Săn cá lăng trên lòng hồ Phước Hòa

Đập thủy lợi Phước Hòa kể từ khi tích nước và đưa vào sử dụng đã trở thành địa điểm lý tưởng cho nhiều “cần thủ” thi thố tài năng. Cứ vào những dịp cuối tuần, hàng chục “cần thủ” từ nhiều nơi mang theo lỉnh kỉnh đồ nghề đến đây để săn tìm những loài cá đặc sản của dòng sông Bé, trong đó có loài cá lăng nổi tiếng thơm ngon.

Một “cần thủ” đang chuẩn bị buông câu
Một “cần thủ” đang chuẩn bị buông câu

Khó như săn... cá lăng!

Nghe mấy người bạn rỉ tai về chuyến đi săn loài cá lăng thơm ngon của sông Bé ở lòng hồ Phước Hòa, dù không rành lắm về cái món câu kéo này nhưng sẵn dịp thứ bảy được nghỉ, tôi hồ hởi theo chân nhóm bạn lên đường. Vượt qua quãng đường dài hơn 60km từ TP.Thủ Dầu Một sau hơn 1 giờ chạy xe, vừa qua khỏi khúc cua cuối cùng trên con đường dẫn vào đập, trước mắt chúng tôi hiện ra hồ nước mênh mông, không một gợn sóng.

Đứng trên bờ đập có thể dễ dàng phóng tầm mắt bao quát khắp mặt hồ. Bên này bờ đập là địa phận của xã An Thái, huyện Phú Giáo -Bình Dương, còn phía bên kia thuộc địa phận của xã Minh Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.

Mới gần 8 giờ sáng nhưng đã tấp nập mấy nhóm câu “chiếm lĩnh” phần lan can của cây cầu trên bờ đập. Dừng xe, nhóm chúng tôi bắt đầu khuân vác đồ nghề đến điểm đã chọn, chuẩn bị cho buổi săn cá hứa hẹn là sẽ rất hấp dẫn. Lân la đến làm quen với một “cần thủ” có nước da ngăm đen đang chuẩn bị buông câu, tôi muốn ngạt thở vì mùi hôi thối kinh khủng bốc lên từ chỗ anh ấy ngồi. Thấy tôi lưỡng lự, anh này nhoẻn nụ cười tươi, giải thích: “Mùi mồi câu cá lăng đó, hôi vậy nhưng không bẩn đâu”.

Được giải thích, tôi yên tâm tiến thẳng lại phía anh này để quan sát cách móc mồi, quăng câu. Hai tay thoăn thoắt, anh ta vừa tra mồi vào lưỡi, vừa quan sát trước vị trí chuẩn bị quăng lưỡi câu.

Nơi anh chàng này thả câu là đập tràn chính của lòng hồ. Vị trí này là một cái hố được đào rất sâu để thu nước vào các cống xả. Từ chỗ chúng tôi đứng xuống đến mặt nước có khoảng cách hơn chục mét. Qua vài câu trò chuyện, tôi biết anh tên Vương, nhà tại xã An Bình, huyện Phú Giáo. Vương cho biết, anh chủ yếu câu cá lăng nên mồi câu của anh có mùi đặc biệt hơn so với các loại mồi câu cá khác. Quan sát đồ nghề của Vương, tôi thấy có rất nhiều cần câu và lưỡi câu được Vương mang theo.

Theo Vương, để săn được loài cá lăng có thịt thơm ngon thì khâu làm mồi là công phu và tốn nhiều thời gian nhất. Mồi câu cá lăng của Vương có đến trên 10 nguyên liệu, trong đó có một số nguyên liệu như bông gòn, mắm nêm, óc bò, a quỳ (một vị thuốc bắc)...

săn cá lăng

Cá duồng bay, một loại cá đặc sản của dòng sông Bé

Sau một cú quăng câu ưng ý, mắc cần câu cẩn thận vào lan can cầu, Vương cười nói: “Cá lăng là loài rất háu ăn, nhưng không dễ câu chút nào. Chúng thường đi theo đàn sát đáy hồ nên lưỡi câu phải sát đáy, mồi câu phải có mùi đặc trưng mới dẫn dụ được chúng. Thời điểm ăn mồi của loài cá này cũng bất định nên đôi khi phải chờ cả ngày mới câu được chúng, nhưng một khi đã câu được một con thì chắc chắn sẽ còn câu được thêm nhiều con khác tùy vào số lượng đàn cá nhiều hay ít”.

Nói chưa dứt lời thì cần câu của Vương rung lên bần bật, anh giật mạnh, rồi thoăn thoắt quay cần thu dây, mắt chăm chú nhìn theo hướng dây câu. Tôi định bụng phen này sẽ được quan sát tận mắt loài cá nổi tiếng thơm ngon của dòng sông Bé dính câu, nhưng không được như ý vì Vương vừa kéo lên một… khúc cây! “Lúc trước ít người câu có ngày tôi câu được gần 20kg cá lăng”, Vương nói và tiếp tục buông câu.

