Thanh Hóa: Tôm chết, chính quyền ở đâu?

Những ngày vừa qua tôm nuôi trong đầm bỗng nhiên chết trắng nổi đầy mặt nước, không kịp trở tay.

Thanh Hóa: Dân lao đao vì tôm nuôi trong đầm chết hàng loạt
Đầm nuôi tôm nhà anh Hương bị chết sạch

Anh Lê Bá Hương, ở thôn 8 xã Hoằng Ngọc cho biết, năm 2016 gia đình anh có nhận thầu 1 ha nuôi trồng thủy sản, trong đó một phần diện tích nuôi tôm thẻ công nghiệp, còn lại nuôi tôm sú và cua quảng canh.

Vụ vừa rồi gia đình đầu tư 100 triệu đồng mua tôm, cua giống về nuôi trồng, nhưng mới được 26 ngày thì toàn bộ tôm, cua trong đầm chết hàng loạt, ước tính khoảng 6 tạ tôm. Hôm xảy ra tôm chết là ngày 27/4/2017 và chính quyền thôn có đến kiểm tra.

Theo anh Hương, nguyên nhân tôm chết có thể do bị ô nhiễm môi trường nước sông Cung, vì không những tôm nhà anh chết mà nhiều hộ xung quanh nuôi tôm cũng bị chết. Anh Hương nghi ngờ rằng, nguồn nước sông Cung bị ô nhiễm do có hóa chất thải ra sông.

tôm chết thanh hóa

Tôm nuôi trong đầm chết anh Hương vớt về nhà phơi khô

Đại điện cho các hộ nuôi trồng tôm, ông Lê Văn Ngọc, Trưởng thôn 8, xã Hoằng Ngọc cho biết, ngày 1/5/2017, nhận được tin báo từ gia đình anh Hương rằng tôm, cua nuôi trong đầm bị chết, thôn trưởng cùng công an viên đã đến đầm tôm của anh Hương và ghi nhận cho thấy tôm, cua nuôi trong đầm chết nhiều không rõ nguyên nhân. Thôn đã lập biên bản làm cơ sở gửi cấp trên.

Ông thôn trưởng cho biết thêm, thôn 8 có gần 10 hộ nuôi trồng thủy sản với diện tích khoảng 14 ha, vừa rồi tôm, cua chết ước tính thiệt hại hàng tỷ đồng. Đa số các hộ dân này đều khó khăn và phải vay vốn ngân hàng để đầu tư nuôi trồng thủy sản.

tôm chết thanh hóa

Người dân chỉ nơi cống xả nước thải nghi ô nhiễm sông Cung

Việc tôm, cua nuôi chết trong đầm, ông thôn trưởng có nhận được phản ánh từ người dân có thể do ô nhiễm môi trường nước sông Cung, vì nước có những lúc đổi màu đen và hôi thối, cũng có thể nước của công ty sản xuất nhựa xả nước thải ra mương và chảy ra sông gây ô nhiễm?.

Ngoài ra, trên địa bàn thôn còn có bãi rác thải của xã Hoằng Ngọc về tập kết ngay bên trong bờ sông Cung, khi đốt mùi khói bay nghi ngút khó chịu và khi nước sông lớn cuốn rác thải trôi ra sông gây ô nhiễm. Gần đó, còn có bãi rác thải của thôn Ngọc Đỉnh, xã Hoàng Hà cũng gây ô nhiễm.

Qua trao đổi với ông Bùi Ngọc Châu, Chủ tịch UBND xã Hoằng Ngọc về tình hình tôm chết tại thôn 8, ông Châu cho rằng, tôm chết do ô nhiễm môi trường nước sông Cung là sai, có thể do giống và nguồn nước trong đầm. Khi tôm có hiện tượng chết, các hộ dân lại tháo nước ra sông, để rồi nhiều hộ nuôi tôm khác lấy lại chính các hộ giết chết các hộ “Khi chúng tôi đến kiểm tra đầm tôm nhà anh Hương thì nước đã tháo hết sạch không lấy được mẫu nước để xét nghiệm” ông Châu nói.

 

Còn về cơ sở sản xuất nhựa mà người dân phản ánh, ông Châu cho biết, Cơ sở sản xuất hạt nhựa của ông Nguyễn Đình Bình, ở thôn 7, xã Hoằng Ngọc có lần mua cá về sản xuất nhưng khi xử lý thì có mùi và có nước chảy ra mương, phòng TNMT huyện và xã về kiểm tra và đã đình chỉ cơ sở này để khi nào đủ điều kiện mới được sản xuất trở lại.

Trao đổi với phóng viên thêm về những vấn đề trên, ông Lê Hồng Quang, Trưởng phòng TNMT huyện Hoằng Hóa cho biết, việc các hộ nuôi tôm, cua ở xã Hoằng Ngọc và Hoằng Yến bị chết huyện đã xuống kiểm tra là có thật. Còn việc cá, tôm của các hộ nuôi trồng bị chết do môi trường nước thì chưa thể khẳng định được, vì huyện chưa có dụng cụ để xét nghiệm nguồn nước có bị ô nhiễm hay không?, do đó huyện chỉ thông báo tình hình lên tỉnh để biết.

Việc cơ sở sản xuất hạt nhựa của ông Nguyễn Đình Bình thì cơ sở này được thành lập năm 2016, trước khi đi vào hoạt động cơ sở đã có “Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường” do UBND huyện Hoằng Hóa cấp. Nhưng khi đi vào sản xuất đã thu mua những túi bóng có mùi, một số hạng mục xuống cấp nên huyện đã yêu cầu cơ sở bổ sung hoàn chỉnh mới được hoạt động…

Có thể thấy việc các hộ nuôi tôm, cua bị chết hàng loạt gây thiệt hại về kinh tế khiến các hộ dân bức xúc vừa qua, nhưng các cấp chính quyền huyện Hoàng Hóa vẫn chưa có biện pháp, hướng khắc phục cũng như làm rõ nguyên nhân tôm, cá chết có do nước sông Cung bị ô nhiễm hay không? ô nhiễm từ đâu? để các hộ dân còn yên tâm tiếp tục nuôi trồng thủy sản. Do đó, đề nghị các cơ quan chức năng của tỉnh Thanh Hóa cần vào cuộc làm rõ nguyên nhân.

Báo Gia Đình
Đăng ngày 08/05/2017
Trịnh Tuyên
Dịch bệnh

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 11:29 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là là vi bào tử trùng hoặc ký sinh trùng gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:03 26/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:59 01/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 15:59 01/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 15:59 01/12/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 15:59 01/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 15:59 01/12/2024
Some text some message..