Thổn thức khi tôm được mùa mà lại… mất giá!

Là một người con đất miền tây, tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất phù sa màu mỡ của ĐBSCL, tuổi thơ của tôi gắn liền với hạt lúa, bờ ao, cánh cò và cả những… ao tôm.

Tôm mất giá
Tôm 40 con/kg lúc trước bán được 160 - 180.000đ/kg thì hiện tại chỉ còn 80 - 100.000đ/kg. Bán kiểu này thì lỗ là cái chắc!

Tôi biết đến nghề nuôi tôm này từ khi còn là một cậu bé 6 tuổi. Lúc đó rầm rộ người người nhà nhà ở xứ tôi người ta chuyển hết từ ruộng lúa sang ao tôm, ba tôi cũng là một trong số đó. Người ta thường nói “sinh nghề tử nghiệp”, nghề truyền nghề, nghiệp nối nghiệp từ đời này sang đời khác. Và hiện tại tôi - chàng trai 20 tuổi không theo số đông là vào đại học, bỏ quê lên thành phố lớn mà cũng đang nối nghiệp, là “đệ tử chân truyền” của ba trong nghề nuôi tôm thẻ này.

Không phải khoe khoang nhưng mà một tay ngang như tôi đã nuôi trúng được cả 3 vụ liên tiếp nhờ vào kinh nghiệm của ba, thời tiết thuận lợi và giá tốt trong những thời điểm đó. Tuy nhiên đến vụ thứ tư mà tôi nối nghiệp ba, giá tôm rớt chạm đáy đã khiến tôi và các chú các bác nuôi tôm nói chung “dở khó dở cười”.

Tôm lại…rớt giá!

Lúc đó là khoảng đầu tháng 3 dương lịch, tôm tôi đã thả được gần 2 tháng, mọi thứ đều đang tốt đẹp suôn sẻ, thì đùng một cái nghe tin sét đánh rằng tôm bán ra đang trên đà rớt giá. Tôi còn nghĩ tích cực rằng việc giá lên xuống là chuyện bình thường, xuống vài ngày rồi sẽ lên lại thôi. Vậy mà nó xuống được là xuống luôn, càng ngày càng rớt, còn tôm tôi nuôi thì càng ngày càng lớn, chi phí ngày càng nhiều.

Giá tôm thẻTôm nuôi thì càng ngày càng lớn, chi phí ngày càng nhiều

Vậy đó, mà giá thức ăn, giá thuốc, giá quạt, motor, tiền dầu thì đâu có giảm theo giá tôm. Đã không giảm mà những loại trên còn có khi tăng giá lên chút đỉnh so với trước. Tôm thì đang lớn lên trong ao, vẫn phải mua thức ăn, mua thuốc cho chúng nó lớn, chỉ còn cách là cho ăn cầm chừng, ít dùng thuốc nhất có thể, cái gì cũng hạn chế bớt, để giảm tiền vốn chờ tôm lên giá. Thế mà cần được hơn 1 tháng, tôm đã đến lúc xuất bán được nhưng giá vẫn rớt thảm hại, báo đài đưa tin giá tôm sẽ càng ngày càng rớt nữa, chưa có một dấu hiệu nào cho thấy sẽ lên giá trở lại. Tôi lâm vào tình trạng được mùa mà mất giá.

Được mùa mà không được giá!

Phải nói thêm, tôi nuôi dạng bán thâm canh cải tiến, ao bạt nhưng cũng chưa mấy thâm canh như người ta, lúc bán thì thường bán chợ chứ cũng không nhiều sản lượng đến mức bán cho xí nghiệp nhà máy thu mua. Tính ra nếu thuận lợi hết thì tôm tôi nuôi còn bán được giá cao hơn so với các hộ khác do xí nghiệp thu mua hoặc do thương lái mua trực tiếp tại ao. Nhưng đến lúc này tôm đã giảm đến 1 nửa so với lúc trước, đứng ngồi không yên, dò hỏi thì thay vì tôm 40 con/kg lúc trước bán được 160 - 180.000đ/kg thì hiện tại chỉ còn 80 - 100.000đ/kg. Bán kiểu này thì lỗ là cái chắc!

