Nuôi tôm thâm canh 3 giai đoạn, thắng ngay vụ đầu

Tiên phong chuyển từ nuôi tôm theo cách truyền thống sang nuôi thâm canh 3 giai đoạn, anh Nguyễn Trung Trọng (xã Nam Phúc Thăng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã thắng ngay vụ đầu.

Ao tôm
Nuôi tôm 3 giai đoạn đã giúp anh Trọng đảm bảo an toàn, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất. Ảnh minh họa: Tép Bạc

Anh Nguyễn Trung Trọng ở thôn Phúc Trung, xã Nam Phúc Thăng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh là người tiên phong áp dụng quy trình nuôi tôm thâm canh 3 giai đoạn tuần hoàn ứng dụng công nghệ vi sinh hiện đại. Sau 3 tháng nuôi, mô hình đã thành công, thu lãi hơn 1 tỷ đồng trên 2ha mặt nước.

Trước đây, anh Trọng nuôi tôm theo hình thức truyền thống nhưng hiệu quả mang lại không cao do điều kiện thời thiết không thuận lợi, dịch bệnh nhiều, môi trường nước dễ bị ô nhiễm nên đã ảnh hưởng đến chất lượng cũng như sản lượng của tôm. Với trăn trở nâng cao giá trị sản xuất từ nuôi tôm, anh đã nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và tiến hành nuôi tôm thẻ chân trắng với tổng diện tích hơn 2ha bằng hình thức thâm canh 3 giai đoạn tuần hoàn ứng dụng công nghệ vi sinh.

Sau khi tham khảo nhiều mô hình nuôi tôm thâm canh ở trong và ngoài tỉnh, anh Trọng đã quyết định đầu tư lớn, nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức thâm canh 3 giai đoạn (gồm 1 giai đoạn ương và 2 giai đoạn nuôi) với mục đích cải tiến quy trình kỹ thuật nuôi giúp việc nuôi tôm dễ dàng hơn, từ đó góp phần tăng năng suất, chất lượng của tôm, đồng thời hạn chế dịch bệnh, tiết kiệm chi phí nuôi.

Anh Trọng cho biết: “Tôm thẻ chân trắng là loài thủy sản nuôi khó, đòi hỏi khắt khe về kỹ thuật. Nhờ áp dụng mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn, chúng tôi dễ dàng quản lý môi trường nước và thức ăn cũng như theo dõi chặt quá trình phát triển của tôm. Mặt khác, việc chuyển giai đoạn nuôi giúp tôm được tiếp cận môi trường nước sạch hơn, hạn chế ô nhiễm dưới tầng đáy, tôm đạt đầu con và kích cỡ tăng nhanh. Tỷ lệ sống của tôm đạt từ 80 - 95%”.

Hệ thống ao nuôi của anh Trọng được thiết kế gồm ao lắng, ao ương và 4 ao nuôi. Các ao ương, ao nuôi được thiết kế hình tròn, được lót bạt HDPE xung quanh. Mô hình còn có hệ thống chứa và xử lý nước, chất thải. Nguồn nước để nuôi tôm được bơm vào ao lắng, sau đó chuyển qua ao xử lý để diệt khuẩn, loại bỏ mầm bệnh, đảm bảo các yêu cầu về chỉ số kỹ thuật trước khi thả tôm.

Ao nuôi Hệ thống các ao nuôi được thiết kế hình tròn lót bạt HDPE xung quanh. Ảnh minh họa: Tép Bạc

Thời gian đầu thực hiện mô hình nuôi tôm thâm canh 3 giai đoạn, anh Trọng thả hơn 60 vạn con giống vào ao ương, giai đoạn thả tôm vào ao ương kéo dài trong 25 ngày, sau khi tôm đạt kích cỡ khoảng 600 - 700 con/kg sẽ được nuôi sang giai đoạn 2 trong 25 ngày. Khi tôm có kích cỡ 150 - 170 con/kg sẽ chuyển qua giai đoạn 3. Lúc này, việc san tôm sẽ được thực hiện bằng việc kéo lưới. Tại ao nuôi giai đoạn 3, tôm được nuôi với mật độ thưa từ 70 - 85 con/m2. Trong thời điểm này, tôm phát triển nhanh, thời gian nuôi 30 ngày, khi thu hoạch đạt 40 - 50 con/kg.

