Tiền Giang: Lợi ích của mô hình kết hợp nuôi cá – lúa và những kỹ thuật cần lưu ý

Mô hình nuôi cá trên ruộng lúa đã mang lại kết quả rất khả quan, góp phần bảo vệ môi trường, tăng thêm thu nhập nhằm cải thiện đời sống cho nông dân giúp họ làm giàu trên mảnh đất của mình một cách bền vững.

mô hình cá - lúa

Nuôi cá kết hợp với trồng lúa sẽ góp phần làm tăng năng suất lúa, khả năng tiêu diệt sâu rầy của cá sẽ làm giảm vấn đề sử dụng thuốc trừ sâu trong canh tác lúa. Khi nuôi cá - lúa lợi ích mang lại là hạn chế côn trùng hại lúa, cỏ dại, ốc bươu vàng, các bệnh về lúa do cá sử dụng làm thức ăn sẵn có trong ruộng lúa, ngoài ra còn giảm lượng phân bón và thuốc trừ sâu độc hại cho con người, môi trường; tiết kiệm được lượng giống, phân bón, mặt khác còn sử dụng hiệu quả cho những vùng trồng lúa bị ảnh hưởng lũ.

Có hai hình thức chủ yếu để nuôi cá - lúa hiện nay là nuôi xen canh và luân canh:

- Nuôi xen canh: Cấy lúa và nuôi cá trong cùng một thời vụ, lúa cấy sau khi hoàn tất đẻ nhánh mới đưa cá vào ruộng, thu hoạch cá thường tiến hành sau khi gặt lúa. Ưu điểm của mô hình này là: tăng thêm thu nhập trên một diện tích đất, tận dụng mặt nước và thức ăn sẵn có trên ruộng lúa, cá ăn côn trùng rong cỏ thực vật và thải phân làm tốt cho lúa, việc sử dụng phân bón cho ruộng lúa sẽ làm tăng thức ăn tự nhiên cho cá, mô hình này chỉ thả cá nuôi ở mật độ thấp.

            - Nuôi luân canh: Làm một vụ lúa và thu hoạch xong rồi dẫn nước để nuôi một vụ cá. Đối với mô hình này thì lợi nhuận từ nuôi cá cao hơn trồng lúa, làm tăng độ phì nhiêu của đất, giảm chi phí cải tạo đất và phân bón cho vụ đông xuân tuy nhiên với mô hình này thì vốn đầu tư cao và đòi hỏi người nuôi cần phải nắm vững kỹ thuật xây dựng mô hình cũng như chăm sóc cho cá.

Tiền Giang hiện có 83.083,37ha diện tích canh tác lúa. Năng suất lúa bình quân là 5,933 tấn/ha. Tình trạng độc canh cây lúa sản xuất liên tục 3 vụ/năm trong nhiều năm qua ở những vùng trọng điểm sản xuất lương thực đã trở thành tập quán của nông dân, nếu không có biện pháp quản lý thì khả năng tầng canh tác ngày một cạn kiệt dưỡng chất, sinh ra nhiều độc chất, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng về sau.

Ngoài ra, khi thu hoạch lúa hè thu chính vụ là thời điểm nước lũ tràn về, không trồng lúa được, đất ruộng bỏ trống. Lúc này người dân vùng lũ sống bằng nghề khai thác thủy sản tự nhiên nhưng nguồn lợi này ngày một cạn kiệt, nông dân lại không có việc làm. Ở đây nông dân chủ yếu trồng lúa, dù năng suất thấp giá cả bấp bênh nhưng cây lúa vẫn là nguồn thu chính. Mặt khác, trong ba vụ lúa chỉ có vụ Đông Xuân đạt hiệu quả, hai vụ còn lại thường cho năng suất thấp, lợi nhuận không cao nên nông dân làm mà không có dư.

Vì thế mô hình kết hợp nuôi cá lúa sẽ góp phần khắc phục những hạn chế như trên. Cách làm của mô hình này có một số kỹ thuật cần lưu ý:

Khi thu hoạch lúa vụ hè thu sớm (vụ 2) xong, nông dân bắt đầu chuẩn bị ao mương chiếm 15-20% của diện tích ruộng để thả cá, có thể tận dụng ao có sẵn tiếp giáp ruộng cải tạo lại và chỉ đào thêm mương bao xung quanh ruộng. Song song với việc chuẩn bị mương thả cá thì chuẩn bị ruộng để sạ vụ hè thu chính vụ (vụ 3). Lúa sạ thưa theo hàng hoặc cấy. Khi lúa hoàn tất giai đoạn đẻ nhánh khoảng 30 ngày bơm nước vào để cá lên ruộng ăn sâu rầy và cá cung cấp phân cho lúa.