Nhìn vào đồ nghề anh mang theo, có thể thấy Vương là một tay câu chuyên nghiệp. Vương cho hay trong nhóm bạn câu của anh đã có người câu được con cá lăng nặng 3,8kg. Còn anh thường chỉ câu được cá lăng cỡ 1,2 - 1,5kg, nhưng cỡ cá như vậy là đã khiến người câu đủ mệt vì cá lăng rất khỏe, khi dính câu chúng vùng vẫy rất mạnh. Loài cá lăng trên lòng hồ Phước Hòa mà nhiều người săn tìm là cá lăng nha, ít xương, thịt trắng chắc và rất thơm ngon. Chính vì thơm ngon như vậy nên loài cá này mới được các “cần thủ” ưu tiên săn tìm và đang ngày càng cạn kiệt!

Sống được nhờ... cá

Trong thời gian tôi bắt chuyện với những người câu cá khác, nhóm bạn của tôi cũng đã kịp “bày trận” với 6 cần câu. Với loại mồi câu làm từ nguyên liệu bánh mì, pa-tê, sữa, phô mai trộn lẫn với nhau, chúng tôi đến đây không để săn tìm cá lăng mà chủ yếu để... câu cá. Do là lần đầu đi câu, không xác định được sẽ câu loài cá nào, lại chưa rành địa hình nên kết quả sau hơn 2 giờ buông câu, chúng tôi vẫn không câu được con cá nào!

Quan sát thấy nhóm người đang chuẩn bị thả lưới, một người bạn trong nhóm chúng tôi, nói: “Kiểu này chắc phải dùng đến mồi polymer mới mong có cá để nhậu”. Thấy tôi ngơ ngác, anh ta giải thích, mình mới đi câu lần đầu, lại không rành mồi câu chắc sẽ không câu được cá. Để có mồi lai rai tốt hơn hết là đi mua cá cho nhanh, chứ không lẽ thùng bia mang theo lại mang về!

cá mè

Q. giới thiệu con cá mè đánh bắt được trên lòng hồ

Để có con cá làm mồi nhậu, tôi chở anh bạn xuôi theo bờ kênh dẫn nước rồi lượn vòng trên những con đường mòn phía bờ sông đến khu lều của những người đánh cá. Như được báo trước nên khi thấy chúng tôi, những người trong lều đều rất vui. Xung quanh lều có đến 3 - 4 bao tải chứa lưới. Khi chúng tôi nói cần mua một vài con cá lớn làm mồi nhậu, Q., một người trong nhóm thả lưới, nhanh chóng mở thùng xốp chứa cá, bên trong có 4 con cá lớn đã chết.

Cầm một con cá lớn có vẩy bụng màu trắng, vây rìa đỏ, đầu to Q. nói đây là cá duồng bay, đặc sản của dòng sông Bé, đem nướng hay nấu chua đều rất ngon. Anh bạn tôi chê cá chết mất tươi. Sợ mất mối, Q. đưa chúng tôi xuôi bờ sông dựng đứng xuống chiếc xuồng đang được neo gần bờ, rồi mở khoang nhấc lên mấy con cá tươi nguyên.

Q. cho biết, mùa này ít cá chứ đầu mùa mưa thì cá nhiều vô kể. Có ngày, nhóm của Q. có thể đánh bắt được 30 - 40kg. Từ khi có con đập này, công việc đánh lưới của họ cũng dễ dàng hơn nên cũng sống được.

Cuộc mua bán diễn ra chóng vánh với 200.000 đồng cho 3,8kg cá mè. Một cái giá quá hời cho anh bạn của tôi. Sau bữa lai rai dân dã với con cá mè nướng mọi ngay tại bờ đập, chúng tôi lên xe trở về khi trời đã xế chiều. Lúc này, số người đến câu cá cũng đông hơn, trong số đó không ít người đến chỉ để thư giãn hay đơn giản chỉ để xem người khác câu cá. Một người trong nhóm bạn của tôi tiếc rẻ vì chưa câu được con cá nào nên buột miệng: “Lần sau lên đây tôi sẽ chuẩn bị kỹ càng để câu cho bằng được một con cá lăng”.

“Các loại cá đặc sản của dòng sông Bé là cá éc, duồng bay, mè, lăng... Trước đây, các loài cá này chủ yếu sinh sống trên sông. Vào đầu mùa mưa, khi nước sông chảy xiết cũng là lúc các loài cá tìm nơi sinh sản nên rất dễ đánh bắt. Nay con đập Phước Hòa chắn ngang, các loài cá nói trên đều sinh sống trong lòng hồ. Do vậy, các ngành chức năng cần có công trình nghiên cứu về cách thức sinh sản và quy định về hạn chế đánh bắt theo mùa để bảo tồn các loài cá đặc sản của dòng sông Bé.”

 

Bình dương online
Đăng ngày 28/11/2012
Đánh bắt

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 17:33 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 17:33 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 17:33 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 17:33 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 17:33 19/04/2024