Tác nhân gây bệnh đen thân ở cá rô đồng nuôi thâm canh

Cá rô đồng (Anabas testudineus Bloch, 1792) là loài cá nước ngọt, phân bố rộng ở nhiều nước như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines...

ao cá rô đầu vuông

Ở nước ta, cá rô đồng thường sinh sống trong các loại hình mặt nước ruộng lúa, ao, mương, đìa, sông rạch..., là loại cá có thịt béo, thơm, dai, ngon, có giá trị cao, được nhiều người ưa chuộng và được tiêu thụ khá mạnh trên thị trường - cả ở vùng nông thôn lẫn thành phố do phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng.

Do đã chủ động được nguồn giống cá rô đồng nhờ sinh sản nhân tạo giống thành công, cũng như do loài cá này có khả năng sử dụng thức ăn chế biến công nghiệp trong khi nuôi nên hiện nay tại nhiều địa phương trong cả nước đã phát triển nuôi cá rô đồng theo hình thức thâm canh.

Cũng vì nuôi thâm canh với mật độ cao và cho cá ăn bằng thức ăn chế biến công nghiệp nên tuy cá rô đồng có thể sống được trong những điều kiện môi trường không thuận lợi nhưng vẫn không tránh khỏi việc xuất hiện một số bệnh ở cá nuôi, như bệnh xuất huyết, lở loét, nấm nhớt, sình bụng... và nhất là bệnh đen thân, gây tổn thất về kinh tế cho người nuôi.

Bệnh đen thân ở cá rô đồng được coi là một bệnh nguy hiểm vì bệnh có thể gây chết khối lượng lớn cá nuôi trong ao. Bệnh thường xảy ra ở giai đoạn đầu của chu kỳ nuôi, trong thời kỳ vào khoảng 20 - 30 ngày tuổi đến 55 - 60 ngày tuổi sau khi thả cá giống, khi chiều dài cá đạt khoảng 3,5 cm. Cá nuôi mắc bệnh đen thân có các dấu hiệu bệnh lý đặc trưng như màu sắc toàn thân cá chuyển sang màu đen, đôi khi có hiện tượng tuột vây, đứt đuôi. Cá bệnh thường nổi lên mặt nước, sau đó 1 - 2 ngày sẽ bị chết. Tỷ lệ cá chết vì mắc bệnh này dao động trong khoảng từ 40 - 70%, có trường hợp lên đến 90 - 100%! Giải phẫu cá bệnh thấy gan cá có biểu hiện sưng, xuất huyết hoặc chuyển màu nhợt nhạt, ruột cá không có hoặc có rất ít thức ăn.

Tuy bệnh đen thân gây ra tác hại lớn cho người nuôi thâm canh cá rô đồng nhưng do chưa có những hiểu biết rõ ràng về tác nhân gây bệnh đen thân ở cá rô đồng nuôi thâm canh nên cho đến gần đây vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu nào được xây dựng để phòng trị căn bệnh này.

Sau một thời gian phối hợp nghiên cứu giữa Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I với Phân viện nghiên cứu Thủy sản Minh Hải thuộc Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II, năm 2013, câu trả lời về tác nhân gây bệnh đen thân ở cá rô đồng nuôi thâm canh đã được đưa ra.

Bằng cách sử dụng phương pháp bao vây để xác định tác nhân gây bệnh ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn và phương pháp phân tích siêu cấu trúc để xác định sự có mặt của virus trong các mẫu cá rô đồng có biểu hiện mắc bệnh đen thân và cá rô đồng không có dấu hiệu bất thường (cá khỏe mạnh dùng làm đối chứng), được thu tại các vùng nuôi cá rô đồng thâm canh ở Bắc Giang, Hải Dương (phía bắc) và Hậu Giang, Đồng Tháp (phía nam) trong năm 2012, nhóm tác giả đã bước đầu làm sáng tỏ tác nhân gây bệnh đen thân ở cá rô đồng nuôi thâm canh.

Về tác nhân gây bệnh là ký sinh trùng, kết quả nghiên cứu cho thấy: Có bắt gặp một số ngoại ký sinh trùng như trùng bánh xe, trùng loa kèn, bào tử sợi và sán lá đơn chủ trên mang và da cá bị bệnh đen thân nhưng không bắt gặp ký sinh trùng Trypanosoma sp. trong máu cá. Tuy nhiên, các ký sinh trùng này được bắt gặp với tỷ lệ nhiễm thấp và đồng thời cũng gặp ở cả cá khỏe mạnh nên không thể coi ký sinh trùng là nguyên nhân gây ra hiện tượng đen thân ở cá rô đồng.