Thu hoạch lúa hè thu chính vụ xong cho nước vào ruộng và cho cá lên ruộng, giai đoạn này đặc biệt chú ý rào lưới xung quanh ruộng và ao thật kỹ, kiểm tra lưới thường xuyên hàng ngày để bảo vệ cá nhất là khi có nước lũ về. Thời gian này cá lớn rất nhanh và không cần cho ăn thức ăn viên. Đến lúc nước lũ rút, cá cũng đạt kích cỡ thương phẩm xuất bán và chuẩn bị cho vụ lúa Đông-Xuân.

Có một số lưu ý:

  - Thiết kế ao xung quanh ruộng phải có đường để máy gặt đập vô được để giúp giảm chi phí thu họach bằng tay. Diện tích ao nuôi tốt nhất 15-20% diện tích ruộng.

  - Nên chọn loài nuôi và thả mật độ phù hợp điều kiện đầu tư của nông hộ. Các loại cá có thể thả nuôi thịt: rô đồng là chính (khoảng 70-80%) còn 20-30% ghép thêm một trong những loài như cá sặc rằn, chép, mè trắng, mè vinh. Mật độ khoảng 5con/m2 là vừa.

- Cá giống được thả trước ở mương. Khi lúa khoảng hơn 1 tháng nâng nước tối đa khoảng 1tuần cho cá lên ruộng hết lúc này hiệu quả diệt sâu rầy rất cao, rồi giảm mực nước xuống sao cho cá vẫn ở trên ruộng được. Khi nào rút cá xuống mương thì rút nước từ từ để cá dễ xuống. Phải theo giai đoạn phát triển của cây lúa mà cho cá lên ruộng, cá lên ruộng càng nhiều cá càng phát triển nhanh và giảm được thức ăn viên, giảm chi phí.

- Cá con mới thả định kỳ phòng bệnh bằng vôi và muối, cá giai đoạn nhỏ cho ăn thức ăn viên, khi thu hoạch lúa vụ 3 xong cho hết cá lên ruộng nên cho ăn ít thức ăn, tùy vào thời kỳ sinh trưởng của cây lúa mà nâng nước cho cá lên ruộng, hiệu quả cá ăn sâu rầy rất tốt.

- Khi thực hiện mô hình này thì cá ăn sâu rầy nên không cần xịt thuốc sâu, chỉ có xịt thuốc bệnh lem lép hạt và khô cổ bông và giảm được lượng phân.

- Nên có trồng rau màu trên bờ hoặc có bèo để cung cấp thức ăn thêm cho cá để giảm chi phí.

- Lưu ý tính ăn của từng loài cá để cung cấp đủ và đúng loại thức ăn và chọn thời điểm bán cá theo nhu cầu thị trường.

- Làm bờ bao và rào lưới bảo vệ chắc chắn, vào mùa lũ kiểm tra lưới hàng ngày.

- Những hộ liền kề có thể hợp tác thành tổ để giảm chi phí về công quản lý chăm sóc.

- Lúa sạ thưa theo hàng hoặc cấy. Nên giảm phân đạm tăng kali cho lúa cứng cây năng suất cao, tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học.

- Phải có sổ nhật ký ghi chép hàng ngày những công việc trong quá trình nuôi giúp nông dân dễ dàng hạch toán được hiệu quả kinh tế và là cơ sở để truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhất là sản phẩm xuất khẩu.

- Về chọn thời điểm bán cá cũng quyết định rất lớn đến hiệu quả kinh tế, xác định nhu cầu thị trường để bán cá có giá cao như cá rô đồng bán trước khi lũ về, cá chép bán trước tết, mè trắng và sặc rằn bán vào dịp tết để xay chả hoặc làm khô.

Với 01ha đất, hàng năm bà con thu lời từ cá khoảng 40 triệu đồng và lời từ lúa khoảng 50 triệu, cho nên mô hình kết hợp nuôi cá và 3 vụ lúa này lời gần gấp đôi so với chỉ trồng 3vụ lúa. Đặc biệt là tạo ra sản phẩm cá và lúa an toàn, sản xuất thân thiện với môi trường và phát triển bền vững trong tương lai./.

Tiền Giang, 16/07/2016
Đăng ngày 16/07/2016
Nguyễn Thị Phương Dung
Nuôi trồng

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 09:59 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:06 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 10:06 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:10 30/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 05:10 30/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 05:10 30/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 05:10 30/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 05:10 30/11/2024
Some text some message..