“Thủ phủ” tôm hùm chạy đua với bão

Người nuôi tôm hùm ở TX. Sông Cầu (Phú Yên) đang cố gắng hạ lồng nuôi tôm hùm xuống sâu để giảm thiệt hại khi bão số 5 đổ bộ.

Vùng nuôi tôm Phú Yên
TX. Sông Cầu có lượng lồng bè, người nuôi thủy sản lớn nhất tỉnh Phú Yên

TX. Sông Cầu được mệnh danh là thủ phủ tôm hùm của Phú Yên, hiện có hơn 3.070 hộ nuôi trồng thủy sản, trong đó có 1.861 bè nổi, hơn 77.000 lồng nuôi tôm hùm thịt, hơn 23.800 lồng nuôi tôm hùm ươm giống và gần 5.800 lồng nuôi cá biển. Lấy thiệt hại do cơn bão Damrey năm 2017 là bài học, nên từ sớm người dân TX. Sông Cầu đã tất bật chuẩn bị ứng phó với bão số 5.

Để ứng phó với bão số 5, từ chiều hôm qua (29/10) đến nay các hộ nuôi tôm hùm khẩn trương gia cố lồng nuôi, hạ lồng xuống đáy, chằng néo để tránh sóng gây thiệt hại. Đồng thời di dời các tài sản có giá trị từ bè vào bờ.


Để ứng phó với bão, người nuôi tôm hùm hạ thấp lồng xuống đáy để tránh thiệt hại

Đang khẩn trương hạ 24 lồng nuôi tôm hùm xuống đáy, anh Trần Thế Đại, phường Xuân Phú, TX. Sông Cầu cho biết: “Để đảm bảo an toàn cho các lồng nuôi tôi đã cho tháo dỡ nhấn chìm các lồng xuống đáy vịnh, độ sâu 5,5m đến 6m, như vậy nếu bão đổ bộ vào, sóng biển, gió sẽ không ảnh hưởng nhiều đến lồng nuôi. Sau khi dìm các lồng nuôi xuống biển, gia cố chắc chắn, 12 giờ trưa nay tôi lên bờ tránh bão, tài sản là quan trọng nhưng trước tiên phải đảm bảo an toàn cho mình trước.”

Ghi nhận của PV, đến trưa nay ngày 30/10 tại Vịnh Xuân Đài, hầu hết các hộ nuôi trồng thủy sản đã thực hiện việc hạ thấp lồng, di chuyển người và các tài sản quan trọng vào bờ.

Đến 12 giờ trưa ngày 30/10, TX. Sông Cầu cấm tất cả các phương tiện tàu thuyền ra khơi

Đến 12h ngày 30/9, UBND thị xã Sông Cầu đã thực hiện việc cấm tất cả các phương tiện tàu thuyền ra khơi, kêu gọi người dân gia cố, đưa tàu thuyền vào các nơi neo đậu an toàn đã được chuẩn bị từ trước như: Vũng Chào, Vịnh Hòa, Phú Vĩnh, Mỹ Thành, Trung Trinh, Đầm Cù Mông; chính quyền và người dân các địa phương ven biển cũng đã hỗ trợ đưa 2.279 thuyền nhỏ, thúng chai lên bờ an toàn.

Đồng thời, UBND thị xã đã cắt cử lực lượng chốt chặn ở các khu vực nguy hiểm khu vực ven biển, ven sông, vùng sạt lở, nghiêm cấm người dân di lại tại vùng ngập nước sâu, nước chảy xiết, vớt củi trên các sông, suối.

Ông Đào Mỹ, Chủ tịch UBND TX. Sông Cầu cho biết, trên địa bàn thị xã có 1.800 hộ dân thường xuyên ở trên các bè nổi nuôi thủy sản trên các Vịnh Xuân Đài và Đầm Cù Mông, UBND thị xã đã thông báo cho tất cả các hộ dân phải thực hiện di dời vào bờ trước 11 giờ trưa ngày 30/10.

“Sau 15 giờ, ngày 30/10, đoàn liên ngành của thị xã sẽ thực hiện cưỡng chế đối với các trường hợp không di dời. UBND thị xã cũng yêu cầu Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các xã, phường bố trí lực lượng trực 24/24 theo dõi chặt chẽ thông tin diễn biến của thời tiết; chuẩn bị đầy đủ phương tiện, vật tư để sẵn sàng hỗ trợ, cứu nạn người dân khi xảy ra mưa lớn, lũ quét” - ông Mỹ nói.

Sáng 30/10, đi kiểm tra công tác phòng chống bão tại TX. Sông Cầu, Cục Trưởng Cục Kiểm ngư Lưu Văn Huy đã trực tiếp kiểm tra việc gia cố lồng bè, công tác đảm bảo an toàn cho người dân trên các lồng nuôi trồng thủy sản tại Vịnh Xuân Đài.

Đoàn công tác của Cục Kiểm ngư kiểm tra tình hình phòng chống bão số 5 tại vùng nuôi trồng thủy sản vịnh Xuân Đài.

“Qua kiểm tra thực tế, chúng tôi nhận thấy chính quyền địa phương và người dân đã thực sự chủ động ứng phó với bão, thực hiện nghiêm khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng Cục Thủy sản, các lồng nuôi, bè nuôi đã được gia cố, hạ thấp lồng chìm xuống biển để đảm bảo an toàn. Dự kiến bão sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ, sẽ gây thiệt hại lớn, vì vậy chính quyền địa phương và người dân không được phép chủ quan, đồng thời phải thực hiện nghiêm việc cấm biển, tuyệt đối không để người dân trên các lồng nuôi trước thời gian bão đến” - ông Huy đánh giá.

Dân Trí
Đăng ngày 31/10/2019
Trung Thi
Môi trường

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh

Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Ao nuôi
• 10:14 08/03/2024

Tác động tiêu cực từ việc đánh bắt cá bằng Xyanua

Đánh bắt cá bằng hóa chất, cụ thể ở đây là Xyanua là là phương pháp đánh bắt cá  thông qua việc rải các hóa chất xuống khu vực có cá và được cho là làm cá “hôn mê” để thuận tiện cho việc đánh bắt.  Đây là một việc rất nguy hiểm, vừa hủy hoại môi trường, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng bởi Xyanua là chất cực độc, dễ dàng gây chết dù chỉ một lượng nhỏ.

Đánh bắt cá
• 11:18 06/03/2024

Thả con giống bồi hoàn đa dạng sinh học

Sáng ngày 6.3, Công ty CP cảng Quy Nhơn - chủ đầu tư dự án Đầu tư nâng cấp bến số 1- cảng Quy Nhơn đã thả 469.600 con giống thủy sản (cá chẽm, cua, tôm sú) để bồi hoàn đa dạng sinh học tại Ngã 3 sông Trường Úc (gần đập tràn Quy Nhơn 3, tổ 28, KV 4, phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn) và khu nước trước bến số 1 cảng Quy Nhơn với tổng kinh phí gần 74 triệu đồng.

Thả giống bồi hoàn sinh học
• 10:32 06/03/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 06:43 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 06:43 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 06:43 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 06:43 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 06:43 29/03/2024