Tân Hội Trung (Đồng Tháp) phát triển mô hình nuôi ếch: Hiệu quả nhưng chưa bền vững

Những năm gần đây, không ít hộ nông dân trên địa bàn xã Tân Hội Trung (huyện Cao Lãnh) thoát nghèo và có thu nhập khá nhờ phát triển mô hình nuôi ếch. Tuy nhiên, việc phát triển mô hình này cũng đang gặp nhiều rủi ro, nhất là các rủi ro về thị trường, đầu ra sản phẩm...

vèo ếch
Ông Lê Văn Minh mong muốn được hỗ trợ nông dân nuôi ếch tìm nguồn giống ếch đảm bảo

Thu nhập khá từ nuôi ếch

Mặc dù có 7,5 công lúa nhưng thu nhập của gia đình ông Lê Văn Minh ngụ ấp 4, xã Tân Hội Trung chỉ khiêm tốn với trên 30 triệu đồng/năm. Với số tiền này, gói ghém lắm mới đủ trang trải cho các chi phí chi tiêu hằng ngày của gia đình. Nhận thấy thu nhập từ cây lúa còn hạn chế nên ông Minh học hỏi kinh nghiệm để phát triển mô hình nuôi ếch. Ông Minh cho biết: “Tính đến nay tôi đã gắn bó với mô hình nuôi ếch thịt được 6 năm. Cùng với lúa, hiện ếch trở thành nguồn thu nhập chính của gia đình, năm nào nuôi ếch trúng, bán được giá cao, có thể thu được vài chục triệu đồng. Nuôi ếch lợi thế hơn so với một số loại vật nuôi khác ở chỗ có thể tận dụng diện tích ao bên ngoài vèo nuôi ếch để nuôi thêm cá điêu hồng, cá trê”.

Anh Nguyễn Thanh Vũ ở ấp 4, xã Tân Hội Trung cho biết, năm 2008, thấy nhiều nơi ở xã Bình Hàng Tây nuôi ếch cho hiệu quả cao nên anh quyết định học hỏi kinh nghiệm nuôi. Lúc đầu anh thử nghiệm nuôi 3-5 vèo, về sau thấy hiệu quả nên anh mở rộng phát triển trên 60 vèo nuôi với gần 18.000 con ếch thịt. Bên cạnh đó, anh còn sản xuất ếch giống cung cấp cho bà con trong xóm. Nhờ nuôi ếch mà gia đình anh có thu nhập ổn định và trở nên khấm khá hơn. Theo anh, để nuôi khoảng 1.000 con ếch thịt, người nuôi chỉ bỏ vốn đầu tư khoảng trên 3 triệu đồng, thời gian nuôi khoảng 2,5 tháng. Chỉ cần nuôi đạt được 200kg ếch thịt với giá bán trên 30.000 đồng/kg thì người nuôi có thể lãi trên 2 triệu đồng.

Theo anh Mai Phước Hậu - cán bộ nông nghiệp xã Tân Hội Trung, do địa bàn xã trải dài theo các kênh rạch nên rất thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi ếch. Xã có 6 ấp thì ấp nào cũng có hộ nuôi ếch (tổng số trên 130 hộ), trong đó ấp 4 có số hộ nuôi ếch nhiều nhất. Mô hình nuôi ếch tính đến thời điểm hiện tại được xem là hiệu quả. Tuy nhiên, sự phát triển của mô hình này vẫn còn thiếu tính bền vững do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, đầu ra chưa ổn định, đặc biệt chất lượng giống không đảm bảo, con giống bị trùng huyết dẫn tới tỷ lệ hao hụt trên đàn ếch nuôi rất cao.

Còn nhiều bất cập

Ông Nguyễn Thanh Vũ cho biết thêm, so với 10 năm trước thì hiện nay tỷ lệ ếch nuôi bị hao hụt rất cao, chiếm khoảng 40% số lượng đàn nuôi. Nông dân trong xã được dự nhiều lớp tập huấn do Phòng Nông nghiệp huyện phối hợp với xã hướng dẫn, song vẫn chưa cải thiện được tình trạng này. Bởi hiện nay chưa có nguồn giống nào thay thế, nên thường đến vụ thả nuôi những hộ không sản xuất con giống vẫn mua con giống những hộ sản xuất xung quanh. Riêng những hộ sản xuất giống quanh năm thì vẫn dùng con giống bố mẹ từ những đàn giống trước đó lai tạo và cung cấp, tình trạng này cứ tái diễn từ năm này qua năm khác dẫn tới độ trùng huyết trên con ếch rất cao nhưng chưa có biện pháp nào cải thiện...