“Ưu điểm nổi bật của quy trình nuôi tôm thâm canh 3 giai đoạn là đảm bảo sản phẩm đầu ra an toàn vệ sinh thực phẩm do không sử dụng kháng sinh, hóa chất nên môi trường nuôi an toàn, ổn định; khống chế và trị bệnh hoàn toàn bằng vi sinh, chế phẩm sinh học; giảm được rủi ro, tăng năng suất, chất lượng. Từ đó giúp người nuôi tôm luôn có lợi nhuận cao”, anh Trọng cho biết thêm.

Tôm thẻTôm nuôi tại mô hình của anh Trọng sinh trưởng phát triển rất tốt, không bị dịch bệnh. Ảnh minh họa: Tép Bạc

Nhờ đầu tư bài bản và áp dụng nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật, năm 2022, anh Trọng đã thành công sau lứa nuôi đầu tiên. Sản lượng đạt gần 20 tấn, với giá bán ổn định 150 - 180 nghìn đồng/kg, anh thu về gần 3 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí lãi gần 1 tỷ đồng.

“Hiện tại, tôi đang tiến hành nuôi lứa thứ 2 và dự kiến khoảng gần 1 tháng nữa sẽ cho thu hoạch, với sản lượng ước đạt trên 25 tấn. Thành công bước đầu này sẽ giúp tôi có thêm vốn để mở rộng quy mô nuôi trong thời gian tới”, anh Trọng thông tin.

Nông Nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 08/06/2023
Ánh Nguyệt
Nuôi trồng

Giải thích các khái niệm cơ bản trong nuôi tôm

Với việc nuôi tôm chủ yếu là từ kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm nuôi hay được bạn bè nuôi tôm chia sẻ thì có thể có những khái niệm đã được bà con nông dân truyền miệng nhau sử dụng nhưng có thể đã hiểu sai hoặc chưa hiểu rõ về nó.

Tôm giống
• 11:33 29/09/2023

Vai trò của PCR trong kiểm tra an toàn sinh học thức ăn thủy sản

Hiện nay, tồn tại nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến việc sử dụng PCR làm tiêu chuẩn vàng để phát hiện mầm bệnh khi áp dụng vào tình trạng an toàn sinh học của thức ăn thủy sản có công thức.

Thức ăn tôm
• 10:10 27/09/2023

Xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản

Ngoài việc tập trung nguồn lực với các đối tượng nuôi chủ lực thì hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản cũng phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm khai thác tốt diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với điều kiện địa phương.

Tôm thẻ
• 10:00 25/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 11:03 22/09/2023

Bình Định đẩy mạnh tuyên truyền IUU bằng nhiều hình thức

Sáng ngày 25/9/2023, hơn 20 cán bộ, công chức các ban, ngành đoàn thể xã Cát Khánh, huyện Phù Cát ra quân tuyên truyền lưu động trên các tuyến đường trong xã và cảng cá Đề Gi về phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Ngư dân
• 18:42 01/10/2023

Triển vọng cho thị trường tôm Việt Nam tại Australia năm 2023

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính chung 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Úc đạt 197,67 triệu USD, giảm 20,16% so với cùng kỳ năm 2022.

Chế biến tôm
• 18:42 01/10/2023

Top 5 loài cá đắt nhất thế giới khiến bạn phải trầm trồ

Cũng giống với thế giới trên cạn, môi trường dưới nước cũng luôn chứa đựng nhiều loài sinh vật cả phong phú lẫn quý hiếm. Dưới đây, Tép Bạc sẽ đề cập đến top 5 loài cá đắt nhất thế giới. Với giá tiền được công khai trên mỗi loài, chắc chắn bạn sẽ trầm trồ.

Cá biển
• 18:42 01/10/2023

Top 10 loài cá nguy hiểm nhất thế giới

Đại dương bao la ẩn chứa hàng ngàn sinh vật đa dạng, độc đáo về màu sắc, kích thước khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá 10 loài cá nguy hiểm nhất trên hành tinh. Hãy cùng tìm hiểu về tên gọi, đặc điểm hình dáng và tính chất của những chú cá này nhé.

Cá biển
• 18:42 01/10/2023

Giải thích các khái niệm cơ bản trong nuôi tôm

Với việc nuôi tôm chủ yếu là từ kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm nuôi hay được bạn bè nuôi tôm chia sẻ thì có thể có những khái niệm đã được bà con nông dân truyền miệng nhau sử dụng nhưng có thể đã hiểu sai hoặc chưa hiểu rõ về nó.

Tôm giống
• 18:42 01/10/2023