Nỗ lực thoát 'thẻ vàng' của EC

Với những hành vi đánh bắt thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), cá nhân vi phạm có thể bị phạt đến 1 tỉ đồng, với tổ chức là 2 tỉ đồng

Nỗ lực thoát 'thẻ vàng' của EC
Tăng mức phạt có giúp thủy sản Việt Nam thoát khỏi thẻ vàng?

Cuối tháng 10 vừa qua, Ủy ban châu Âu (EC) đã rút "thẻ vàng" đối với hải sản Việt Nam với lý do hành động không kiên quyết để chống IUU. Sau 6 tháng bị cảnh báo, nếu không giải quyết các yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU) đưa ra, Việt Nam có thể đối mặt một trong 3 kịch bản, trong đó xấu nhất là bị "thẻ đỏ". Khi đó, lệnh cấm xuất khẩu hải sản khai thác từ Việt Nam vào EU sẽ được áp dụng.

Tăng mức phạt 10 lần

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Vũ Văn Tám cho biết Luật Thủy sản sửa đổi vừa được Quốc hội khóa 14 thông qua ngày 21-11-2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2019. Luật Thủy sản sửa đổi cũng đã luật hóa các nội dung liên quan đến IUU, các khuyến nghị của EC, được quy định rải rác trong các điều và các chương của luật, như: quy định số lượng và phân bổ hạn ngạch giấy phép khai thác của tàu theo nghề trên các vùng biển và phân cấp cho địa phương để cấp phép cho từng tàu cá.

Luật cũng quy định các hành vi khai thác IUU và chế tài nghiêm khắc với chủ tàu, thuyền trưởng vi phạm; thu hồi giấy phép đối với cá nhân, tổ chức khai thác trái phép ở vùng biển ngoài Việt Nam; quy định chặt chẽ về điều kiện không cấp lại giấy phép cho tổ chức, cá nhân có tàu cá nằm trong danh sách tàu cá khai thác IUU…

Các hành vi khai thác IUU có mức xử phạt hành chính cao nhất áp dụng đối với cá nhân lên đến 1 tỉ đồng và tổ chức là 2 tỉ đồng. Mức phạt này tăng gấp 10 lần so với mức hiện hành. "Đây là mức xử phạt cao nhất trong luật xử lý vi phạm hành chính để EC và các nước thấy chúng ta đã quyết tâm xử phạt một cách nghiêm minh. Bởi trước đó, EU cho rằng chúng ta chưa có tiến bộ trong xây dựng dự thảo Luật Thủy sản sửa đổi, chưa chịu tiếp thu khi không đưa chi tiết mức xử phạt vào luật" - Thứ trưởng Tám nói. Sau khi Chính phủ ban hành nghị định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực thủy sản, sẽ có quy định mức phạt cụ thể đối với các hành vi vi phạm.

Trong thời gian bị "thẻ vàng" nhưng Luật Thủy sản sửa đổi phải đến ngày 1-1-2019 mới có hiệu lực, chúng ta phải làm gì để tránh bị "thẻ đỏ"? Thứ trưởng Vũ Văn Tám bày tỏ "Đây là sự việc đáng tiếc mà chúng ta buộc phải chấp nhận khi EC không đồng tình với những lý giải mà chúng ta đã đưa ra".

Phải thoát "thẻ vàng"

Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho biết ngay sau khi EU rút "thẻ vàng", Bộ NN-PTNT đã chủ trì họp báo công khai sự việc này và đưa ra một số giải pháp. "Bộ đã có báo cáo chính thức với Thủ tướng Chính phủ và dự thảo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, để quyết liệt hành động từ trong vòng 6 tháng đến 1 năm phải thoát ra khỏi "thẻ vàng", trong khi các nước khác mất 1-2 năm" - ông Tám nói.

Bộ NN-PTNT cũng vừa ban hành một kế hoạch hành động cấp bộ và đã trình Chính phủ một kế hoạch hành động quốc gia về IUU đến năm 2025. "Rất mừng là đã có sự vào cuộc của địa phương. Đặc biệt là Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có chương trình cam kết tự nguyện của các doanh nghiệp xuất khẩu hải sản sang EU, không mua và tiêu thụ hàng đánh bắt bất hợp pháp" - ông Tám cho biết.

Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, ông Vũ Văn Tám cho hay sẽ lập một tổ công tác, có thể liên bộ hoặc chỉ trong phạm vi Bộ NN-PTNT, để có những biện pháp cấp bách thoát khỏi "thẻ vàng" của EC mà chúng ta đang gặp phải.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám thông tin mới đây, ngày 20-11, làm việc với đại sứ, Trưởng đại diện EU tại Việt Nam, Bộ NN-PTNT đã một lần nữa trình bày lại quyết tâm của Chính phủ, Bộ NN-PTNT, các địa phương, hiệp hội, DN để thoát khỏi "thẻ vàng" mà EC đang áp dụng. Tại buổi làm việc này, Bộ NN-PTNT đã thông báo rõ là từ khi có Công điện 732/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hồi tháng 5-2017, đến nay, tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam khai thác bất hợp pháp tại vùng biển các nước đã giảm hẳn. "Riêng Quảng Ngãi - địa phương trước đó để xảy ra nhiều vụ vi phạm nhất, từ tháng 7 tới nay không ghi nhận thêm trường hợp tàu cá vi phạm vùng biển của các nước, các quốc đảo" - ông Tám khẳng định.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, Đại sứ, Trưởng đại diện EU tại Việt Nam cũng ghi nhận và khuyến nghị một số hành động. "Thật ra, họ chưa thực sự tin những việc mà chúng ta đang làm như: sửa luật, nâng khung hình phạt xử lý vi phạm hành chính. Điều mà EU quan tâm là hành động, kết quả của những hành động thực tiễn" - ông nhận xét. Theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, Việt Nam sẽ phải tiếp tục triển khai những việc nêu trên để chứng minh cho EU thấy quyết tâm, nỗ lực của mình.

Phải đánh bắt có trách nhiệm

Theo ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, để khắc phục "thẻ vàng" của EC, cần sự tăng cường kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước; đồng thời cần sự tự giác của ngư dân trong việc thực hiện đánh bắt có trách nhiệm. Cần thực hiện đầy đủ các quy định IUU nhằm chống đánh bắt bất hợp pháp và có xác nhận, chứng nhận, sổ ghi chép, theo dõi; bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; đồng thời gắn với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Do đó, yêu cầu đặt ra là cần cả hệ thống tham gia khắc phục "thẻ vàng" từ EU chứ không riêng gì ngư dân.

 

Báo Pháp Luật
Đăng ngày 27/11/2017
Văn Duẩn
Đánh bắt

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 15:01 28/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 15:01 28/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 15:01 28/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 15:01 28/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 15:01 28/04/2024