Vì sao hải sản ngày càng khó nuôi?

Thời gian qua, nuôi trồng hải sản trong tỉnh Khánh Hòa gặp nhiều khó khăn, đặc biệt tình trạng cá bớp chết hàng loạt tại huyện Vạn Ninh và TP. Cam Ranh đã đặt ra những thách thức đối với người nuôi hải sản hiện nay.

Người nuôi cá bớp tại huyện Vạn Ninh điêu đứng vì cá chết liên tục

Thiệt hại liên tục

Theo ông Nguyễn Ngọc Ý - Trưởng phòng Kinh tế huyện Vạn Ninh, năm nay, người nuôi cá ở xã Vạn Thạnh bị thiệt hại nặng nề do cá chết. Nếu như đợt mưa lũ đầu tháng 11 đã khiến cho 10.000 con cá bớp, trọng lượng khoảng 35 tấn của 260 hộ nuôi cá bớp lồng bè ở Đầm Môn (Vạn Thạnh) bị chết, thì đến cuối tháng 11, cũng tại khu vực Đầm Môn, chỉ trong 2 ngày, 240 lồng nuôi 24.000 con cá bớp kích cỡ 2 - 8kg/con, sản lượng ước tính hơn 117 tấn bị thiệt hại. Nguyên nhân cá chết lần này được xác định là do tảo gây hại. Tìm hiểu thêm được biết, tảo xuất hiện, nở hoa chủ yếu là do môi trường nước bị ô nhiễm.

Trong khi đó, tại khu vực vịnh Cam Ranh, từ tháng 7 đến tháng 10-2016, đã có khoảng 4.000 ô lồng nuôi thủy sản liên tục chết trắng. Mới đây, ngày 28 và 29-11, 20 tấn cá bớp của người dân nuôi tại phường Cam Phúc Nam cũng bị chết. Nguyên nhân được xác định là do không thực hiện kiểm dịch cá giống, sử dụng cá tạp làm thức ăn khiến nhóm vi khuẩn Streptococcus SP gây bệnh bỏng đỏ tấn công làm cá chết hàng loạt.

Năm nay, cá nuôi trên đầm Nha Phu (thị xã Ninh Hòa) cũng chết trắng lồng nhiều đợt với số lượng hàng trăm tấn, thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Nguyên nhân cũng do ô nhiễm môi trường khiến cá nhiễm khuẩn Vibrio alginolyticus với mẫu xét nghiệm có vết vi khuẩn dày đặc.

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc nuôi trồng hải sản ở Khánh Hòa đang đối mặt với nhiều thách thức như: mang tính tự phát, thiếu quy hoạch. Trong khi đó, điều kiện hạ tầng còn hạn chế, trình độ kỹ thuật của người nuôi chưa đáp ứng được yêu cầu… Những nguyên nhân này đã khiến sản xuất kém hiệu quả; môi trường nuôi bị ô nhiễm nghiêm trọng, làm cho nghề nuôi hải sản phát triển thiếu bền vững.

Cần có quy hoạch để phát triển

Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi thực tế của mình, ông Phạm Đức Phương - Quản lý bè nuôi cá biển (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I) tại vịnh Vân Phong cho biết: Bè nuôi của viện đầu tư 12 tỷ đồng, quy mô nuôi công nghiệp từ 200 đến 300 tấn/năm, sử dụng công nghệ lồng bè bằng nhựa của Na Uy, hệ thống này có khả năng chịu sóng gió, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm. “Thời gian qua, hải sản nuôi tại Khánh Hòa chết hàng loạt ở rất nhiều nơi, nhưng trại nuôi của chúng tôi không bị tác động do nuôi xa bờ, không ảnh hưởng việc ô nhiễm ven bờ. Tuy nhiên, chi phí đầu tư nuôi theo công nghệ Na Uy khá cao, để áp dụng công nghệ mới này ngư dân rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước”.

Tại hội nghị phát triển nuôi trồng thủy sản biển, tổ chức tại TP. Nha Trang mới đây, ông Trần Công Khôi - Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản cho rằng, để giải quyết các thách thức trên phải có một chương trình khoa học, công nghệ riêng dành cho lĩnh vực nuôi biển nhằm giải quyết đồng bộ việc phát triển bền vững cho nghề này như: giống, thức ăn, công nghệ nuôi, quản lý môi trường, công nghệ bảo quản, thị trường sau khai thác… Ngoài ra, việc nuôi hải sản đang mâu thuẫn rất lớn với những mối nguy hại từ các khu công nghiệp, hoạt động xây dựng, du lịch… Do đó, cần có chính sách, quy hoạch riêng cho ngành này để khai thác tiềm năng nuôi biển.

