Tuy nhiên, CQTQ Nhật Bản vẫn thực hiện việc kiểm tra dạng giám sát (monitor) và giữ nguyên mức MRL là 0,01ppm đối với các lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Việc giữ nguyên mức mặc định rất thấp chỉ có 0,01ppm của Ethoxyquin sẽ tiếp tục là trở ngại lớn đối với sản phẩm tôm của Việt Nam.
Nhật Bản luôn là thị trường lớn nhất cho tôm Việt Nam, với phân khúc rộng, cạnh tranh và bán được giá cao hơn các thị trường khác. Nhưng việc vướng Ethoxyquin chỉ riêng đối với tôm Việt Nam, đã làm giảm đi rõ rệt sức cạnh tranh của DN tại thị trường này. Cụ thể là mức tăng trưởng XK tôm sang Nhật đã giảm đáng kể từ khi bị áp kiểm Ethoxyquin từ tuần cuối tháng 5/2012: mức tăng trưởng giá trị so với cùng kỳ đang từ +52,5% (T5/2012), xuống còn +23,7% (T6) và rồi giảm -1,4% (T7/2012); trong đó tháng 7 giảm gần 6% so với tháng 6/2012 trước đó.
Để tiếp tục bảo vệ uy tín sản phẩm tôm và duy trì năng lực cạnh tranh của DN, DN thủy sản đang trông chờ Bộ NN & PTNT phối hợp với các Bộ liên quan tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế và kiến nghị với CQTQ Nhật Bản áp dụng mức MRL của Ethoxyquin đối với tôm là 1ppm tương tự như qui định của Nhật Bản đối với sản phẩm cá.