Thay lệnh cấm bằng kiểm soát chặt chẽ cá nóc

“Đề án thí điểm khai thác, thu mua, chế biến và XK cá nóc” (gọi tắt là Đề án cá nóc) sẽ không kéo dài thêm, nhưng cũng không nên tiếp tục cấm khai thác, sử dụng cá nóc. Thay vào đó là quản lý, kiểm soát chặt chẽ loại thủy sản này.

cá nóc
Cá nóc xuất khẩu tại DNTN Phước Thọ (Ảnh: KỲ NAM/cafef.vn)

Đó là những thông tin được đưa ra tại hội nghị “Đánh giá kết quả triển khai Đề án thí điểm khai thác, thu mua, chế biến và XK cá nóc đảm bảo ATTP giai đoạn 2014-2015” do Bộ NN-PTNT tổ chức gần đây tại TP.HCM.

Theo Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD), nếu xét ở mục tiêu kinh tế (XK) thì việc Đề án cá nóc trong giai đoạn 2013-2015 đã không thành công. Cụ thể, mục tiêu đề ra là XK 6.300-6.720 tấn sang Hàn Quốc trong cả giai đoạn, nhưng các DN chỉ thực hiện XK được 112,6 tấn, một con số rất thấp.

Nguyên nhân là do sản lượng cá nóc khai thác không ổn định, tỷ lệ cá nóc đáp ứng yêu cầu về loài, kích cỡ, chất lượng rất thấp. Việc hợp tác giữ cơ sở chế biến, XK cá nóc trong nước và DN NK cá nóc Hàn Quốc không hiệu quả. Phần lớn là do nhà NK không thực hiện cam kết về việc bao tiêu do chất lượng sản phẩm không đáp ứng được như kỳ vọng…

Đại diện của Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, do tỉnh này có lượng tàu khai thác hải sản lớn nhất nước (khoảng 12.000 chiếc) nên sản lượng cá nóc khá nhiều, hơn 100 tấn/tháng.

Tuy nhiên, cá nóc vướng vào lưới ngư dân lại rất nhiều chủng loại, trong khi Hàn Quốc chỉ mua có 3 loại, họ lại yêu cầu phải đạt từ 200 g/con trở lên mới mua, mà cá nóc thu được ở Kiên Giang có tới 95% là cỡ nhỏ. Thành ra, sản lượng đạt yêu cầu XK khá thấp. Còn theo Sở NN-PTNT Bà Rịa – Vũng Tàu, giá thu mua cá nóc XK chỉ ở mức 22.000-25.000 đ/kg khiến ngư dân không mặn mà.

Bởi để đạt yêu cầu XK, cá nóc buộc phải bỏ riêng trong những khay đá, khiến cho chi phí tăng cao. Trong khi đó, lâu nay ngư dẫn vẫn quen bỏ cá nóc vào trong bịch với chi phí rất thấp, nên dù có bán xô với giá chỉ 8.000-9.000 đ/kg, thì vẫn có lợi hơn.


cá Nóc

Ông Nguyễn Quốc Bảo Anh, GĐ DNTN Phước Thọ (Khánh Hòa) cho hay, việc các DN Việt Nam cạnh tranh nhau bằng cách chào giá quá thấp cũng ảnh hưởng không nhỏ tới XK cá nóc. Năm 2013, Phước Thọ XK được 42 tấn cá nóc, năm 2014 chỉ còn 9,6 tấn. Nguyên nhân là do Phước Thọ chỉ XK với giá 1,45-1,55 USD/kg, trong khi khách hàng Hàn Quốc chỉ đòi mua giá khoảng 1,2-1,3 USD/kg như một số DN ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Kiên Giang… chào bán.

Ông Bảo Anh cho rằng bán với giá thấp cỡ 1,2-1,3 USD/kg là không nên mà phải bán giá cao hơn để có lợi cho cả doanh nghiệp lẫn ngư dân, có lợi cho đất nước. Bên Hàn Quốc, giá một tô bún có vài cục cá nóc lên tới 8 USD/kg, thì ta việc gì phải XK cá nóc với giá quá rẻ mạt?