Trong khi đó, ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, việc đảm bảo chất lượng, sản lượng cho các sản phẩm hải sản xuất khẩu hiện nay là vấn đề rất quan trọng. Nếu một vùng biển ô nhiễm thì rất khó có thể quy hoạch, đặt các dự án, thực hiện việc nuôi trồng, cũng như áp dụng nuôi trồng các thủy sản biển. Mặt khác, giá thành sản xuất của nước ta còn cao do đó khó cạnh trạnh, sản xuất thiếu ổn định. Vì vậy, cần chọn đối tượng ưu việt, hướng đến thị trường nội địa nhiều hơn.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, để phát triển nuôi trồng hải sản bền vững, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chú trọng việc triển khai quy hoạch chi tiết mặt nước các vịnh, đầm trên địa bàn dành cho những đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao như: tôm hùm, các loài cá biển và một số loài hải sản khác. Cùng với đẩy mạnh việc triển khai các chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng hải sản; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng nuôi tập trung, ứng dụng công nghệ cao vào nuôi..., theo chia sẻ của ông Lê Tấn Bản - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tiến hành hoàn thiện để trình UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy sản và quy hoạch không gian ven bờ giai đoạn 2016 - 2025. Trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt, sở sẽ phối hợp với các địa phương triển khai lập quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản vùng ven biển và các vịnh. Từ đó sẽ rà soát, đánh giá, sắp xếp lại các vùng nuôi, đảm bảo ổn định phát triển sản xuất.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 10 tháng năm 2016, sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh đạt 12.000 tấn, đạt 90,6% kế hoạch, giảm 2,3% so với cùng kỳ năm trước. Toàn tỉnh thả nuôi 24.899 lồng tôm hùm, sản lượng ước đạt 470 tấn; 4.942 lồng cá biển (cá mú, cá bớp, cá hồng, cá chim trắng), sản lượng ước đạt 1.430 tấn; 120ha rong biển, sản lượng ước đạt 530 tấn; ốc hương nuôi biển sản lượng ước đạt 130 tấn…

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 24/12/2016
Hải Lăng
Nuôi trồng

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Túi đựng rác thải nhựa chuyên dùng trên tàu cá

Tiến sỹ Trần Văn Vinh (SN 1968, quê xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định), chuyên ngành Quản lý và khai thác thủy sản, hiện là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định).

Tàu cá
• 09:46 11/01/2023

Một số cách sửa chữa và vệ sinh cho ao lót bạt hiệu quả

Việc sửa chữa và vệ sinh cho bạt lót ao hồ tôm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đáy hồ khỏi những tác động có hại từ môi trường xung quanh, duy trì chất lượng nước và chất lượng bạt trong ao tôm. Tuy nhiên, để thực hiện điều này một cách hiệu quả, thì bà con cần phải có sự hiểu biết về các loại bạt cũng như các kỹ thuật sửa chữa, vệ sinh cho bạt.

Ao lót bạt
• 09:43 10/05/2024

Cách thức tôm hấp thụ Canxi và Magie

Khi nuôi tôm trong điều kiện nước biển sẽ tôm phát triển rất tốt, nếu nuôi trong điều kiện nước lợ độ mặn thấp người nuôi phải bổ sung Ca, Mg trong môi trường nước làm sao đạt được tỷ lệ tối ưu tỷ lệ Canxi và Magie phù hợp nhất cho tôm phát triển.

Tôm thẻ
• 09:57 09/05/2024

Vệ sinh các thiết bị nuôi tránh gây lây nhiễm ở vụ sau

Ngoài việc thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật chuẩn bị, phòng ngừa dịch bệnh, vệ sinh và cải tạo kỹ ao cũ để đảm bảo chất bẩn, vi khuẩn có hại, dịch bệnh được xử lý triệt để cho ao tôm trước khi bắt đầu vụ mới. Thì bà con cũng cần quan tâm và đảm bảo vệ sinh đầy đủ các thiết bị cần thiết để hỗ trợ quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Vậy, làm thế nào để vệ sinh các thiết bị tránh gây lây nhiễm ở vụ sao đúng cách và an toàn. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Thiết bị ao nuôi tôm
• 08:00 08/05/2024

Các yếu tố ảnh hưởng đến tảo xâm chiếm ở ao nuôi

Trong ngành nuôi thủy sản, đặc biệt là ngành nuôi tôm, tảo đóng vai trò quan trọng như một nguồn dinh dưỡng và oxy hòa tan trong ao nuôi tôm. Chúng cung cấp dưỡng chất cho các loài động vật thủy sản và giúp duy trì môi trường sống lý tưởng.

Tảo
• 09:50 07/05/2024

Cá chết trên hồ sinh thái Bàu Sen (Quy Nhơn) do thiếu oxy

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định thông tin nguyên nhân của tình trạng cá chết nổi trắng ở hồ sinh thái Bàu Sen, thành phố Quy Nhơn do nguồn nước tại hồ có nồng độ oxy hòa tan quá thấp.

Cá
• 05:53 13/05/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng, bè trên hồ chứa nước thủy lợi

Sáng ngày 11/4, tại xã Cát Sơn, huyện Phù Cát, Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng, bè trên hồ chứa nước thủy lợi cho 30 hộ nông dân nuôi trồng thủy sản.

Nuôi lồng bè trên biển
• 05:53 13/05/2024

Một số quy định mới về xử phạt vi phạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Ngày 05 tháng 4 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/5/2024. Đối với lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quy định xử phạt vi phạm cụ thể như sau:

Đánh bắt cá
• 05:53 13/05/2024

Loài cá bé nhỏ tạo ra âm thanh cực lớn

Không sở hữu một thân hình đồ sộ, nhưng loài Danionella cerebrum bé nhỏ đang trở thành một đối tượng khoa học được kỳ vọng sẽ mang lại những kết quả khả quan trong những nghiên cứu về sự phát triển và hành vi phức tạp ở thần kinh nhờ vào khả năng tạo ra âm thanh cực lớn.

Danionella cerebrum
• 05:53 13/05/2024

Tại sao điều trị bệnh trên tôm lại kém hiệu quả?

Việc trị bệnh trong ngành nuôi tôm luôn là một thách thức không nhỏ đối với những người làm trong lĩnh vực này.

Tôm bệnh
• 05:53 13/05/2024