Ninh Thuận: Ước lượng cung cấp 30 tỷ con giống tôm/năm

Đến nay, cả tỉnh đã có 450 cơ sở sản xuất tôm giống đang hoạt động, ước lượng công suất đạt được là hơn 30 tỷ con giống/năm.

Ninh Thuận: Ước lượng cung cấp 30 tỷ con giống tôm/năm
Một trại nuôi tôm giống theo công nghệ cao (Ảnh: TTXVN)

Chuyển biến tích cực

Trong giai đoạn đầu năm 2018, cùng với sự phát triển về khoa học kỹ thuật, cơ sở vật chất, hạ tầng cũng như có nhiều hơn sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, có thể nói tiềm năng để phát triển ngành sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận trong thời gian tới là rất lớn. Đến nay, cả tỉnh đã có 450 cơ sở sản xuất tôm giống đang hoạt động, ước lượng công suất đạt được là hơn 30 tỷ con giống/năm.

Theo số liệu thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, từ đầu năm đến nay, Chi cục đã cấp kiểm dịch cho 9.213 (tăng 31,1% so với cùng kỳ 2017) lô hàng tôm giống đạt chất lượng vận chuyển ra khỏi tỉnh tiêu thụ, tương ứng với 5,2 tỷ con giống ( tăng 21,4% so với cùng kỳ 2017) cung ứng ra thị trường; trong đó, tôm thẻ chân trắng giống đạt 3,8 tỷ con; tôm sú giống đạt 1,4 triệu con .Theo đánh giá, diện tích nuôi tôm trên cả nước sẽ tiếp tục tăng trên diện rộng, hứa hẹn ngành sản xuất tôm giống ở Ninh Thuận sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa trong thời gian tới, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Vẫn còn đó nhiều trở ngại

Số lượng tôm bố mẹ cần để sản xuất giống còn phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhập khẩu, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 70 cơ sở có tôm bố mẹ thẻ chân trắng đều nhập khẩu từ nước ngoài như USA, Singapore, Thái Lan…, thời hạn sử dụng cho sinh sản theo quy định 4 tháng là khá ngắn, gây lãng phí và thiếu hụt nguồn tôm bố mẹ khi chưa tận dụng hết sức sinh sản đàn tôm (trừ thời gian nuôi vỗ, thời gian thực tế cho sinh sản còn lại chỉ khoảng 2,5-3 tháng), chưa kể tôm bố mẹ nhập về chỉ đánh giá chất lượng dựa vào kiểm tra hồ sơ xuất xứ, kiểm tra một số bệnh nguy hiểm thường gặp chứ chưa đánh giá về sức sinh sản hay tốc độ sinh trưởng, còn với tôm sú bố mẹ chủ yếu là khai thác từ tự nhiên. Cả 2 điều này đều làm cho việc sản xuất con giống của tỉnh thiếu tính chủ động để cung cấp ra thị trường.

Thời tiết diễn biến bất thường, môi trường nuôi biến đổi, nguồn nước để sản xuất giống không ổn định… điều này đã tác động không nhỏ đến năng suất, chất lượng và dịch bệnh trên tôm giống tại các cơ sở sản xuất.

Thị trường tôm giống liên tục biến động, giá cá không ổn định, nhiều cơ sở thua lỗ vì giá thấp, không giải quyết được đầu ra, tình trạng liên kết kinh doanh ngày càng nhiều cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều tổ chức, cá nhân thu gom tôm giống đóng gói bao bì, nhãn mác không rõ nguồn gốc, xuất xứ cung ứng ra thị trường.

Trước hiện trạng trên, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận đã ban hành các văn bản triển khai nhằm tăng cường công tác kiểm tra, tuyên truyền đến các cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn như văn bản số 574/CCCNTY-QLDB về việc tăng cường công tác kiểm dịch giống thủy sản, Quyết định số 77/QĐ/CCCNTY về việc Thành lập Tổ tư vấn chuyên môn hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện Kế hoạch giám sát để chứng nhận cơ sở sản xuất giống thủy sản an toàn dịch bệnh đối với dịch bệnh thủy sản… song với đó là thành lập các Đoàn thanh kiểm tra tại các cơ sở sản xuất trên địa bàn và nhiều lần phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra và xử lý các trường hợp vận chuyển tôm giống lưu thông trên địa bàn mà không có giấy chứng nhận kiểm dịch hay sai nhãn hiệu, bao bì…

Tăng cường giám sát và thu 1.600 mẫu tôm giống để xét nghiệm kiểm tra các bệnh nguy hiểm, kịp thời phát hiện tôm giống bị nhiễm bệnh và xử lý, không để dịch bệnh lây lan, bảo đảm nguồn tôm giống chất lượng đến người nuôi. Đối với các trường hợp mẫu xét nghiệm dương tính, Chi cục tiến hành hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh kịp thời và tiến hành xử lý theo quy định, không để dịch bệnh lây lan; đồng thời, tăng cường lấy mẫu xét nghiệm các bệnh nguy hiểm đối với tôm bố mẹ trước khi cho sinh sản, đảm bảo chất lượng con giống ngay từ khâu đầu vào.