Về tác nhân gây bệnh là nấm: Kết quả nuôi cấy và phân lập nấm từ mang của các mẫu cá bệnh và cá khỏe mạnh đã phát hiện một số giống, loài nấm như Fusarium sp., Saprolegnia sp., Rhyzopus sp., Exophiala sp. và Aspergillus sp. với tần suất thấp và không đồng nhất ở các mẫu, do vậy nấm cũng không phải là nguyên nhân gây ra hiện tượng đen thân ở cá rô đồng.

Về tác nhân gây bệnh là vi khuẩn: Sau khi nuôi cấy và phân lập vi khuẩn từ gan, thận, não của cá bệnh và cá khỏe mạnh, đã thấy xuất hiện một số loài vi khuẩn thuộc các giống Aeromonas, Edwardsiella, Streptococcus, Flavobacterium, Staphylococcus với tỷ lệ nhiễm ở cá bệnh cao hơn ở cá khỏe mạnh. Đây là các nhóm vi khuẩn thường gặp ở cá nước ngọt và chúng có khả năng gây một số bệnh cho cá nuôi. Tuy nhiên, các dấu hiệu bệnh lý điển hình do các nhóm vi khuẩn này gây ra ở các loài cá nuôi trong nước ngọt lại không phải là những dấu hiệu phổ biến của cá rô đồng có biểu hiện mắc bệnh đen thân. Hơn nữa, chúng được phát hiện với tỷ lệ nhiễm thấp nên không thể là tác nhân gây bệnh đen thân ở cá rô đồng nuôi thâm canh, mà có khả năng chỉ là tác nhân cơ hội, tấn công cá khi cá đã bị mắc bệnh do một tác nhân khác gây ra bệnh và trong trường hợp này có thể là tác nhân virus, làm cho bệnh trở nên nặng thêm lên.

Về tác nhân gây bệnh là virus: Kết quả phân tích siêu cấu trúc các lát cắt siêu mỏng của các mẫu gan, thận, não của cá bệnh cho thấy hầu hết các tổ chức gan và thận đều có hiện tượng thoái hóa hoặc hoại tử, đồng thời quan sát thấy sự có mặt của các hạt virus bám quanh khoang thoái hóa. Các hạt virus này có dạng hình cầu đối xứng, đường kính khoảng 150 - 160 nm với lớp vỏ capsid bao ngoài. Riêng ở tổ chức não của cá có biểu hiện của bệnh đen thân, không thấy có sự biến đổi khác thường so với cá khỏe mạnh và không quan sát thấy có các hạt virus trong các tế bào mô não.

Để đánh giá vai trò của virus đối với bệnh đen thân ở cá rô đồng nuôi thâm canh, đã tiến hành tiêm dịch nghiền thô (không lọc) hoặc dịch nghiền lọc gan, thận thu được từ cá bệnh cho cá khỏe mạnh. Kết quả thực nghiệm gây nhiễm cho thấy các dấu hiệu đen thân đặc trưng tương tự ngoài tự nhiên đã xuất hiện ở cá khỏe mạnh trong tất cả các nghiệm thức thí nghiệm. Điều này đã giúp khẳng định virus phát hiện được trong gan, thận của cá bệnh là tác nhân gây bệnh đen thân ở cá rô đồng nuôi thâm canh.

Kết quả xác định được tác nhân gây bệnh đen thân ở cá rô đồng nuôi thâm canh sẽ tạo thuận lợi cho việc xây dựng và ban hành các quy trình, biện pháp hữu hiệu để phòng trị căn bệnh này, giúp phát triển nghề nuôi cá rô đồng thâm canh trong các vùng nước ngọt, nâng cao hiệu quả sử dụng mặt nước và tăng thu nhập kinh tế cho người nuôi cá.

Khuyến Nông Việt Nam, 26/06/2015
Đăng ngày 27/06/2015
Hoàng Quân
Dịch bệnh

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 20:31 26/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 20:31 26/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 20:31 26/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 20:31 26/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 20:31 26/04/2024