Một khó khăn khác đối với nông dân nuôi ếch ở xã Tân Hội Trung hiện nay là vấn đề múc hầm nuôi ếch. Theo những hộ nuôi ếch lâu năm, muốn nuôi ếch hiệu quả thì phải kết hợp mô hình nuôi ghép ếch - cá, muốn nuôi theo hình thức này thì phải múc hầm, tuy nhiên khi múc hầm thì phải chuyển đổi quyền sử dụng đất... Ông Lê Văn Dũng ở ấp 4, xã Tân Hội Trung cho biết: “Gắn bó với nghề nuôi ếch giống được hơn 10 năm, thấy lợi nhuận từ mô hình này cũng khá nên năm 2014 tôi quyết định đào thêm ao để mở rộng diện tích nuôi ếch giống. Cứ tưởng việc múc hầm là điều bình thường, nào ngờ việc đào ao đang tiến hành thì có văn bản gửi xuống không được tiếp tục việc đào ao, nên tôi đành phải lấp hầm theo chủ trương, tính ra chưa nuôi thêm vụ nào mà tiền lấp hầm đã tốn vài chục triệu...”.

“Đây không chỉ là khó khăn của riêng tôi mà hầu như những hộ nuôi ếch nơi đây đều gặp phải, do vậy để giải quyết khó khăn và hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, chúng tôi rất mong ngành chức năng xem xét vấn đề múc hầm nuôi ếch cho nông dân trong xã, chẳng hạn xem xét những hộ có điều kiện thì cho thực hiện, còn những hộ nuôi có rủi ro cao thì không cho đào ao nuôi tiếp; cần hỗ trợ nông dân nuôi ếch tìm nguồn ếch giống đảm bảo chất lượng; bình ổn giá thức ăn và các loại vật tư đầu vào. Đặc biệt, tạo sự ổn định cho đầu ra sản phẩm thông qua việc cung cấp thông tin thị trường, định hướng sản xuất và thúc đẩy mô hình liên kết, hợp tác giữa “4 nhà” nhằm gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ” - ông Lê Văn Dũng mong muốn.
 

Báo Đồng Tháp, 28/10/2015
Đăng ngày 30/10/2015
Mỹ Nhân
Nuôi trồng

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 09:51 07/10/2024

Lợi ích của việc ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Nông nghiệp tuần hoàn là một phương thức sản xuất nông nghiệp mà các nguồn tài nguyên, vật liệu và chất thải được tái sử dụng và tái chế để tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tạt vi sinh
• 11:13 06/10/2024

Cá đối: Loài nuôi ghép mang lại lợi ích cho ao tôm

Cá đối với tập tính là loài ăn tạp, do đó khi kết hợp nuôi trong ao tôm, chúng sẽ sử dụng triệt để chất thải của tôm, thức ăn thừa và cả tảo tàn. Điều này giúp môi trường trong ao tôm được cân bằng, đáy ao tốt, tôm sinh trưởng nhanh và hạn chế được một số dịch bệnh.

Cá đối mục
• 09:29 04/10/2024

Loài sứa nắm giữ bí quyết “trường sinh bất tử”

Thế giới tự nhiên bao giờ cũng tồn tại những bí ẩn khó lý giải, điển hình như trường hợp của một loài sứa có khả năng trường tồn gần như vĩnh hằng (dĩ nhiên là trừ khi chúng bị kẻ thù tiêu diệt).

Sứa biển
• 10:29 03/10/2024

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định môi trường, ứng phó với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và bảo đảm cân bằng hệ sinh thái.

Rừng ngập mặn
• 16:12 07/10/2024

Loài tảo biển mới đặc hữu của Việt Nam

Các chuyên gia của Việt Nam và Nga đã phát hiện và mô tả một loài tảo mới thuộc chi Mallomonas, phân ngành Ouradiotae (Chrysophyceae, Synurales) dựa trên các mẫu vật thu thập được từ sáu địa điểm thuộc bốn tỉnh của Việt Nam.

Mallomonas doanii sp. nov.
• 16:12 07/10/2024

Giá tôm size lớn giảm nhẹ trong thời gian vừa qua

Trong thời gian gần đây, giá tôm nguyên liệu, cụ thể là tôm size giảm nhẹ tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, khiến nhiều bà con gặp khó khăn. Đặc biệt, đối với những hộ nuôi đầu tư mạnh cho trang thiết bị, công nghệ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ.

Tôm thẻ
• 16:12 07/10/2024

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 16:12 07/10/2024

Xuất khẩu 9 tháng tăng 8,5% và tín hiệu sản phẩm chế biến

Tháng 9 gặp bão lụt lớn nhưng xuất khẩu thủy sản vẫn giữ được đà tăng trưởng để kim ngạch 9 tháng đầu năm 2024 tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, rõ thêm tín hiệu tốt từ sản phẩm chế biến.

Tôm thẻ
• 16:12 07/10/2024
Some text some message..