Giá kiểu này càng nuôi lâu là càng lỗ vốn, tôm thẻ 100 con/kg mà bán chỉ còn 60.000 đồng, với giá này cầm chắc là lỗ te tua tơi tả, tôi bán nhanh mấy ao tôm đang lớn 40-50 con/kg với mong ước nho nhỏ là hòa vốn. Nhưng người tính không bằng trời tính, tôi lỗ hơn 100 triệu với 3 ao 4 tấn tôm size 40-50con/kg của mình. Thật là đau!

Thằng con trai 20 tuổi đầu đã biết khóc vì một lần thất bại đau đớn trong đời. Tôi đã nghe rất nhiều về việc nuôi tôm lỗ, về việc tôm mất giá, về dịch bệnh khi nuôi. Ba tôi cũng có nói về việc lời lỗ là chuyện thường. Nhưng không ngờ đến tôi lại đau như vậy, rõ ràng là tôm tôi nuôi tốt, đều con, không mắc bệnh gì, không bị hụt đầu con, màu sắc cũng đẹp, vậy mà “nhờ” giá tôm rớt ở dưới đáy, tôi nhận một cái kết cực cay đắng trong sự nối nghiệp của mình. Nước mắt tôi đã rơi vì lỗ với cái lý do trời ơi đất hỡi này cùng món nợ đại lý hơn 100 triệu quằng nặng trên vai.

Chờ ngày tôm… lên giá!

Ao tômNhiều người chọn cách treo ao để chờ tôm lên giá

Dù vậy, một lần gục ngã đâu đánh bại được ý chí của thằng con trai mới 20 tuổi, được sự hậu thuẫn của ba, và niềm tin vào 3 lần nuôi thành công trước đó. Sau khi xuất bán hết tôi vẫn chuẩn bị ao cho vụ mới, theo dõi thường xuyên sự biến động của giá cả để chọn ngày thả giống. Nhưng một ngày, một ngày nữa, rồi một tháng trôi qua thì giá tôm vẫn không tăng, tôi bắt đầu cân nhắc đến việc treo ao hay thả thưa cầm chừng. Dưới lời khuyên của ba và mấy chú trong xóm, tôi chọn treo ao, mà không ngờ việc treo ao này kéo dài hơn 5 tháng trời ròng rã.

Thời gian đó vô cùng là khó khăn, tôi phải xin đi làm công nhân thời vụ ở 1 xí nghiệp trên thị xã để có tiền tự trang trải cuộc sống của mình và góp tiền trả nợ mỗi tháng cho đại lý. Mỗi ngày mỗi theo dõi tình hình giá cả tôm, tôi nhớ “cuộc sống tự do” của một thằng nuôi tôm nhỏ tuổi, mà bận cả ngày ngoài trời, nhìn đàn tôm mình nuôi ngày một lớn lên, chứ không phải là cũng bận rộn cả ngày nhưng bị bó buộc trong không gian của cái xưởng sản xuất này. Nợ tôm thì nuôi tôm trả, chứ làm xí nghiệp bao giờ mới trả hết nợ?

Chờ đợi thì không bao giờ là hạnh phúc như người ta nói đâu. Thấy nông sản, trái cây rớt giá thì có nhiều đợt giải cứu, chứ tôm rớt giá chẳng thấy ai cứu cả. Tôi cùng các chú bác bạn bè gần đây đã chờ rất lâu, ao treo đến khô cằn nứt nẻ đến nay là đầu tháng 10 thì mới nghe giá tôm tăng trở lại. Mừng rân, nghỉ làm xí nghiệp về nhà theo lại cái nghề cha truyền con nối.

Tôm thẻTương lai nào cho số phận con tôm?

Thôi thì cứ thuận theo tự nhiên, người nông dân như tôi đâu có quyền lựa chọn. Tôi thì còn trẻ, chỉ thương cho mấy chú bác lớn tuổi chỉ sống dựa hết vào cái nghề “bạc bẽo” này làm kế sinh nhai. Rồi tương lai nào cho chúng tôi, tương lai nào cho số phận con tôm?

Đăng ngày 20/11/2023
Hà Tử @ha-tu
Kinh tế

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:14 01/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 00:14 01/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 00:14 01/12/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 00:14 01/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 00:14 01/12/2024
Some text some message..