Gỡ khó cho người nuôi tôm

Chiều 28-7, ông Trần Sơn Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa chủ trì cuộc họp xem xét miễn, giảm lãi vay cho người nuôi tôm bị thiệt hại trên địa bàn thị xã Ninh Hòa.

buoi hop
Quang cảnh cuộc họp

10 năm không thể thu dứt điểm nợ gốc và lãi

Hiện nay, Ninh Hòa còn 207 hộ vay vốn của Agribank nuôi tôm từ giai đoạn 2001 - 2006 vẫn chưa trả dứt điểm nợ cho ngân hàng (NH). Tính đến ngày 31-5, tổng nợ gốc còn hơn 6,4 tỷ đồng và tổng nợ lãi lên tới hơn 20,9 tỷ đồng.

Trong đó, xã Ninh Lộc là địa phương có số hộ nuôi tôm còn nợ NH nhiều nhất với 92 hộ vay; số nợ gốc còn hơn 4,2 tỷ đồng và nợ lãi còn hơn 12,6 tỷ đồng. Chỉ riêng thôn Tam Ích của xã Ninh Lộc đã có 68 hộ vay còn nợ NH. Ngày 27-7, chúng tôi khảo sát tại một số hộ vay cho thấy các hộ khó khăn trong việc trả nợ. Năm 2002, hộ bà Nguyễn Thị Lư (76 tuổi, thôn Tam Ích) vay Agribank Chi nhánh Ninh Hòa tổng cộng 50 triệu đồng, khoản vay đến hạn năm 2004, tài sản thế chấp là nhà ở và đất đìa. Đến nay, nhà bà trả được 13,2 triệu đồng gốc và trả lãi 6 triệu đồng; hiện nợ gốc còn 36,8 triệu đồng và tiền lãi sau 14 năm lên tới 110,6 triệu đồng. Bà Lư đã già yếu, chồng chết, giao đìa lại cho các con nuôi tôm trả nợ nhưng lại liên tục thua lỗ.

Cùng thôn Tam Ích, hộ ông Nguyễn Văn Giỏi vay 70 triệu đồng năm 2001, khoản vay đến hạn năm 2004. Gia đình mới trả được 10 triệu đồng nợ gốc và 8,1 triệu đồng tiền lãi. Hiện nay, nợ gốc còn 60 triệu đồng và nợ lãi đến hơn 144 triệu đồng. Khi vay, ông Giỏi thế chấp nhà ở và đất đìa. Ông Giỏi bị tai biến, đi lại khó khăn, đìa tôm liên tục thua lỗ nên chưa trả nợ được. Ông Giỏi bảo sẽ bán đìa để trả nợ cho NH.

Năm 2002, ông Nguyễn Văn Giời (thôn Tam Ích) vay 40 triệu đồng để nuôi tôm. Đến nay, gia đình ông mới thanh toán được 100.000 đồng nợ gốc và 1,8 triệu đồng tiền lãi; nợ gốc phải trả còn 39,9 triệu đồng và tổng nợ lãi 87 triệu đồng. Gia đình ông Giời chỉ trông vào thu nhập của ông từ làm thuê và nuôi tôm quảng canh. Không những thế, cha ông Giời là ông Nguyễn Tư cũng vay NH. Ông Tư đã chết để lại khoản nợ gốc 70 triệu đồng chưa trả đồng nào và tiền lãi 160 triệu đồng.

Hàng tháng, ông Vũ Anh Hưởng - cán bộ tín dụng của Agribank Chi nhánh Ninh Hòa phụ trách địa bàn Ninh Lộc đều tới từng hộ vay để thu nợ nhưng số tiền thu được không đáng bao nhiêu. Những năm qua, Agribank Chi nhánh Ninh Hòa đã tích cực áp dụng các biện pháp để thu hồi nợ như: mời khách hàng làm việc để đôn đốc thu hồi nợ theo cam kết, niêm phong tài sản, khởi kiện ra tòa… nhưng do tài sản đìa tôm trước đây định giá khá cao so với thị trường hiện nay, đồng thời, lại nằm ở những vị trí không thuận lợi nên việc phát mãi tài sản thi hành án khó khăn. Hơn 10 năm qua, Agribank Chi nhánh Ninh Hòa vẫn không thể thu dứt điểm nợ gốc và lãi đối với hộ vay nuôi tôm trên địa bàn.

