Sống lại miền đất "chết"!

Hơn 10 năm trước, 105 hộ dân nghèo xóm Tân Phong, xã Thạch Bàn (Thạch Hà - Hà Tĩnh) khấp khởi mừng khi dự án hỗ trợ nuôi tôm của Đan Mạch với tổng số vốn đầu tư lên đến gần 10 tỷ đồng được triển khai. Tuy nhiên, chỉ sau 1 năm, nhiều hộ đã bỏ nghề vì tôm bỗng dưng chết sạch, 105 hồ nuôi tôm bị bỏ hoang.

hồ tôm sắp thu hoạch
Niềm vui của gia đình anh Thắng bên hồ tôm chuẩn bị thu hoạch.

Năm 2012, nhận thấy tiềm năng của vùng đất bị lãng quên suốt nhiều năm, anh Nguyễn Phi Thắng (nay là Giám đốc HTX Thủy sản Diêm Hải) nảy sinh ý định làm “sống” lại miền đất “chết”. Ngặt nỗi, ý tưởng của người đàn ông chỉ có duy nhất chiếc xe máy cà tàng với 2 bàn tay trắng được coi là viễn vông và bị xã khước từ. Không chịu đầu hàng, anh Thắng lặn lội ra tận Thái Bình mời bằng được ông Trương Văn Ty ở huyện Tiền Hải - chuyên gia nuôi thành công cá chẽm đầu tiên ở Việt Nam về cùng giúp sức.

Sau khi kiểm tra các chỉ số về khí hậu, thổ nhưỡng và nguồn nước, ông Ty khẳng định có thể triển khai mô hình nuôi cá chẽm. Ông còn tận tình giúp anh Thắng hoàn tất các trình tự thủ tục để mở đường cho hướng làm ăn lâu dài vốn chưa tồn tại trong suy nghĩ của người đàn ông thôn quê. Từ nhận định của vị chuyên gia này, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi, đồng thời, tác động đến các hộ dân cho anh Thắng mượn 18 hồ tôm. Ngân hàng No&PTNT huyện Thạch Hà - Chi nhánh Thạch Khê đồng ý nâng nguồn vốn cho vay từ 50 triệu đồng lên 250 triệu rồi 450 triệu đồng vào cuối năm 2012. Từ chỗ 6 anh em góp vốn lập nên tổ hợp tác, đến cuối năm 2012, đã có thêm 12 thành viên tham gia, HTX Thủy sản Diêm Hải được thành lập. Những nỗ lực không mệt mỏi cùng sự chỉ dẫn tận tâm, tận tình của người đàn ông mà anh Thắng thường gọi là thầy, cuối cùng cũng được đền đáp: năm 2012, HTX Thủy sản Diêm Hải lãi ròng 300 triệu đồng.

Năm 2013 là thời điểm HTX Thủy sản Diêm Hải chuyển đổi 3 ao nuôi cá chẽm sang tôm thẻ chân trắng theo hướng thâm canh cải tiến. Bất ngờ ở chỗ, thành công ngoài sức tưởng tượng lại xuất hiện ở nơi nhiều hộ dân từng không mặn mà. Năm 2013, lợi nhuận nuôi từ tôm và cá chẽm tăng lên 2,5 tỷ đồng. Lý giải nguyên nhân thất bại của người dân thuộc dự án, anh Thắng cho rằng: “Những năm trước, các hộ nuôi theo hình thức quảng canh truyền thống. Không lắp đặt hệ thống sục khí vì dự án không triển khai hệ thống điện. Hơn nữa, đối tượng nuôi tôm lại là hộ nghèo nên không có tiền để lắp đặt. Còn nữa, các hộ lấy nước tự nhiên, không có ao lắng để xử lý. Do vậy, chỉ sau 1 vụ, con tôm bỗng dưng đổ bệnh rồi chết”.

Đến đầu năm 2014, HTX đã mở rộng diện tích sang các hồ tôm lân cận, nâng tổng số lên 49 hồ với 42 thành viên. Đồng thời, chuyển hướng nuôi tôm theo hình thức liên kết với Công ty CP. “Nuôi theo mô hình liên kết, các thành viên hoàn toàn yên tâm, bởi con giống, kỹ thuật và đầu ra sản phẩm đều do Công ty CP đảm nhận. Giá cả có thể thấp hơn thị trường chút ít lại yêu cầu khắt khe về dư lượng hóa chất khi xuất bán nhưng không lo sản phẩm tồn đọng” - Giám đốc Thắng cho biết thêm. Năm 2014, tổng doanh thu từ mô hình liên kết đạt trên 7 tỷ đồng, lợi nhuận hơn 2,5 tỷ đồng. Dự kiến, năm 2015, doanh thu đạt trên 10 tỷ đồng.