Tuy nhiên, Đề án cá nóc cũng đã đem lại những kết quả tích cực về mặt xã hội. Trong đó, quan trọng nhất là đã nâng cao nhận thức của cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và ngư dân trong vùng dự án về nhận biết, quản lý, kiểm soát cá nóc. Do đó, ở những địa phương thực hiện đề án thí điểm, đã không còn xảy ra những vụ ngộ độc do ăn cá nóc trong những năm qua.

Ông Nguyễn Quốc Bảo Anh cho biết, những ngư dân được tập huấn tham gia Đề án cá nóc đều có khả năng phân biệt được đâu là những loài cá nóc có độc tố, đâu là những loài không có độc tố. Họ cũng không còn tự ý bán cá nóc cho thương lái để tiêu thụ trên thị trường nội địa mà có ý thức gom lại để bán cho DN được phép XK.

Trong 5 tỉnh, TP thực hiện Đề án cá nóc, có tới 4 địa phương là Hải Phòng, Phú Yên, Bà Rịa – Vũng Tàu và Kiên Giang xin không kéo dài thời gian thực hiện đề án. Chỉ còn Khánh Hòa là vẫn muốn được kéo dài thêm thời gian thực hiện Đề án.


Cá nóc được thu mua lén lút tại cảng cá Sa Huỳnh

Về vấn đề này, theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám, thời gian thực hiện Đề án cá nóc giai đoạn 2013-2015 đã hết, nhưng một vấn đề đang đặt ra là quản lý, kiểm soát cá nóc như thế nào.

Bởi tuy đã có chỉ thị của Chính phủ (từ năm 2003) về cấm khai thác, thu gom, vận chuyển, bảo quản, chế biến, tiêu thụ cá nóc và sản phẩm từ cá nóc dưới mọi hình thức, nhưng trên thực tế việc cấm khai thác cá nóc là không thể, bởi không có nghề khai thác cá nóc, mà cá nóc thường vô tình lọt vào lưới ngư dân một cách tình cờ cùng với nhiều loại cá khác trong quá trình đánh bắt hải sản. Nếu vẫn cấm chế biến, tiêu thụ thì lượng cá nóc đó đi đâu?

Theo đại diện Sở NN-PTNT Kiên Giang, cá nóc cỡ nhỏ thì ngư dân bán cho những nơi xay làm bột cá để làm phân bón, còn cá nóc cỡ lớn, nếu không còn được bán cho DN để XK thì họ xẻ thịt phơi khô ngay trên tàu rồi đem vào bờ bán cho thương nhân Trung Quốc (cá nóc đã xẻ thành thịt thì cơ quan chức năng rất khó nhận biết được để ngăn cấm). Và vì vậy rất khó loại trừ khả năng một lượng cá nóc vẫn lọt ra thị trường nội địa.

Bởi vậy, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho rằng Đề án cá nóc đã kết thúc và không cần phải kéo dài thêm, nhưng từ thực tế cho thấy cần phải đề xuất Chính phủ bỏ lệnh cấm khai thác, bảo quản, thu gom, chế biến, tiêu thụ cá nóc vẫn đang có hiệu lực từ năm 2003 đến nay.

Thay vào đó là một cơ chế quản lý, kiểm soát chặt chẽ cá nóc vô tình vướng vào lưới ngư dân trong quá trình đánh bắt hải sản, với yêu cầu cao nhất là đảm bảo ATTP, không để xảy ra các vụ ngộ độc cá nóc. Đồng thời tạo điền thuận lợi cho các doanh nghiệp có năng lực tiếp tục XK cá nóc ra nước ngoài.

Nông Nghiệp Việt Nam, 17/04/2016
Đăng ngày 17/04/2016
Sơn Trang
Chế biến

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 19:21 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 19:21 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 19:21 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 19:21 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 19:21 25/04/2024