Xem xét giảm lãi cho người vay

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Agribank Chi nhánh Khánh Hòa đã chỉ đạo Agribank Chi nhánh Ninh Hòa tiến hành rà soát, thống kê toàn bộ các khoản vay nuôi tôm bị thiệt hại tại các xã, phường còn dư nợ; phối hợp với các cấp hội, lãnh đạo UBND xã, phường có liên quan để làm việc với từng hộ vay, xác định cụ thể thực trạng từng khách hàng vay, từng khoản nợ, tài sản thế chấp, nguồn thu nhập, hoàn cảnh gia đình hiện nay, khả năng trả nợ, những khó khăn vướng mắc trong quá trình xử lý nợ… Qua đó, nhận thấy phần lớn các hộ vay nuôi tôm rất khó khăn trong việc trả nợ.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Xuân Huy - Giám đốc Agribank Chi nhánh Khánh Hòa cho biết, trong số 207 hộ vay, có 181 hộ vay có đảm bảo bằng tài sản; 26 hộ vay tín chấp. Trong 181 hộ vay có tài sản đảm bảo, NH mới chỉ khởi kiện và đang đề nghị thi hành án 8 trường hợp, còn 173 hộ vay NH chỉ mới đôn đốc thu hồi nợ, thông báo kê biên và niêm phong tài sản. Tuy nhiên, việc bán tài sản để thu hồi nợ rất khó khăn do đìa nuôi tôm trước đây có giá trị cao hơn nhiều so với giá thị trường hiện nay và thực tế đã phát mãi nhưng không có người mua, còn nhà ở vùng nông thôn, hẻo lánh nên cũng rất khó chuyển nhượng. Thực tế, hầu hết hộ vay không còn làm đìa nữa mà đi làm thuê kiếm sống, hoàn cảnh rất khó khăn. Một số hộ vay già yếu, bệnh tật; một số hộ vay cả vợ chồng đều đã chết, một số đã đi khỏi địa phương.

Lãnh đạo UBND xã Ninh Lộc và Ninh Phú đề nghị NH chỉ thu tiền gốc và tiền lãi trong hạn; NH sẽ thu góp hàng tháng và xã sẽ vận động người dân cố gắng trả nợ. Ông Nguyễn Vĩnh Thạnh - Phó Chủ tịch UBND thị xã Ninh Hòa cũng đề nghị NH chỉ thu tiền gốc và tiền lãi trong hạn, không tính lãi quá hạn cho bà con. UBND thị xã sẽ phối hợp và chỉ đạo các xã, phường phối hợp thực hiện các thủ tục theo yêu cầu. 

Chia sẻ với rủi ro của NH khi cho vay nuôi tôm, ông Trần Sơn Hải đề nghị NH xóa phần nợ lãi quá hạn cho bà con bởi hầu hết các hộ nuôi tôm hiện nay đã ngừng sản xuất, cuộc sống khó khăn. UBND thị xã Ninh Hòa chỉ đạo UBND 12 xã, phường phối hợp với NH xác minh hoàn cảnh từng hộ vay; lập bản cam kết các hộ vay lộ trình trả nợ gốc và lãi cho NH với thời gian tối đa 2 năm, thực hiện đầy đủ các thủ tục theo yêu cầu của NH; vận động bà con trả nợ gốc và lãi cho NH. Đồng chí đề nghị căn cứ tình hình trả nợ gốc và lãi của từng hộ vay, Agribank Chi nhánh Khánh Hòa có chính sách hỗ trợ giảm một phần lãi cho các hộ vay trả nợ tốt.

Ông Nguyễn Xuân Huy - Giám đốc Agribank Chi nhánh Khánh Hòa: NH sẽ xóa khoản lãi quá hạn hơn 6,3 tỷ đồng cho bà con. Các hộ vay phải cam kết trả nợ gốc và lãi cho NH. NH sẽ xem xét đối với từng trường hợp cụ thể, những trường hợp có thiện chí trả nợ, NH sẽ có phương án giảm thêm lãi cho hộ vay.

______________________________________


Số lượng cụ thể khách hàng vay nuôi tôm bị thiệt hại còn nợ Agribank: Ninh Lộc: 92, Ninh Hà: 50, Ninh Giang: 25, Ninh Thọ: 17, Ninh Hiệp: 5, Ninh Hải: 5, Ninh Phú: 5, Ninh Phước: 3, Ninh Thủy: 2, Ninh Diêm: 1, Ninh Đa: 1, Ninh Ích: 1. 

Tổng số tiền vay hơn 11,2 tỷ đồng, khách hàng đã trả tiền gốc gần 4,8 tỷ đồng và tiền lãi hơn 1,3 tỷ đồng. Đến ngày 31-5, số tiền còn nợ hơn 27,3 tỷ đồng, trong đó, tiền gốc hơn 6,4 tỷ đồng, tiền lãi trong hạn hơn 14,5 tỷ đồng, lãi quá hạn hơn 6,3 tỷ đồng.

Báo Khánh Hòa, 28/07/2016
Đăng ngày 30/07/2016
N.D
Nuôi trồng

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 10:05 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 14:15 26/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 14:15 26/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 14:15 26/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 14:15 26/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 14:15 26/04/2024