Nuôi trùn quế, lợi ích nhiều mặt

Hiện nay, trùn quế được xem là đối tượng nuôi mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2009, kỹ thuật nuôi trùn quế được kỹ sư Huỳnh Văn Vũ, Trưởng trạm phụ trách Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư TP Tuy Hòa nghiên cứu thành công và tiến hành tập huấn cho người dân thực hiện, thúc đẩy phong trào nuôi trùn quế trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

Trùn quế hiện được xem là vật nuôi mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao - Ảnh: T.HÀ
Trùn quế hiện được xem là vật nuôi mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao - Ảnh: T.HÀ

KỸ THUẬT NUÔI TRÙN QUẾ

Trùn quế còn được gọi là trùn mồi câu, trùn đỏ là loại trùn có hàm lượng đạm rất cao (đạm chiếm 70% trọng lượng khô) và thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy. Trong tự nhiên, trùn quế ít tồn tại với phần thể lớn, vì vậy, khi nuôi trùn quế, người nuôi cần tuân thủ theo quy trình kỹ thuật chặt chẽ để mang lại hiệu quả cao. Để chuẩn bị nuôi trùn quế, người nuôi cần xây dựng chuồng trại có nền ngăn cách với mặt đất và phân nền thành các luống có bờ thấp. Khu vực nuôi phải có mái che và vách chắn xung quanh, tạo môi trường thuận lợi cho trùn quế phát triển. Để chọn được giống trùn quế tốt, kỹ sư Huỳnh Văn Vũ khuyến cáo người nuôi nên tìm đến các trại giống uy tín để được cung cấp trùn giống (được nuôi từ 1,5 đến 2 tháng), phân trùn và một phần thức ăn của trùn. Là loài trùn đất ăn phân nên trùn quế có thể tiêu hóa tốt tất cả các loại phân gia súc, gia cầm, đặc biệt là phân của các loài động vật ăn cỏ như: trâu, bò, ngựa, dê, thỏ, voi... Riêng phân gà ta, do hàm lượng lân trong phân quá cao, trùn ít ăn, nên trước khi cho trùn quế ăn, phải ủ nó với các loại phân khác.

Giống trùn quế sau khi được mang về phải thả ngay vào chuồng đã được rải phân hoai ẩm (thường trên 1m2 cần 25kg kén và 1kg trùn sống). Sau 2 đến 3 ngày, nếu thấy trùn chui hết vào đất nghĩa làchúng đã thích ứng với chỗ ở mới và bắt đầu quấn vào nhau sinh sản. Hằng ngày, người nuôi phải thường xuyên kiểm tra luống nuôi, giữ ẩm cho luống; bổ sung thức ăn khi nhận thấy lớp phân trên mặt bắt đầu xơ, khô. Thường vào mùa đông, cứ 7 đến 10 ngày thì bổ sung một lớp phân tươi từ 3 đến 5cm, còn mùa hè trùn quế tiêu thụ thức ăn nhanh hơn nên chỉ trong 3 đến 5 ngày phải cho thêm thức ăn vào luống nuôi. Theo kỹ sư Huỳnh Văn Vũ: “Thông thường, con trùn chỉ có 3 hoạt động chính: ăn, quấn nhau và đẻ. Ban đêm, khi ngoi lên lớp đất mặt để quấn nhau, trùn quế cần môi trường tối, ẩm (độ ẩm khoảng 60%) nên người nuôi cần phủ bạt chuồng trại kỹ lưỡng để trùn quấn nhau, sinh sản. Việc gặp gỡ của trùn quế càng dày thì tốc độ tăng đàn càng nhanh. Ngoài ra, để bảo vệ luống nuôi, người nuôi cần chú ý phòng chống địch hại (cóc, chuột…), chăm sóc luống nuôi cẩn thận, không để nước có xà phòng chảy vào luống nuôi hay mưa xối trực tiếp vào luống nuôi”. Kỹ sư Huỳnh Văn Vũ cũng khẳng định: Nếu chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, sau 1 tháng, người nuôi trùn quế có thể tiến hành thu hoạch khoảng 1kg trùn quế/m2 luống nuôi.