Không dừng lại ở đó, HTX Thủy sản Diêm Hải còn dự định mở rộng diện tích sang phía Đông (khoảng 3 ha, tương đương 12 hồ) để nuôi tôm theo hướng công nghệ cao (nuôi trong nhà).

Chỉ sau một thời gian ngắn, vùng đất từng bị bỏ hoang nhiều năm lại được hồi sinh. Không những vậy, HTX còn tham gia giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động địa phương. Với những kết quả này, Giám đốc Nguyễn Phi Thắng được UBND tỉnh tặng bằng khen về thành tích xây dựng nông thôn mới. HTX Thủy sản Diêm Hải là một trong những đơn vị đạt hiệu quả cao trong SXKD liên tục trong những năm gần đây.

Báo Hà Tĩnh, 06/10/2015
Đăng ngày 06/10/2015
Hoài Nam
Nuôi trồng

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Một số cách sửa chữa và vệ sinh cho ao lót bạt hiệu quả

Việc sửa chữa và vệ sinh cho bạt lót ao hồ tôm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đáy hồ khỏi những tác động có hại từ môi trường xung quanh, duy trì chất lượng nước và chất lượng bạt trong ao tôm. Tuy nhiên, để thực hiện điều này một cách hiệu quả, thì bà con cần phải có sự hiểu biết về các loại bạt cũng như các kỹ thuật sửa chữa, vệ sinh cho bạt.

Ao lót bạt
• 09:43 10/05/2024

Cách thức tôm hấp thụ Canxi và Magie

Khi nuôi tôm trong điều kiện nước biển sẽ tôm phát triển rất tốt, nếu nuôi trong điều kiện nước lợ độ mặn thấp người nuôi phải bổ sung Ca, Mg trong môi trường nước làm sao đạt được tỷ lệ tối ưu tỷ lệ Canxi và Magie phù hợp nhất cho tôm phát triển.

Tôm thẻ
• 09:57 09/05/2024

Vệ sinh các thiết bị nuôi tránh gây lây nhiễm ở vụ sau

Ngoài việc thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật chuẩn bị, phòng ngừa dịch bệnh, vệ sinh và cải tạo kỹ ao cũ để đảm bảo chất bẩn, vi khuẩn có hại, dịch bệnh được xử lý triệt để cho ao tôm trước khi bắt đầu vụ mới. Thì bà con cũng cần quan tâm và đảm bảo vệ sinh đầy đủ các thiết bị cần thiết để hỗ trợ quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Vậy, làm thế nào để vệ sinh các thiết bị tránh gây lây nhiễm ở vụ sao đúng cách và an toàn. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Thiết bị ao nuôi tôm
• 08:00 08/05/2024

Các yếu tố ảnh hưởng đến tảo xâm chiếm ở ao nuôi

Trong ngành nuôi thủy sản, đặc biệt là ngành nuôi tôm, tảo đóng vai trò quan trọng như một nguồn dinh dưỡng và oxy hòa tan trong ao nuôi tôm. Chúng cung cấp dưỡng chất cho các loài động vật thủy sản và giúp duy trì môi trường sống lý tưởng.

Tảo
• 09:50 07/05/2024

Cá chết trên hồ sinh thái Bàu Sen (Quy Nhơn) do thiếu oxy

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định thông tin nguyên nhân của tình trạng cá chết nổi trắng ở hồ sinh thái Bàu Sen, thành phố Quy Nhơn do nguồn nước tại hồ có nồng độ oxy hòa tan quá thấp.

Cá
• 21:32 12/05/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng, bè trên hồ chứa nước thủy lợi

Sáng ngày 11/4, tại xã Cát Sơn, huyện Phù Cát, Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng, bè trên hồ chứa nước thủy lợi cho 30 hộ nông dân nuôi trồng thủy sản.

Nuôi lồng bè trên biển
• 21:32 12/05/2024

Một số quy định mới về xử phạt vi phạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Ngày 05 tháng 4 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/5/2024. Đối với lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quy định xử phạt vi phạm cụ thể như sau:

Đánh bắt cá
• 21:32 12/05/2024

Loài cá bé nhỏ tạo ra âm thanh cực lớn

Không sở hữu một thân hình đồ sộ, nhưng loài Danionella cerebrum bé nhỏ đang trở thành một đối tượng khoa học được kỳ vọng sẽ mang lại những kết quả khả quan trong những nghiên cứu về sự phát triển và hành vi phức tạp ở thần kinh nhờ vào khả năng tạo ra âm thanh cực lớn.

Danionella cerebrum
• 21:32 12/05/2024

Tại sao điều trị bệnh trên tôm lại kém hiệu quả?

Việc trị bệnh trong ngành nuôi tôm luôn là một thách thức không nhỏ đối với những người làm trong lĩnh vực này.

Tôm bệnh
• 21:32 12/05/2024