Quả chà là kích thích tăng trưởng của cá chép giống

Việc sử dụng các chất kích thích miễn dịch ngày càng được chú trọng nhằm mang đến hiệu quả tốt nhất trong phòng ngừa và quản lý sức khỏe cá nuôi.Thí nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả của việc bổ sung chiết xuất từ quả chà là (Phoenix dactylifera L. arecaceae) lên tăng trưởng, và khả năng đáp ứng miễn dịch của cá chép giống.

Quả chà là kích thích tăng trưởng của cá chép giống
Chà là đóng vai trò quan trọng trong kích thích miễn dịch và sức khỏe tôm cá. Ảnh minh họa: Internet

Giới thiệu

Sử dụng kháng sinh không mang lại hiệu quả cho phòng ngừa dịch bệnh trên cá nuôi do nhiều nguyên nhân như xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh và tồn lưu dư lượng kháng sinh sản phẩm. Việc sử dụng các chất kích thích miễn dịch ngày càng được chú trọng nhằm mang đến hiệu quả tốt nhất trong phòng ngừa và quản lý sức khỏe cá nuôi.

Cây chà là (Phoenis dactylifera L. arecaceae) giàu năng lượng cùng với hàm lượng đường, iron, potassium và iodine đặc biệt có giá trị dinh dưỡng và kinh tế. Gần đây, nhiều nghiên cứu tập trung sử dụng quả cây chà là vì nó đóng vai trò quan trọng trong kích thích miễn dịch và sức khỏe tôm cá nuôi bao gồm:  kích thích miễn dịch, antimutagenic, antimicrobial, anti-flammatory, khả năng chống ung thư (anti-cancer).

Tuy nhiên vẫn có rất ít nghiên cứu về chiếc xuất DPE lên tăng trưởng và miễn dịch của cá chép giống. Thí nghiệm này được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả của việc bổ sung chiết xuất từ quả chà là (date palm extracts, DPE) (Phoenix dactylifera L. arecaceae) lên tăng trưởng, và khả năng đáp ứng miễn dịch của cá chép giống (Cyprinus carpio).

chiết xuất quả chà là trên cá, kích thích trăng trưởng cá chép giống, cá chép giống, chà là trong thủy sản

Quả cây chà là (date palm fruit). Ảnh: Internet

Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm được bố trí tại trung tâm nghiên cứu thủy sản thuộc Khoa Thủy Sản, trường Đại Học Gorgan. Nghiên cứu nhằm đánh giá việc bổ sung DPE vào thức ăn lên tăng trưởng và miễn dịch của cá chép giống (C. carpio).

Thí nghiệm bao gồm 2 nghiệm thức (đối chứng không bổ sung DPE (CT) và bổ sung DPE 200 mL/kg (C200)) với 3 lần lặp lại được trình bày trong Bảng. Cá chép với trọng lượng ban đầu trung bình là 4.06 g, cá được bố trí trong bể polyethylene 100 lít với mật độ 20 cá/bể. Thí nghiệm được bố trí với hệ thống nước chảy liên tục đảm bảo lượng nước được thay đổi 50%/ngày. Cá được cho ăn 2 lần/ngày, thức ăn thừa và phân được xiphong mỗi ngày. Thí nghiệm được tiến hành trong 8 tuần.

Các chỉ tiêu tăng trưởng:

Các chỉ tiêu tăng trưởng của cá được đánh giá thông qua biểu hiện của gen GH, IGF-1, và IGF-2. Kết quả cho thấy biểu hiện của GH và IGF-1 ở cá ăn thức ăn có bổ sung (DPE), nhưng khác biệt không có ý nghĩa so với đối chứng (P<0.05). 

Các chỉ tiêu miễn dịch và khả năng chống oxy hóa:

Khả năng antioxidant và khả năng đáp ứng miễn dịch của cá được đánh giá thông qua biểu hiện của gen: GTSa, GR, GPX, IL-8, IL-10, và TGF-β. Kết quả cho thấy biểu hiện của GPX ở nghiệm thức bổ sung DPE cao hơn so với đối chứng (P<0.05), biểu hiện của GSTa và GR khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức. Các biểu hiện của gen IL-8, IL-10 và TGF-β cho thấy cá ăn thức ăn có bổ sung DPE cho khả năng đáp ứng miễn dịch tốt hơn so với nghiệm thức CT (P<0.05).

Kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả của việc bổ sung DPE thức ăn cho cá chép (C. carpio). Bổ sung DPE vào thức ăn cho kết quả tăng trưởng tốt, tăng khả năng oxy hóa và kích thích hệ miễn dịch của cá. DPE có thể được sử dụng như một chất kích thích miễn dịch có nguồn gốc thực vật kích thích tăng trưởng và tăng cường sức đề kháng của vật chủ.

Kết quả cho thấy bổ sung DPE vào thức ăn với hàm lượng 200 mL/kg kích thích tăng trưởng và cơ chế đáp ứng miễn dịch của cá chép giống. 

Báo cáo đăng trên Onlinelibrary

Đăng ngày 04/11/2017
HUỲNH NHƯ Lược dịch
Khoa học

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến sự phát triển của tảo

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá. Đồng thời chúng còn là nguồn thức ăn của động vật phù du, những đối tượng này lại được sử dụng làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của giáp xác và cá.

Nuôi tảo
• 10:43 05/04/2024

Hạt Nano bạc có khả năng loại bỏ kim loại nặng trong nước

Kim loại nặng được coi là thành phần chính trong nước thải nuôi trồng thủy sản, gây ra rủi ro nghiêm trọng cho cả con người và môi trường. Do đó nghiên cứu loại bỏ kim loại nặng trong nước là cần thiết để đảm bảo nguồn nước sạch trong môi trường, ứng dụng rộng rãi trong đời sống và nuôi trồng thủy sản.

Nano bạc
• 10:53 03/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 16:18 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 16:18 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:18 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 16:18 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:18 16/04/2024