Công nghệ gien có thể tạo bước tiến trong sản xuất thức ăn thủy sản

Duy trì nguồn thức ăn ổn định là một trong những thách thức lớn trong ngành nuôi trồng thủy sản. Nhằm giảm áp lực với nguồn lợi tự nhiên, yêu cầu đặt ra là giảm bớt và dần tiến đến hoàn toàn không sử dụng những nguyên liệu có nguồn gốc từ cá trong thành phần thức ăn nuôi cá.

ADN
Ảnh minh họa

 Các nghiên cứu trong lĩnh vực này luôn nhằm mục đích tìm ra loại thức ăn vừa có thể cung cấp những chất dinh dưỡng tối thiểu cần thiết cho cá, vừa đảm bảo chất lượng cá thành phẩm. Tại Hội nghị Nuôi trồng thủy sản Canada 2016, Tiến sĩ Stefanie Colombo (trường Đại học Ryerson) đã trình bày nghiên cứu công nghệ gien và kết quả của nghiên cứu này có thể tạo ra bước tiến cho sản xuất thức ăn trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Trong quá trình tìm kiếm nguồn thức ăn thay thế, những nguyên liệu có nguồn gốc thực vật là lựa chọn đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế lẫn bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, chúng lại không cung cấp hàm lượng cao chất dinh dưỡng cần thiết cho cá, trong đó, quan trọng nhất là các loại axit omega-3 như axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA), những chất thiết yếu cho não và tim ở động vật có xương sống.

Mặc dù cá nói chung có thể tự tạo ra EPA và DHA từ những tiền tố omega-3 nhưng với một lượng rất hạn chế. Trong môi trường tự nhiên, EPA và DHA  trong cá chủ yếu đến từ thức ăn – chính là những loại cá nhỏ khác.  Giảm lượng EPA và DHA trong thức ăn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cá cũng như của con người (thông qua việc ăn cá).

Một trong những nguyên liệu có khả năng dùng làm thức ăn thay thế cho cá là cây cải camelina, một loại cây cùng họ với mù tạt và cải bắp. Trong tự nhiên, cải camelina chứa hàm lượng lớn omega-3, tuy nhiên lại không cung cấp EPA và DHA cần có trong thành phần thức ăn của cá. Bằng cách biến đổi gien, Tiến sĩ Colombo cho rằng có thể tạo ra dầu thực vật từ cải camelina với hàm lượng omega-3 tương đương trong thành phần thức ăn của cá trong tự nhiên.

Thực tế, việc cấy ghép gien tảo biển vào cải camelina đã tạo ra lượng EPA và DHA tương đương như trong dầu cá. Thử nghiệm sử dụng loại cải camelina biến đổi gien này trong thức ăn cho cá hồi đã đạt được những kết quả khả quan. So sánh với loại cá hồi được nuôi bằng thức ăn truyền thống có nguồn gốc từ cá, loại cá hồi nuôi bằng thức ăn chế biến từ cải camelina biến đối gien có tốc độ tăng trưởng tốt và tạo ra lượng axit béo gần như tương đương.

Nghiên cứu cải camelina biến đổi gien cũng đối mặt với không ít thách thức. Vì EPA và DHA vốn không có trong cải camelina tự nhiên nên việc biến đổi gien có thể kèm theo những tác dụng phụ, như gây ảnh hưởng đến những côn trùng ăn loại cây này. Những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của Tiến sĩ Colombo trên một loại bướm trắng ăn cải camelina biến đối gien đã cho thấy loại bướm này bị biến dạng cánh và nặng hơn mức bình thường.

Tìm hiểu và giải quyết những tác động đến môi trường như trên là điểm mấu chốt trong nghiên cứu của Tiến sĩ Colombo, điều này đặc biệt quan trọng nếu cải camelina biến đổi gien được phát triển rộng rãi với quy mô công nghiệp.

Ngoài ra, việc nghiên cứu phản ứng của cá với thức ăn có nguồn gốc thực vật cũng là vấn đề quan trọng. Chẳng hạn như biết được loài cá nào có khả năng tự sản xuất hàm lượng cao EPA và DHA có thể giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào lượng axit omega-3 trong thức ăn.

Fistenet, 19/10/2016
Đăng ngày 20/10/2016
Hồng Hạnh (theo The Fish Site)
Thế giới

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Góc nhìn cho ngành nuôi trồng thủy sản 2022

Báo cáo của Rabobank tại hội nghị GOAL của Liên minh thủy sản Toàn cầu đã chỉ ra những gì mà các tác giả của báo cáo nhận thấy thông qua năm yếu tố quan trọng nhất từ những sự kiện vừa qua của năm 2021. Dưới đây là một số điểm chính ghi nhận từ báo cáo.

tôm hùm
• 07:00 20/01/2022

Bạc Liêu: Ổ dịch Covid-19 tại Công ty thủy sản Tấn Khởi tiếp tục lây lan

Trước tình hình ổ dịch Covid-19 tại Công ty TNHH thủy sản Tấn Khởi ở TX.Giá Rai tiếp tục lây lan trong cộng đồng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng đã trực tiếp làm việc với địa phương để bàn giải pháp sớm khống chế dịch bệnh.

công ty Châu Bá Thảo
• 11:28 22/10/2021

Xuất khẩu thủy sản: Chông chênh con đường hồi phục

Những tháng cuối năm, các doanh nghiệp chế biến thủy sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

chế biến tôm
• 09:56 19/10/2021

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 04:07 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 04:07 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 04:07 27/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 04:07 27/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 04:07 27/04/2024