Tăng cường xử lý các trường hợp nuôi thủy sản ngoài quy hoạch

Tình trạng quá tải, môi trường bị ô nhiễm ở vùng nuôi thủy sản vịnh Xuân Đài (TX Sông Cầu) đã xảy ra nhiều năm qua. Nguyên nhân chủ yếu là người dân phát triển ồ ạt số lượng lồng bè, nuôi thủy sản ngoài vùng quy hoạch. Để phát triển theo hướng bền vững, TX Sông Cầu đang sắp xếp lại và giao, cho thuê mặt nước nuôi trồng thủy sản cho người dân.

Tăng cường xử lý các trường hợp nuôi thủy sản ngoài quy hoạch
TX Sông Cầu đang sắp xếp, giao mặt nước ở vùng quy hoạch thuộc vịnh Xuân Đài cho các hộ nuôi thủy sản ở địa phương - Ảnh: ANH NGỌC

Sớm hoàn thành sắp xếp lồng bè

Theo UBND TX Sông Cầu, nghề nuôi thủy sản phát triển mạnh ở địa phương này hơn 10 năm qua, đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, góp phần tăng đáng kể thu nhập của người nuôi, đặc biệt là con tôm hùm. Theo quy hoạch của tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, trên địa bàn TX Sông Cầu có khoảng 1.000ha với khoảng 32.900 lồng nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè, trong đó ở vịnh Xuân Đài là 747ha, đầm Cù Mông là 253ha.

Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn thị xã có khoảng 82.000 lồng nuôi thủy sản (tăng gấp 2,5 lần so với quy hoạch). Do phát triển tự phát, không theo quy hoạch và thả nuôi với mật độ khá cao (khoảng 200 lồng/ha, gấp 3 lần so với quy định) dẫn đến tình trạng các vùng nuôi quá tải, môi trường vùng nuôi nhiều năm qua bị ô nhiễm nghiêm trọng (nhất là vịnh Xuân Đài), dẫn đến tình trạng thủy sản nuôi chết hàng loạt, người nuôi thiệt hại nặng nề về kinh tế…

Để phát triển theo hướng bền vững, cần thiết phải quy hoạch chi tiết vùng nuôi, sắp xếp và giao mặt nước nuôi trồng thủy sản cho người dân, có sự tham gia quản lý, giám sát chặt chẽ của người dân cùng các tổ quản lý cộng đồng.

Ông Lê Văn Ngọc ở xã Xuân Phương, cho biết: Do người dân phát triển lồng nuôi tôm hùm rất nhanh, nuôi mật độ dày, vùng nuôi quá tải, trong khi công tác quản lý chưa được chính quyền địa phương quan tâm đúng mức nên một số vùng nuôi tôm hùm trên địa bàn TX Sông Cầu, đặc biệt là vịnh Xuân Đài đã xảy ra tình trạng ô nhiễm quá nặng.

Người dân nuôi trồng thủy sản ở đây rất ủng hộ tỉnh và TX Sông Cầu quy hoạch chi tiết các vùng nuôi và xử lý những trường hợp phát sinh lồng bè nuôi thủy sản ngoài quy hoạch. Người dân mong muốn UBND TX Sông Cầu sớm sắp xếp, giao, cho thuê mặt nước nuôi trồng thủy sản ở vịnh Xuân Đài để vùng nuôi này ổn định và phát triển.

Theo UBND TX Sông Cầu, địa phương đã phê duyệt phương án phân bổ mặt nước tạm thời đối với các lồng bè thuộc diện phải di dời trên vịnh Xuân Đài; thành lập 3 tổ cộng đồng nuôi trồng thủy sản tại vịnh Xuân Đài (trong đó ở phường Xuân Đài có 2 tổ và phường Xuân Yên có 1 tổ).

Ông Nguyễn Thành, Chủ tịch UBND phường Xuân Đài, cho biết: Trên địa bàn phường có hơn 210 hộ nuôi thủy sản lồng bè, với khoảng 9.050 lồng nuôi chủ yếu là tôm hùm. Phường Xuân Đài được bố trí khoảng 47ha mặt nước vịnh Xuân Đài để nuôi trồng thủy sản.

Địa phương đã có phương án và sẽ thành lập khoảng 10 tổ cộng đồng nuôi trồng thủy sản (20-30 hộ/tổ), đến nay thị xã đã công nhận 2 tổ. Hai tổ cộng đồng này có 40 hộ, địa phương đang triển khai phân vùng và phân chia mặt nước với mỗi hộ khoảng 2.000m2 mặt nước, tương đương khoảng 16 lồng nuôi. Khó khăn nhất hiện nay là vùng nuôi đã giao cho địa phương chỉ nuôi được (đảm bảo an toàn) từ tháng 1-9 hàng năm, sau đó phải di dời đến các vùng nuôi khác vì ảnh hưởng mưa bão.

