Vắng khách, Ấn Độ biến hồ bơi nghỉ dưỡng thành bể nuôi cá

Một khu nghỉ dưỡng sang trọng ở miền Nam Ấn Độ trở thành trang trại nuôi cá nhằm cứu vãn tình trạng kinh doanh chìm trong khủng hoảng do Covid-19.

Hoạt động nuôi cá
Hoạt động nuôi cá trong hồ bơi của resort này đang nhận được sự chú ý của cộng đồng. Ảnh: AFP.

Thông thường, hồ bơi dài 150 m tại khu nghỉ dưỡng Aveda ở bang Kerala (Ấn Độ) luôn chật cứng du khách châu Âu. Tuy nhiên, giờ đây, bên trong hồ nước này là hàng nghìn con cá karimeen (một loài cá bản địa có nhiều ở dọc bờ biển phía đông và tây nam bán đảo Ấn Độ).

Khu phức hợp Aveda bị buộc phải đóng cửa vào tháng 3 khi lệnh phong tỏa toàn quốc được thi hành. Kể từ đợt tạm ngừng hoạt động này, rất ít khách sạn ở Ấn Độ được phép mở cửa trở lại. Trong số những nơi vẫn đóng cửa, không nhiều hồ bơi có sức chứa 7,5 triệu lít nước có thể được đưa vào sử dụng thay thế.

"Chúng tôi không có doanh thu, vì vậy vào tháng 6, chúng tôi đã thả khoảng 16.000 con cá karimeen 2 tháng tuổi vào bể", Jyotish Surendran, Tổng giám đốc của Aveda, nói với AFP.


Khu nghỉ dưỡng Aveda (Ấn Độ) tận dụng bể bơi để nuôi cá. Ảnh: AFP.

Cá mất khoảng 8 tháng để đạt được kích cỡ mong muốn. Loài cá này là nguyên liệu phổ biến cho các món ăn ở miền Nam Ấn Độ và Trung Đông. "Chúng tôi dự định thu hoạch cá vào tháng 11 và sẽ xuất khẩu sang Trung Đông", Surendran cho biết. Ông cũng dự đoán khoảng 4 tấn cá karimeen nuôi trong bể bơi có thể trị giá 40.000 USD trên thị trường.

Trang trại tạm bợ sẽ không đủ để Aveda bù đắp thiệt hại do đại dịch, nguyên nhân khiến nhiều khách sạn phá sản. Tuy nhiên, Surendran hy vọng rằng số tiền này sẽ giúp trang trải các hóa đơn cơ bản để doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động cho đến khi khách du lịch quay trở lại.

Aveda có kế hoạch vẫn nuôi cá ngay cả khi hoạt động kinh doanh trở lại. Ông Surendran nói: "Chúng tôi không thể tiếp tục nuôi cá trong bể bơi, nhưng Aveda đang cố gắng tìm vùng đất khác để có thể triển khai các dự án lớn hơn".

Zing
Đăng ngày 26/08/2020
Uyên Hoàng
Thế giới

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 20:36 19/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 20:36 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 20:36 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 20:36 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 20:36 19/04/2024