Nông dân nuôi cá tra: miếng xương nhận lại

Nếu chia con cá tra làm ba phần trong chuỗi giá trị, phần xương xẩu, khó nuốt nhất thuộc về người nuôi. Ngành công nghiệp xuất khẩu mới này của Việt Nam sau nhiều năm vẫn không chủ động được cả đầu vào lẫn đầu ra.

thu hoạch cá tra

Các doanh nghiệp tranh nhau hạ giá bán, người chịu thiệt nhất vẫn là nông dân. Ảnh: Đức Vịnh

Điều kỳ lạ là VN đang nắm giữ trên 90% thị phần cá tra toàn cầu, xét về mặt kinh tế học, là nắm giữ độc quyền cung ứng sản phẩm đặc hữu này cho cả thế giới tiêu dùng cá tra. Nhưng tại sao “nhà độc quyền” lại không có quyền quyết định giá bán, thị trường, nguồn cung và làm chủ thị phần?

Câu trả lời chính là hệ lụy do phát triển nóng ngành cá tra, thiếu quy hoạch, mạnh ai nấy làm từ nhiều năm trước. Nay trong cơn khát vốn, nhiều doanh nghiệp (DN) xuất khẩu làm ăn chụp giật, tự làm khó mình và làm khó lẫn nhau khi liên tục chào bán cá tra với giá thấp để có tiền xoay vòng. Chính điều này đã tạo cho nhà nhập khẩu quyền xác lập “giá trần”. Và giá trần thì liên tục hạ.

Ba khúc cá tra

Nhìn theo chuỗi giá trị, PGS.TS Nguyễn Văn Sánh, giám đốc Viện Nghiên cứu - phát triển ĐBSCL, cho rằng con cá tra VN đang bị chặt ra làm ba khúc. “Khúc đầu cho nhà phân phối nước ngoài và lên bàn ăn, khoảng 15-17 USD/kg. Khúc giữa cho các DN chế biến, xuất khẩu philê, khoảng 3,2-3,4 USD/kg. Người nuôi chỉ được khúc đuôi từ 1,2-1,4 USD/kg. Đây là “phần ăn” lắm xương vì luôn đi kèm nguy cơ chịu rủi ro mất trắng, dịch bệnh, ô nhiễm nguồn nước, môi trường”.

Mà đó là khi bài toán “tích phân” này được giải trong điều kiện bình thường. Khi tình hình biến động bất lợi, phần thua thiệt nhiều hơn cũng thường rơi vào nông dân. Chưa kể, hiện nay 70% chi phí giá thành so với giá bán cá tra là giá thức ăn cho cá. Mà 80-90% DN nước ngoài đang nắm giữ quyền cung cấp thức ăn và thuốc thú y thủy sản, quyết định giá nguyên liệu. Như vậy, sản xuất cá tra, từ đầu vào đến đầu ra sản phẩm, người nông dân đều không có quyền quyết định đối với sản phẩm của mình làm ra, sản xuất bấp bênh theo những toan tính của lợi ích bên ngoài.

Những “luật chơi” còn thiếu

Theo TS Sánh, liên kết vùng, thương hiệu hóa và luật hóa “luật chơi” trong “sân chơi cá tra” để các DN ứng xử và liên kết lại, đủ sức cạnh tranh với bên ngoài vẫn là lời giải duy nhất cho toàn bộ cuộc “khủng hoảng cá tra” hiện nay. Trong đó, rất cần sớm có lộ trình cải tổ ngành sản xuất cá tra theo hướng “liên kết chuỗi giá trị ngành hàng”; phát huy vai trò của hiệp hội ngành hàng này trong câu chuyện cá tra VN, tiến tới thành lập sàn giao dịch cá tra hoạt động thực chất và hiệu quả.

Đến cuối năm 2011, sản xuất cá tra đạt hơn 600.000 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1,8 tỉ USD. So với chỉ tiêu đến năm 2015 của “Đề án cá tra” (đến năm 2015, sản lượng cá nguyên liệu đạt 1,8 triệu tấn, sản phẩm xuất khẩu đạt 750.000 tấn, tiêu thụ nội địa 150.000 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 2,2 tỉ USD...) thì “đế ngư nước ngọt” này đang bơi về đích. Nhưng trong kim ngạch 1,8 tỉ USD xuất khẩu được, thì người nuôi nhận được bao nhiêu phần trăm? Con cá tra bị “chặt làm nhiều khúc” là điều bình thường trong cơ chế thị trường, vấn đề là đừng để người nuôi cứ phải nhận mãi phần xương xẩu.

Đã có rất nhiều bài học thành công lẫn thất bại của xứ người được tham khảo, học tập, nhiều ý kiến thậm chí đề xuất quy định việc sản xuất, kinh doanh thủy sản là hoạt động có điều kiện, quy hoạch lại vùng nuôi, tổ chức lại sản xuất... Cả những ý kiến cho rằng cần luật hóa những quy định như giá sàn xuất khẩu, cơ chế đàm phán giá, mức phí xuất khẩu, sử dụng quỹ phát triển xuất khẩu, tăng cường hoạt động thực chất của hiệp hội ngành nghề.

Gần đây, giới quan sát chú ý việc Sở Giao dịch hàng hóa Singapore chọn TP.HCM làm điểm tiêu chuẩn giao hàng cho hợp đồng giao dịch hạt tiêu, như một minh chứng cho vị thế đang lên của VN như trung tâm giao dịch hàng hóa uy tín. Với tiêu, điều, cà phê, sắp tới sẽ là cao su... chúng ta đã làm được. Một trung tâm giao dịch thủy sản của VN tại châu Âu vừa được mở ở Brussels (Bỉ).

Những hoạt động hiệu quả thực chất, theo phương thức kinh doanh hiện đại kiểu như sàn giao dịch hàng hóa, tất nhiên không phải ngày một ngày hai có được. Đó là một quá trình chuyển đổi tận gốc rễ theo chuỗi giá trị, từ “truy xuất” nguồn gốc cá tra đến “sàn giao dịch hàng hóa”. Đường đi phía trước để đưa cá tra VN trở lại bầy đàn mạnh mẽ hơn trong cuộc đua mới, nếu không khởi động ngay chắc chắn sẽ chậm chân.

Tuổi Trẻ Online 22/05/2012
Đăng ngày 22/05/2012
Trần hữu hiệp
Kinh tế

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 18:47 24/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 18:47 24/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 18:47 24/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 18:47 24/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 18:47 24/04/2024