Cá biển xuất hiện ở Đồng Tháp Mười

Nhân viên khu bảo tồn đất ngập nước (Ramsar) Láng Sen vừa giăng lưới bắt được một số con cá lù đù (còn gọi là cá đù), vốn sống ở vùng biển gần bờ. Trong khi Láng Sen ở Đồng Tháp Mười cách biển hơn 150 km.

ca lu du
Con cá lù đù bắt được tại khu Ramsar Láng Sen, hiện đang được lưu mẫu tại đây - Ảnh: LINH EM

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trương Thanh Sơn - giám đốc khu Ramsar Láng Sen cho biết, đây là chuyện chưa từng có và rất khó hiểu. Vì cá lù đù là loài cá nước mặn, sống ở biển ven bờ hoặc vùng cửa sông. Trong khi khu Ramsar Láng Sen nằm sâu trong Đồng Tháp Mười.

Theo ông Sơn, từ Láng Sen, con đường gần nhất từ biển cá có thể bơi vào là theo sông Vàm Cỏ Tây, qua các dòng kênh nhỏ, dài hơn 150 km và chỉ toàn... nước ngọt. Ông Trương Thanh Sơn nói ông cũng không hiểu bằng cách nào cá lù đù có thể bơi từ biển vào vùng lõi Đồng Tháp Mười như vậy.

Anh Nguyễn Linh Em – nhân viên khu Ramsar Láng Sen, người đã giăng lưới bắt được con cá lù đù này - cho biết, con cá có bề ngang ba ngón tay, dài hơn 10 cm, hiện vẫn được lưu mẫu tại khu Ramsar Láng Sen. Anh Linh Em cho biết đã bắt được nhiều con cá lù đù ở nhiều lần giăng lưới khác nhau tại khu Ramsar Láng Sen trong mấy ngày gần đây.

Cũng theo anh Linh Em, không chỉ cá lù đù mà một số loài thực vật chịu mặn như dừa nước, bồn bồn... cũng đã xuất hiện tại khu Ramsar Láng Sen. Trong khi cách đây vài năm, anh Linh Em từng cố gắng trồng dừa nước tại Láng Sen nhưng không thành công.

Theo anh Linh Em, các chỉ số quan trắc về môi trường nước tại khu Ramsar Láng Sen vẫn chưa thấy dấu hiệu bất thường về độ mặn. Tuy nhiên việc một loài cá nước mặn và một số thực vật chịu mặn xuất hiện tại đây là câu hỏi cần có lời giải đáp về việc biến đổi sinh cảnh tại khu vực này.

Cá đù hay cá sửu?

Sau khi Tuổi Trẻ Online đăng bản tin về việc các lù đù xuất hiện ở Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Láng Sen (Tân Hưng, Long An), một bạn đọc ờ miền Tây Nam bộ đã phản hồi, cho rằng hình ảnh đăng trong bản tin là con cá sửu, không phải cá lù đù.

Tuổi Trẻ đã liên hệ với kỹ sư Tiêu Văn Út, phụ trách thủy sản của khu Ramsar Láng Sen - người trực tiếp kiểm định cá - khẳng định con cá bắt được là cá lù đù.

Kỹ sư Út cho biết cá lù đù và cá sửu cùng họ, thân hình khá giống nhau nhưng con cá bắt được và đang lưu mẫu tại Láng Sen có các chi tiết để khẳng định là cá lù đù. Điều này dựa trên nhiều yếu tố về hình dạng bên ngoài.

Thứ nhất cá lù đù có mõm tròn, không nhô ra, cá sửu không có yếu tố này. Thứ hai, đếm số vi lưng cá sửu tối đa 33 tia mềm, trong khi cá đù có tối đa 32 tia mềm. Thứ ba, cá sửu có vi ngực ở sát hậu môn dài và dẹt, trong khi cá đù có vi ngực tròn và ngắn hơn...

Từ một số yếu tố nhận diện được nêu trong các tài liệu khoa học và bằng kinh nghiệm của mình, kỹ sư Tiêu Văn Út đã xác định đây là cá lù đù.

Theo Wikipedia, cá lù đù hay cá đù  có tên khoa học là  Sciaenidae, là một họ cá thuộc bộ Cá vược (Perciformes) sống ngoài biển và phân bố ở vùng biển nhiệt đới, cận nhiệt đới.

Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, có diện tích trên 5000 ha là bồn trũng nội địa rộng lớn Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An, là vùng sinh thái tiêu biểu cho kiểu đầm lầy ngập nước của vùng Đồng Tháp Mười. Tại đây có 156 loài thực vật hoang dã thuộc 60 họ; 149 loài động vật có xương sống thuộc 46 họ, trong đó có 13 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam. Đặc biệt các loài thủy sản nước ngọt  rất  phong phú.

Báo Tuổi Trẻ, 02/07/2016
Đăng ngày 03/07/2016
VIỄN SỰ - SƠN LÂM
Khoa học
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Loài cá xém tuyệt chủng- Nay đã được nhân giống thành công!

