β-glucan trong thức ăn

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc sử dụng β-glucan trong thức ăn có thể tăng cường khả năng kháng bệnh ở các loài nuôi có tầm quan trọng về mặt thương mại, chẳng hạn như cá chép (Cyprinus carpio), cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss), cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar), và cá tráp biển (Sparus aurata) và được sử dụng trong thức ăn thủy sản thương mại.

Cá tra
• 02:38 20/05/2024

Nâng cao năng lực mạng lưới các Khu bảo tồn biển, Vườn Quốc gia và Chi cục Thủy sản

Bình Thuận, từ ngày 15 - 17 tháng 5 năm 2024 – Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Hội Thuỷ sản Việt Nam, Cục Thủy sản và Cục Kiểm Ngư, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam), Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh Greenhub tổ chức “Họp tham vấn - Tập huấn tích hợp nâng cao năng lực cho Mạng lưới Khu bảo tồn biển (KBTB)/Vườn quốc gia (VQG) và Chi cục Thuỷ sản Việt Nam" tại Mũi Né, Bình Thuận. 

Ông Nguyễn Chu Hồi
• 02:38 20/05/2024

Giải pháp giúp tôm - lúa không bị sốc môi trường đầu mùa mưa

Đầu tháng 5/2024, vùng ĐBSCL xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt làm môi trường nước thay đổi đột ngột, tôm nuôi dễ bị sốc, phát sinh dịch bệnh, nhất là với tôm-lúa diện tích lớn. Cán bộ kỹ thuật nêu những giải pháp giúp tôm không bị sốc môi trường.

Mô hình tôm lúa
• 02:38 20/05/2024

Cắt tảo sợi cho ao nuôi đang có tôm

Quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Trong môi trường nuôi tôm nước ngọt, nước lợ thì tảo sợi chính là một trong những lo lắng đối với người nuôi. Để tìm ra một phương pháp diệt chúng nhưng vẫn phải an toàn khi ao đang có tôm, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé.

Tế bào tảo sợi
• 02:38 20/05/2024