Nhật Bản sử dụng công nghệ AI trong nghề cá

Nhật Bản là một trong những quốc gia hàng đầu về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trên mọi lĩnh vực, trong đó công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) góp phần phát triển nghề cá một cách hiệu quả nhất.

cá thu Nhật Bản
Thu hoạch cá thu Nhật Bản. Ảnh: Kyodonews

Trong những năm 1990, cá nuôi chiếm khoảng 1/4 sản lượng thủy sản toàn cầu. Hiện nay, với nhu cầu tăng cao và các nguồn tài nguyên của đại dương đang dần cạn kiệt, nuôi trồng thủy sản đã vượt qua đánh bắt tự nhiên, sản xuất hơn 100 triệu tấn thủy sản trên toàn cầu mỗi năm.

Chính vì vậy, công nghệ AI ngày càng được sử dụng rộng rãi trong quản lý nuôi trồng thủy sản để phân tích điều kiện nước, thức ăn, môi trường, thời tiết, trạng thái vật nuôi và thời gian đánh bắt có chất lượng cao nhất... Và không nơi nào những công nghệ ngành đánh bắt cá mới nổi này được ứng dụng phổ biến và hiệu quả như ở Nhật Bản.

Theo một báo cáo, thị trường nuôi trồng thủy sản của Nhật Bản sẽ đạt 20,3 tỷ yên vào năm 2021, tăng 53% so với năm 2016. Trong đó nghề cá với công nghệ AI để phát triển quy mô lớn, cải thiện sản lượng trong đánh bắt truyền thống chiếm 1,3 tỷ yên.

Cạnh đó, ngành công nghiệp cá của Nhật Bản bắt đầu sử dụng AI để phân tích, chọn cá chất lượng cao tại các chợ và tìm kiếm các ngư trường tốt, những khu vực mà trước đây họ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và trực giác.

Khi đánh giá chất lượng cá, người mua thường nhìn vào độ tươi và săn chắc của thịt, lượng mỡ. Tuy nhiên, một nhân viên ở chợ cá cho biết: "Bạn cần hơn 10 năm kinh nghiệm để có được con mắt của chuyên gia. Nhưng giờ đây mọi chuyện dễ dàng hơn với công nghệ AI".

Ví như tập đoàn quảng cáo Dentsu nổi tiếng tại Nhật Bản và công ty khác cùng nhau phát triển, đưa vào sử dụng thực tế một ứng dụng trên điện thoại thông minh cho phép người dùng dễ dàng chọn ra những con cá ngừ vây xanh chất lượng (món ăn rất được ưa chuộng tại Nhật Bản). Khi người dùng cầm điện thoại có ứng dụng này quét lên con cá, ứng dụng sẽ đưa ra điểm số đánh giá chất lượng để người dùng tham khảo.


Những người đi thu mua cá ở Nhật Bản sử dụng công nghệ AI để kiểm định chất lượng. Ảnh: Bloomberg

Trong khi đó, Trung tâm Dịch vụ thông tin nghề cá Nhật Bản đã thành công trong việc tạo ra một hệ thống gửi cho ngư dân các biểu đồ biển hiển thị các vị trí được lựa chọn bởi AI về khu vực có thể đánh bắt cá thu đao (loài cà vốn góp phần làm nên ẩm thực Nhật Bản).

Chức năng mới này đã được thêm vào dịch vụ trực tuyến của trung tâm để thông tin về nhiệt độ nước, các dữ liệu khác thu thập trong 15 năm qua và thông tin về sản lượng cá thu hoạch được từ các ngư dân.

Một quan chức của trung tâm này cho biết, những người đánh bắt cá thu đao chủ yếu dựa vào dữ liệu về nhiệt độ nước và kinh nghiệm của họ nhờ vào máy dò cá nhưng chỉ bao gồm các khu vực xung quanh thuyền của họ. Trong khi đó, biểu đồ hiển thị các vị trí, ngư trường do AI chọn rất hữu ích vì chúng bao phủ rộng hơn. 

Theo các chuyên gia, ứng dụng AI vào lĩnh vực nuôi trồng, đặc biệt khai thác thủy hải sản được xem là xu thế phát triển ngành công nghiệp này một cách bền vững, tránh khai thác kiểu tận diệt, nâng cao chất lượng của sản phẩm, cải thiện thu nhập...

Báo Quảng Nam
Đăng ngày 27/10/2020
Quốc Hưng
Thế giới

Hình ảnh lay động thế giới: Cá voi mẹ lặp lại hành trình đau khổ cùng cá voi con đã mất

Vào đầu năm 2025, cộng đồng quốc tế lại một lần nữa xúc động trước hình ảnh cá voi mẹ Tahlequah – thành viên của loài cá voi sát thủ Southern Resident, cõng xác đứa con mới sinh đã chế.t đi khắp đại dương. Đây là lần thứ hai Tahlequah thực hiện hành động đầy đau buồn này, sau sự kiện nổi tiếng vào năm 2018.

Cá voi
• 09:45 06/01/2025

Tại sao Ấn Độ - Quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ 2 lại chú trọng quản lý điện trong ao tôm?

Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ hai trên thế giới, chiếm tỷ trọng đáng kể trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Ao nuôi tôm
• 12:00 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 10:01 27/12/2024

Xuất khẩu tôm: Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường thế giới

Ngành tôm xuất khẩu của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế thủy sản, với kim ngạch đạt hàng tỷ USD mỗi năm.

Tôm xuất khẩu
• 09:40 26/12/2024

Nuôi tôm hiệu quả với thức ăn tiên phong Advance Pro - Độ đạm tối ưu 36%

Trong những năm qua, nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh được xem là mô hình lý tưởng mang lại thu nhập ổn định cho các hộ nuôi.

Grobest
• 07:59 09/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 07:59 09/01/2025

Các cơ sở chế biến thủy sản đang tăng khối lượng để phục vụ dịp tết

Dịp Tết Nguyên Đán không chỉ là thời gian để người dân sum vầy, mà còn là giai đoạn cao điểm cho ngành chế biến thủy sản. Nhu cầu về thực phẩm tăng vọt trong dịp này đã khiến các cơ sở chế biến đẩy mạnh sản xuất để cung ứng hàng hóa ra thị trường.

Cơ sở chế biến thủy sản
• 07:59 09/01/2025

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 900 tàu cá trong năm 2024

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 4511/QĐ-UBND ngày 28/12/2024 phê duyệt danh sách tàu cá được hỗ trợ chi phí nhiên liệu chuyến biển theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.

Ngư dân
• 07:59 09/01/2025

Biện pháp an toàn sinh học trong nuôi tôm

Nuôi tôm an toàn sinh học là giải pháp đã và đang được nhiều địa phương trên cả nước áp dụng, đem lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát mầm bệnh. Đây là hướng đi hiệu quả và bền vững mà ngành tôm đang hướng tới trong tương lai.

Người dân
• 07:59 09/01/2025
Some text some message..