Nuôi cá hiếm trên sông không chỉ vì lợi ích kinh tế, một người đàn ông ở miền Tây có mong muốn bảo tồn và nhân giống những loài cá có nguy cơ tuyệt chủng.

Cá chốt chuột và cá trạch lửa
• 09:50 09/02/2023

Lưu giữ con cua lớn nhất tại hội Cua Cà Mau

Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản Nam Sông Hậu lưu giữ chú cua khủng đạt giải nhất trong cuộc thi “Cua Cà Mau lớn nhất - Cua Sumo”.

cua sumo
• 11:03 01/01/2023

“Vùng chết” ở đại dương xuất hiện

Tưởng chừng không liên quan nhưng các “vùng chết” ở đại dương và sự nóng lên toàn cầu lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

Nóng lên toàn cầu
• 17:16 26/12/2022

Bạn đã đến "thủy cung" đặc biệt nhất Đông Nam Á tại Nha Trang chưa?

Những năm gần đây có vô số sinh vật biển đã bị tuyệt chủng, đánh bắt trái phép và không còn tồn tại nhiều trên trái đất. Tuy nhiên vẫn có những viện bảo tàng, những “thủy cung” trên đất liền nuôi dưỡng và bảo vệ chúng, lưu giữ cả những bảo vật, những bộ xương cá khổng lồ đến kỳ lạ.

Phòng trưng bày mẫu vật tại Viện Hải dương học
• 09:27 01/11/2022

Dự đoán giá tôm thông qua thiết bị máy học

Dự đoán xu hướng giá xuất nhập khẩu tôm Việt Nam bằng thiết bị máy học nghe tưởng chừng như “phi thực tế”.

Tôm thẻ
• 09:00 19/05/2023

Một số giải pháp công nghệ trong quản lý sức khỏe tôm nuôi

Từ những vấn đề về quản lý sức khỏe tôm nuôi và những thành tựu đã đạt được trong công nghệ kỹ thuật số hiện nay, thì việc ứng dụng các công nghệ AI, IoT trong nuôi trồng thủy sản nói chúng và trong quản lý sức khỏe tôm nói riêng là việc cần thiết.

AI
• 11:00 01/05/2023

Nhiệt độ và sự sống của cua biển

Một kết quả được công bố gần đây về sự tương quan giữa nhiệt độ với sự sống sót của cua biển (Scylla paramamosain) bởi nhóm nghiên cứu người Trung Quốc.

Cua biển
• 11:03 24/04/2023

Thiếu phương pháp kiểm tra dư lượng dẫn đến lạm dụng kháng sinh trong nuôi tôm

Việc lạm dụng kháng sinh trong nuôi tôm đã dẫn đến thiệt hại không nhỏ về mặt kinh tế cũng như nguy cơ sức khỏe cho người tiêu dùng. Vậy tại sao người nuôi tôm vẫn tiếp tục duy trì thói quen này? Liệu có phải họ thiếu kiến thức kỹ thuật, do vấn đề kinh tế hay xuất phát từ một nguyên nhân nào khác?

Tôm thẻ
• 11:49 20/04/2023

Sức đề kháng tôm nuôi suy giảm theo giá bán

Do giá bán giảm, chủ ao tiết kiệm chi phí đầu vào và điều kiện chăm sóc khiến tôm nuôi giảm sức đề kháng, từ đó dễ mắc bệnh thường gặp.

Ao nuôi
• 23:46 30/05/2023

Ăn trứng cá sấu hỏa tiễn nặng 10kg, 6 người nhập viện

Sau ba giờ ăn trứng cá sấu hỏa tiễn, 6 người đàn ông ở Hòa Bình có biểu hiện đau bụng, nôn, tiêu chảy, phải nhập viện cấp cứu.

Cá sấu hỏa tiễn
• 23:46 30/05/2023

Khởi nghiệp nuôi cá đặc sản tại huyện biên giới cho thu nhập cao

Mô hình khởi nghiệp nuôi cá lăng, cá chạch ao của anh Nguyễn Hoàng Anh Quốc ở xã Lộc Hiệp, huyện biên giới Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cá heo
• 23:46 30/05/2023

Nhơn Hải bắt sao biển gai và dọn rác dưới đáy biển

Sáng ngày 24.5, Tổ bảo vệ san hô xã Nhơn Hải đã tổ chức bắt sao biển gai và dọn rác dưới biển tại khu vực biển Hòn Khô nhỏ (xã Nhơn Hải).

Bắt sao biển gai
• 23:46 30/05/2023

8 loại bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng (Phần cuối)

Tôm thẻ chân trắng là loại thủy sản được nuôi nhiều ở các tỉnh nước ta mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh xuất hiện, khiến con tôm thẻ bị chết nhiều ảnh hưởng đến năng suất nuôi trồng của bà con.

Tôm thẻ
• 23:46 30/05/2023