Chi cục còn tăng cường công tác vận động, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về chất lượng con giống; tổ chức các đợt tập huấn hướng dẫn cho người dân hiểu biết về các quy định của nhà nước, cách phòng chống dịch bệnh, xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh nhằm phát triển sản xuất bền vững, ổn định, đảm bảo uy tín và chất lượng con giống cho người nuôi tôm trong năm 2018.

Ninhthuan.gov
Đăng ngày 22/03/2018
Tân Hoan
Nuôi trồng

Nguyên nhân nguồn nước bị đục trong nuôi tôm thẻ

Có nhiều nguyên nhân làm nguồn nước nuôi tôm bị đục được biết đến như sự xói mòn do dòng chảy gây ra từ bờ các dòng sông, suối, ao, hồ, dẫn vào khu nuôi.

Nước ao nuôi
• 11:55 01/12/2023

Nên làm hố xi phông bằng xi măng hay composite?

Xây dựng và thiết kế hố xi phông cho ao nuôi, đặc biệt là các ao nuôi tôm công nghệ cao đã dần trở thành vấn đề đáng quan tâm của bà con nuôi tôm.

Ao tôm
• 10:01 01/12/2023

Biện pháp nâng cao chất lượng tôm thẻ thương phẩm

Chất lượng tôm thẻ chân trắng thương phẩm, liên quan giá trị hàng hoá, khi xuất bán, bao gồm các yếu tố liên quan như vùng nuôi, môi trường nuôi, nguồn gốc con giống, quy trình, kỹ thuật nuôi áp dụng, tiêu chuẩn áp dụng, tác động hoạt động nuôi tôm đến môi trường xung quanh, dịch bệnh và các vấn đề liên quan.

Tôm thẻ thương phẩm
• 15:24 30/11/2023

Có nên trộn thức ăn tôm bằng máy?

Lĩnh vực chăn nuôi ngày càng phát triển với các sản phẩm đột phá hỗ trợ người nuôi dễ dàng hơn trong việc quản lý trang trại. Trong đó phải kể đến máy trộn thức ăn chăn nuôi – Một trong những công cụ giúp tiết kiệm chi phí cũng như thời gian canh tác một cách đáng kể nhất.

Trộn thức tôm
• 12:30 29/11/2023

Tép Bạc chính thức ra mắt chuỗi Farmext LAB

Tép Bạc chính thức ra mắt chuỗi Farmext LAB – Xét nghiệm tầm soát bệnh tôm.

Farmext LAB
• 08:57 02/12/2023

Thế nào là phòng xét nghiệm thủy sản (phòng Lab)?

Tình hình dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản ngày càng khó kiểm soát, các mầm bệnh cần được thực hiện các xét nghiệm cơ bản thì mới có thể phát hiện ra. Vì vậy, để tránh các rủi ro không đáng có, các phòng xét nghiệm (hay phòng Lab) dần được xuất hiện phổ biến tại các khu vực nuôi.

Phòng Lab
• 08:57 02/12/2023

GROFARM PRO: Mô hình nuôi tôm công nghệ cao, bền vững mang năng suất vượt trội với chi phí sản xuất thấp

Nuôi tôm công nghệ cao, hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường đang là định hướng được ưu tiên hàng đầu của ngành tôm. Bắt kịp xu hướng phát triển ấy, mô hình GROFARM PRO từ Grobest ra đời góp phần mang đến giải pháp nuôi trồng toàn diện, đạt năng suất cao mà vẫn đảm bảo tính bền vững.

Tôm thẻ
• 08:57 02/12/2023

Nguyên nhân nguồn nước bị đục trong nuôi tôm thẻ

Có nhiều nguyên nhân làm nguồn nước nuôi tôm bị đục được biết đến như sự xói mòn do dòng chảy gây ra từ bờ các dòng sông, suối, ao, hồ, dẫn vào khu nuôi.

Nước ao nuôi
• 08:57 02/12/2023

Proquatic™ Plus 10™ - Vi sinh kiểm soát vi khuẩn Vibrio trong nuôi trồng thủy sản

Vibrio là tác nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất và lợi nhuận trong ngành nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh nhu cầu sản xuất ngày càng tăng, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp hơn: nhiều chủng vi khuẩn có tính kháng, mang độc tính cao, nhiều bệnh chưa xác định được nguyên nhân là thách thức lớn của nhiều trang trại, người nuôi.

Proquatic
• 08:57 02/12/2023