LỢI ÍCH NHIỀU MẶT

Đối với nhiều loài thủy sinh, trùn là một trong những loại thức ăn hấp dẫn nhất. Vì vậy, hầu hết các loài tôm, cá, cua, lươn, ếch, ba ba… đều thích ăn trùn quế. Khi sử dụng trùn quế làm thức ăn cho thủy hải sản, người nuôi cóthể trực tiếp bỏ trùn xuống nước. Ngoài ra, còn có thể cho trùn quế vào sàng hoặc băm nhỏ cho vào sàng để đưa xuống ao hồ cho tôm, cá ăn. Tuy nhiên, đối với tôm nuôi, cách tốt nhất là nên cho ăn theo cách: xay thịt trùn quế tươi sau đó trộn với thức ăn hoặc chế biến trùn quế thành dịch trùn, trộn với E.M trùn (cộng đồng vi khuẩn có lợi) để làm thức ăn cho tôm. Ngoài ra, để bảo quản trùn quế làm thức ăn cho các vật nuôi trong một thời gian lâu dài, người nuôi trùn quế có thể sấy khô trùn sau khi thu hoạch. Việc sử dụng trùn quế để làm thức ăn cho các vật nuôi khác, đặc biệt là con tôm đã cho thấy những hiệu quả rõ rệt.

Ông Võ Xuân Phương (thôn Diêm Hội, xã An Hải, Tuy An) bắt đầu nuôi tôm bằng thức ăn có trộn dịch trùn từ năm 2011 cho biết: “So với thức ăn thông thường thì thức ăn có trộn dịch trùn giúp tôm sú phát triển nhanh hơn, sức đề kháng mạnh hơn. Nhờ sử dụng dịch trùn màthời gian thu hoạch tôm sú của gia đình tôi được rút ngắn lại”.

Hiện nay, ngoài giá trị dinh dưỡng của thịt trùn, thì phân trùn còn được các nhà nghiên cứu đánh giá là có nhiều lợi ích, giá trị trong sản xuất nông nghiệp. Trong phân trùn quế có chứa những vi sinh vật có hoạt tính cao, là chất xúc tác sinh học như: vi khuẩn, nấm mốc, đặc biệt là hệ vi khuẩn cố định đạm tự do, vi khuẩn phân giải lân, phân giải cellulose. Vì thế, khi trùn quế thải ra chất cặn bã, các vi sinh vật trong phân trùn quế lại tiếp tục hoạt động và phát triển trong đất giúp loại trừ được những độc tố, nấm hại, vi khuẩn có hại trong đất; tạo chất mùn trong đất làm tăng khả năng giữ nước, giữ ẩm cho đất. Mặt khác, phân trùn quế giàu khoáng chất, giàu chất dinh dưỡng hòa tan trong nước và chứa đựng hơn 50% chất mùn được tìm thấy trên lớp đất mặt… giúp cây trồng có thể hấp thu ngay dưỡng chất, phát triển khỏe mạnh.

Là một người nuôi trùn quế nhiều kinh nghiệm ở xã Hòa Hiệp Trung, Đông Hòa, ông Trương Quang Trung cho biết: “Do phân trùn quế chứa nhiều dưỡng chất, an toàn cho cây nên gần đây nhiều vùng trồng cà phê ở Tây Nguyên (Gia Lai, Đắk Lắk), vùng trồng rau ở Lâm Đồng, vùng trồng tiêu Sơn Thành (Tây Hòa) hay vùng rau Bình Ngọc (TP Tuy Hòa) mua về làm phân bón. Theo phản hồi của nhiều nhà vườn, việc bón phân trùn quế giúp cây phát triển tốt, ít bị sâu bệnh”.

Đề tài về kỹ thuật nuôi trùn quế của kỹ sư Huỳnh Văn Vũ đã đạt giải 3 Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần thứ IV, năm 2009-2010. Chia sẻ về đề tài này, kỹ sư Huỳnh Văn Vũ nói: “Con trùn quế có giá trị cao về nhiều mặt mà người dân Phú Yên còn ít người biết đến. Riêng tôi, tôi xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi trùn quế là hướng đến việc dùng trùn làm thức ăn trong nuôi tôm, một vật nuôi mang lại giá trị kinh tế cao; góp phần làm cho nghề nuôi tôm Phú Yên phát triển lâu dài, bền vững. Những năm qua, cách làm này đã tỏ ra hiệu quả và được rất nhiều hộ nuôi tôm áp dụng”.

Phú Yên online
Đăng ngày 14/05/2013
thái hà
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 10:05 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 02:32 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 02:32 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 02:32 27/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 02:32 27/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 02:32 27/04/2024