Do đó, hiện nay một số hộ nuôi thủy sản ở phường Xuân Đài đang nuôi ở các địa phương khác (cũng trong vịnh Xuân Đài) nhưng chưa kéo lồng bè về nên chưa thể bố trí, sắp xếp được. UBND phường Xuân Đài đã triển khai cho đăng ký, yêu cầu các hộ nuôi ký cam kết và kiên quyết không sắp xếp, bố trí đối với các hộ nuôi không chịu kéo lồng bè về như thời gian đã cam kết.

Xử lý nghiêm các trường hợp ngoài quy hoạch

Theo Phòng Kinh tế TX Sông Cầu, đối với các tổ cộng đồng nuôi trồng thủy sản tại vịnh Xuân Đài đã được UBND TX Sông Cầu công nhận, đến nay các địa phương đang sắp xếp, giao mặt nước cho các hộ dân. Thị xã đang tiếp tục công nhận một số tổ cộng đồng nuôi trồng thủy sản tại các xã, phường xung quanh vịnh Xuân Đài để sớm hoàn thành công tác sắp xếp, giao, cho thuê mặt nước ở vùng nuôi này. Đối với các hộ nuôi thủy sản lồng bè ở các địa phương khác (ngoài TX Sông Cầu), UBND TX Sông Cầu đã chỉ đạo xử lý dứt điểm và yêu cầu các hộ này di dời lồng bè ra khỏi vịnh Xuân Đài.

Ông Nguyễn Thành cho biết: Đối với 23 hộ dân ở huyện Tuy An có lồng bè neo đậu trái phép ở vùng nuôi thuộc phường Xuân Đài quản lý, địa phương đã lập biên bản, xử lý và đến nay các hộ này đã di dời lồng bè ra khỏi địa bàn.

Còn theo ông Nguyễn Thái Hải Anh, Phó Trưởng Phòng Kinh tế TX Sông Cầu, đơn vị đã phối hợp với các địa phương có nuôi trồng thủy sản ở vịnh Xuân Đài triển khai cắm mốc, thả phao bù tại 6 phân vùng nuôi trồng thủy sản ở đây. Đơn vị cũng đã phối hợp với các địa phương trong việc sắp xếp, giao mặt nước cho các hộ dân thuộc các tổ cộng đồng nuôi trồng thủy sản đã được công nhận.

Khó khăn hiện nay đối với việc sắp xếp lại lồng bè ở vịnh Xuân Đài là một số hộ dân đủ điều kiện để giao mặt nước nhưng có số lồng nuôi nhiều hơn phương án sắp xếp nên các hộ này không chịu ký cam kết tháo dỡ số lồng nuôi dôi dư lên bờ sau khi kết thúc vụ nuôi ở vùng tạm. UBND TX Sông Cầu đã có văn bản kiến nghị Sở NN-PTNT triển khai các giải pháp không để nhập con giống tôm hùm trong giai đoạn từ tháng 4-6/2019 nhằm hạn chế phát sinh lồng bè nuôi mới.

Ông Lương Công Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TX Sông Cầu, cho hay để hoàn thành tốt công tác sắp xếp lồng bè, giao, cho thuê mặt nước ở vịnh Xuân Đài trong thời gian tới, UBND TX Sông Cầu đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và các địa phương khẩn trương thành lập các tổ cộng đồng nuôi trồng thủy sản để công nhận; tiếp tục tuyên truyền, vận động người nuôi thủy sản lồng bè chấp hành việc bố trí, sắp xếp ở vùng nuôi đã được quy hoạch.

UBND TX Sông Cầu sẽ kiên quyết giải tỏa, cưỡng chế di dời đối với các hộ nuôi thủy sản vi phạm đặt lồng bè nuôi trái phép ở các khu vực ngoài quy hoạch. Đối với các địa phương có nuôi thủy sản ở vịnh Xuân Đài, cần tập trung cao độ thực hiện nhiệm vụ sắp xếp lồng bè ở địa phương mình đúng quy hoạch, đúng phương án đã duyệt và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, không chịu bố trí, sắp xếp. Đồng thời, các địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng đóng mới lồng bè để nuôi thủy sản.

Báo Phú Yên
Đăng ngày 06/06/2019
Anh Ngọc
Nông thôn

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 19:57 28/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 19:57 28/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 19:57 28/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 19:57 28/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 19:57 28/04/2024