Về miền Tây đi chài cá… “thập cẩm”

Những ngày tháng Năm đầy nắng, dạo quanh các ao hồ dễ dàng bắt gặp lác đác những chiếc xuồng cùng các lão nông cởi trần đi chài cá. Người dân quê sau ngày mùa rảnh rỗi thường đến các đầm cá đã thu hoạch xong rồi để “bắt hôi”. Do nước trong hồ còn sâu nên họ phải dùng chài để bắt cá. Âu đó cũng là thú vui dân dã, góp phần tạo nên nét sinh hoạt thường thấy ở miền Tây.

chài cá
Chài cá trên chiếc xuồng con (ảnh: Hoàng Lê)

Sau khi đã thu hoạch cá xong, các chủ đầm về tìm mua giống mới để chuẩn bị thả cá vào mùa mưa. Lúc này đây, ao cá phẳng lặng, dòng nước xanh phẳng lặng như tờ, nhưng khi ném chút cám xuống hồ là cá vẫn lại nổi lên, lay động mặt nước. Cá trong hồ tháng này là cá nguyên sinh đủ loại, nào cá mè, cá sặc, cá chép… thi nhau bơi lên mặt nước để tìm thức ăn. Chỉ chờ có vậy, các lão nông đem xuồng con xuống hồ chài cá để “lai rai” buổi chiều.

Nhiều khách phương xa mới lần đầu đặt chân đến nơi đây đều thắc mắc, chài như thế để bắt cá gì? Các lão nông cười vui mà nói rằng: cá “thập cẩm”. Không thể gọi tên, cá loại gì nếu sử dụng chài mà dính lưới thì đều được. Mỗi lần quăng chài kéo lên, cá lay động làm cho lưới rung lên trông đến thích mắt.

Đối với người miền Tây, việc đi chài cá là chuyện hằng ngày nên gần như ai cũng biết cách để chài. Điều thú vị khi đi chài là được ngồi bắt cá sau khi đã kéo chài lên, con nào con nấy tươi nguyên, cố vùng vẫy trong mành lưới. Có khi cá to mắc lưới, một người kéo chài không nổi phải nhờ người khác hỗ trợ, được con cá to là có thể mang về nhà mà không cần phải đi chài tiếp.

lão nông
Chài cá là một thú vui của các lão nông miền Tây (ảnh Hoàng Lê)

niềm vui lớn
Niềm vui của lão nông khi bắt được cá to (ảnh: Hoàng Lê)

Nhớ những ngày sống ở quê, cha tôi cũng có một miệng chài dùng để bắt cá “thập cẩm” cải thiện bữa ăn cho chúng tôi. Mỗi lần thấy cha vác cái chài ra ruộng là chúng tôi mừng lắm, chạy theo chờ cha kéo chài lên để mà bắt cá. Nhờ có cái chài ấy mà anh em chúng tôi được ăn những con cá tươi, béo ngậy do bàn tay đảm đang của má tôi chế biến. Tôi thích nhất là cá ngát nấu cach chua nên mỗi khi cha tôi chài được cá ngát là tôi lại mang cá về trước để mẹ hái ít lục bình dưới mé sông nấu thành nồi canh chua khoái khẩu.

Có năm, cá trong hồ nhiều lắm, cha tôi mang chài ra đầm mỗi ngày tranh thủ bắt cá về cho mẹ phơi khô để cho chúng tôi mang lên thành phố ăn khi trọ học xa nhà. Thích nhất là cá lòng tong được má ướp đẫm gia vị rồi mang ra phơi nắng. Đến ngày tôi đi học má cẩn thận gói khô lòng tong vào miếng lá chuối rồi bỏ vào túi cho tôi. Những ngày túng thiếu xa nhà, tôi lấy khô lòng tong đem rang để dùng cho qua bữa. Ăn hết cá, cha tôi lại gửi lên cho chúng tôi dùng trong suốt thời gian trọ học.

