Phát hiện giống rùa đất khổng lồ mới tại Galapagos

Bằng phương pháp phân tích thông tin gen, các nhà khoa học đã xác định rằng khoảng 2.000 cá thể rùa đất khổng lồ ở quần đảo Galapagos thuộc một loài mới.

Chelonoidis donfaustoi
Chelonoidis donfaustoi nằm bên bờ phía đông Santa Cruz, thuộc quần đảo Galapagos.

Quần đảo Galapagos được biết đến là một trong hai khu cư trú của những loài rùa khổng lồ. Đây cũng là nơi nhà bác học Charles Darwin đã nghiên cứu và phát triển thuyết tiến hóa của ông.

Một nghiên cứu di truyền học mới về loài rùa khổng lồ tại đảo Santa Cruz thuộc quần đảo Galapagos đã chứng minh trên quần đảo này không chỉ có một mà có tới hai loại rùa khổng lồ khác nhau.

Nhiều năm trước, các nhà nghiên cứu từng nghĩ rằng những loài rùa khổng lồ cư trú tại hai bờ phía đông và phía tây đảo Santa Cruz đều thuộc một loài. Tuy nhiên, sau khi để ý một số chi tiết khác nhau trên các loài rùa, các nhà khoa học đã quyết định thử nghiệm di truyền trên khoảng 100 con rùa thuộc cả hai nhóm.

“Chúng tôi lập tức nhận thấy rằng các loài rùa nằm bên phía đông có rất nhiều điểm khác biệt về di truyền so với những loài khác. Nhà di truyền học Adalgisa Caccone thuộc Đại học Yale, Mỹ cho biết. 

Thực tế thì hai loài rùa này tiến hóa cách nhau hàng triệu năm. Trong đó, một loài sống ở vùng La Reserva trên sườn phía tây nam Santa Cruz, từ lâu đã được đặt tên là Chelonoidis porter. Loài rùa thứ hai sống ở sườn phía đông khô hạn hơn, được lấy tên là Chelonoidis donfaustoi để tưởng nhớ nhà kiểm lâm Fausto Llerena- người đã dành 43 năm chăm sóc rùa quý hiếm tại Công viên quốc gia Galapagos.

Nghiên cứu cũng cho thấy, loài rùa sống bên phía tây Santa Cruz thuộc một phần của dòng rùa khổng lồ lâu đời nhất ở Galapagos, khoảng 1,74 triệu năm trước đó. Ngược lại, các loài rùa nằm bên phía đông mới tiến hóa khoảng nửa triệu năm trước đây. Các xét nghiệm di truyền cũng cho thấy những loài rùa bên bờ phía đông có mối quan hệ gần gũi với những loài rùa được tìm thấy trên quần đảo Galapagos hơn những loài rùa nằm bên bờ phía tây.

Phát hiện này làm thay đổi cách tiếp cận trong việc bảo tồn các loài rùa tại Galapagos. Theo James Gibbs, đồng tác giả nghiên cứu và là nhà sinh vật học bảo tồn tại trường cao đẳng khoa học môi trường và lâm nghiệp ở Syracuse, Mỹ cho biết: những phát hiện mới này sẽ giúp các loài rùa được quan tâm, bảo vệ và quản lý một cách có hệ thống.

Hiện nay, quần thể rùa khổng lồ tại Galapogos đã giảm xuống mức báo động. Nguyên nhân phần lớn do khai thác của con người, do suy thoái môi trường sống và các loài xâm lấn khác.

Trong khi đó, số lượng rùa bên bờ phía tây Santa Cruz đang bùng nổ với khoảng 2000 con, và số lượng rùa bên phía đông chỉ khoảng 250 con.

Khoa học phát triển, 22/10/2015
Đăng ngày 23/10/2015
Thùy Dương
Khoa học

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Cung cấp năng lượng cho hoạt động nuôi biển xa bờ: Hydro có thể là giải pháp bền vững?

Nuôi biển xa bờ được xác định bằng nhiều tiêu chí khác nhau như độ sâu nước, khoảng cách từ bờ, mức độ tiếp xúc với sóng và ranh giới quyền tài phán (Gentry et al., 2017b). Một định nghĩa chung được áp dụng rằng nuôi biển xa bờ diễn ra ở vùng biển khơi với sự tiếp xúc đáng kể với tác động của gió và sóng (Lader và cộng sự, 2007, Fredriksson và cộng sự, 2003), đòi hỏi thiết bị và tàu phục vụ có khả năng hoạt động trong điều kiện biển khắc nghiệt (Drumm, 2010, Tsukrov và cộng sự, 2000).

Nuôi thủy sản xa bờ
• 14:30 07/05/2024

Tăng cường an ninh lượng thực toàn cầu bằng chỉnh sửa gen

Chỉnh sửa bộ gen đối tượng thủy sản đã được các nhà khoa trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản quan tâm và công nghệ này là tiềm năng to lớn để nâng cao khả năng quản lý môi trường, năng suất và khả năng kháng bệnh của ngành.

Biến đổi gen
• 10:28 02/05/2024

Liệu công nghệ có thật sự cần thiết trong thủy sản

Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi tôm hiện nay, đặc biệt là đối với các mô hình nuôi thâm canh và siêu thâm canh. Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Ao nuôi công nghê
• 10:05 22/04/2024

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Cá chết trên hồ sinh thái Bàu Sen (Quy Nhơn) do thiếu oxy

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định thông tin nguyên nhân của tình trạng cá chết nổi trắng ở hồ sinh thái Bàu Sen, thành phố Quy Nhơn do nguồn nước tại hồ có nồng độ oxy hòa tan quá thấp.

Cá
• 01:43 13/05/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng, bè trên hồ chứa nước thủy lợi

Sáng ngày 11/4, tại xã Cát Sơn, huyện Phù Cát, Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng, bè trên hồ chứa nước thủy lợi cho 30 hộ nông dân nuôi trồng thủy sản.

Nuôi lồng bè trên biển
• 01:43 13/05/2024

Một số quy định mới về xử phạt vi phạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Ngày 05 tháng 4 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/5/2024. Đối với lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quy định xử phạt vi phạm cụ thể như sau:

Đánh bắt cá
• 01:43 13/05/2024

Loài cá bé nhỏ tạo ra âm thanh cực lớn

Không sở hữu một thân hình đồ sộ, nhưng loài Danionella cerebrum bé nhỏ đang trở thành một đối tượng khoa học được kỳ vọng sẽ mang lại những kết quả khả quan trong những nghiên cứu về sự phát triển và hành vi phức tạp ở thần kinh nhờ vào khả năng tạo ra âm thanh cực lớn.

Danionella cerebrum
• 01:43 13/05/2024

Tại sao điều trị bệnh trên tôm lại kém hiệu quả?

Việc trị bệnh trong ngành nuôi tôm luôn là một thách thức không nhỏ đối với những người làm trong lĩnh vực này.

Tôm bệnh
• 01:43 13/05/2024