Tháng này nắng gắt, chắc là giờ này cha tôi cũng đang vác cái miệng chài ra hồ chài cá như những ngày xưa. Nhớ mãi đôi vai gầy, làn da rám nắng của cha bơi trên chiếc xuồng con trên mặt hồ đi chài cá…

Báo Dân Việt, 25/05/2015
Đăng ngày 25/05/2015
Bài và ảnh: Hoàng Lê
Đánh bắt

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Thiệt hại đến 500 triệu USD nếu thuỷ sản Việt Nam bị áp “thẻ đỏ”

Dự kiến vào tháng 10 năm 2023, Đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ tiến hành đánh giá lần thứ 4 về việc thực hiện biện pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không tuân thủ quy định (IUU) tại Việt Nam.

Tàu cá
• 10:08 06/09/2023

Ngư dân Nghệ An câu được cá sủ vàng dài gần 1m

Vừa qua, một ngư dân Nghệ An đã câu được 1 con cá dài gần 1m. Con cá có màu vàng lấp lánh chạy dọc 2 bên thân, được đa số người dân đoán là cá sủ vàng.

Cá sủ vàng
• 15:52 05/09/2023

Bắt chem chép nuôi tôm hùm giúp ngư dân thu về hàng triệu đồng

Nghề nuôi tôm hùm không chỉ đang mở ra một lĩnh vực làm mới, mà còn đóng góp tích cực trong việc tăng thu nhập cho các gia đình tại vùng ven biển.

Con chem chép
• 11:15 13/08/2023

Bình Định tuyên truyền, tập huấn chống khai thác IUU

Sáng 8.8, tại phường Tam Quan Bắc, Sở NN&PTNT tỉnh phối hợp với Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT) tổ chức lớp tập huấn, tuyên truyền, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU) cho 130 ngư dân ở 6 xã, phường ven biển của TX Hoài Nhơn.

Lớp tập huấn
• 11:14 11/08/2023

Độc cấp tính của thuốc trừ sâu Padan 95SP đến tỷ lệ sống của cá chép

Nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong kinh tế Việt Nam. Trong trồng trọt, con người đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để trừ dịch hại, chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật. Nhóm thuốc có gốc lân hữu cơ và Carbamate được người dân sử dụng thường xuyên trong canh tác lúa ở ĐBSCL.

Cá chép
• 20:14 26/09/2023

Bình Định: Tập huấn ứng dụng công nghệ trong câu tay cá ngừ đại dương

Sáng ngày 25.9, tại UBND phường Tam Quan Nam (TX Hoài Nhơn), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã Hoài Nhơn phối hợp với Trung tâm khuyến nông tổ chức tập huấn “Quy trình ứng dụng công nghệ nano ni tơ trong bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu”.

Cá ngừ đại dương
• 20:14 26/09/2023

Nuôi tôm thiếu vốn chuyển đổi mô hình nuôi hiện đại

Nhiều người nuôi tôm nước lợ nỗ lực chuyển đổi mô hình, tuy nhiên, gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Thực tế ở tỉnh Sóc Trăng có nhiều diện tích nuôi tôm lót bạt tuần hoàn và cũng hy vọng thời gian tới khó khăn phần nào được giải quyết khi tín hiệu mới đang mở ra.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:14 26/09/2023

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 20:14 26/09/2023

Bình Định tiếp tục tăng cường công tác phối hợp phòng chống khai thác IUU

Trong thời gian gần đây, các lực lượng chức năng: Hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư của một số nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippin… đã gia tăng số lượng tàu tuần tra, tăng tần suất các hoạt động truy quét, tuần tra, giám sát trên biển và xử lý kiên quyết, cứng rắn đối với các tàu cá nước ngoài hoạt động đánh bắt trên vùng biển của họ và các vùng biển chồng lấn, vùng biển giáp ranh và có tranh chấp với nước ta.

Tàu cá
• 20:14 26/09/2023