Cá sấu Malaysia có thể chết trong khi giao phối

Vườn thú Artis (tại Hà Lan) vừa công bố một con cá sấu cái đã chết trong một nỗ lực giao phối với con đực. Nó thuộc loài Cá sấu Ấn Độ giả hay cá sấu mõm dài Malaysia, đang có nguy cơ tuyệt chủng.

cá sấu

Nếu tình dục là một công cụ an toàn ở một số loài như vượn bonobo, thì đối với một số loài khác, nó trở thành một cuộc đấu tranh sinh tồn. Một trong số đó là loài cá sấu và trong cuộc phối ngẫu quyết liệt này con cái phải trả giá.

Tại Amsterdam (Hà Lan), vườn thú Artis công bố một con cá sấu cái đã chết khi giao phối. Con cá sấu này thuộc loài thuộc loài cá sấu Ấn Độ giả hay cá sấu mõm dài Malaysia, có tên khoa học là Tomistoma schlegelii, loài này được xếp vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng. Nhiều năm nay, vườn thú Artis nuôi dưỡng một con cá sấu đực và một con cái thuộc giống này nhưng chúng chưa bao giờ giao phối với nhau.

Tháng 10 năm ngoái, vườn thú này thu nhận một con cá sấu cái trong một chương trình nhân giống. Thật không may, con cá sấu này đã chết trong nỗ lực giao phối. Cần phải nói rằng cá sấu đực mõm dài Mã Lai có hành vi khá bạo lực. Đặc biệt, đó là thói quen giữ con cái trong miệng trong quá trình giao phối, theo vườn thú.

Như với hầu hết các loài cá sấu, việc giao phối diễn ra trong nước. Con đực bò lên phía sau lưng con cái. Khi bộ phận sinh dục của nó đã “kết nối” với con cái, quá trình giao phối bắt đầu. Tuy nhiên, đối với cặp đôi tại vườn thu Artis, quá trình này chưa đến hồi kết.

Cuối cùng, con cá sấu cái không thể chịu đựng hành vi giao phối của con đực. Các bác sĩ chăm sóc đã tìm thấy nhiều vết thương trong cổ họng của con cá sấu cái. Theo họ, con cá sấu này có thể bị chết do ngạt thở.

Theo lời của người phụ trách tại sở thú thì cái chết của con cá sấu cái là tổn thất lớn cho vườn thú và chương trình của châu Âu trong việc phát triển loài cá sấu đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Có nguồn gốc Đông Nam Á, loài cá sấu Malaysia là đại diện duy nhất của chi Tomistoma. Nó có cấu tạo miệng dài và mỏng, giống như những con cá sấu mõm dài khác. Đó là lý do tại sao phân loại khoa học của nó trong giống cá sấu vẫn còn đang gây tranh cãi.

Hiện còn khoảng 2.500 cá sấu mõm dài Malaysia trong tự nhiên. Vì vậy, nó nằm trong danh sách đỏ các loài bị đe dọa, phát hành bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN). Loài động vật này đang bị đe dọa bởi sự suy thoái môi trường sống và chúng là đối tượng bị săn bắn lấy thịt và da. Hiện có 10 vườn thú tại châu Âu nuôi dưỡng cá sấu mõm dài Mã Lai (trong đoạn video trên một cá sấu Mã Lai tại vườn thú Bronx ở Hoa Kỳ). Thông thường, con đực giao phối với nhiều con cái, có khoảng từ 10 và 35 trứng được thụ tinh.

VnMedia, 21/03/2014
Đăng ngày 22/03/2014
Quế Anh - (tổng hợp)
Thế giới

Xu hướng tiêu dùng hải sản trong năm 2025

Nhu cầu tiêu dùng hải sản trên thế giới luôn biến động theo sự thay đổi của thị trường, công nghệ, và nhận thức của người tiêu dùng.

Hải sản
• 09:51 12/02/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 10:26 27/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 12:12 14/01/2025

Hình ảnh lay động thế giới: Cá voi mẹ lặp lại hành trình đau khổ cùng cá voi con đã mất

Vào đầu năm 2025, cộng đồng quốc tế lại một lần nữa xúc động trước hình ảnh cá voi mẹ Tahlequah – thành viên của loài cá voi sát thủ Southern Resident, cõng xác đứa con mới sinh đã chế.t đi khắp đại dương. Đây là lần thứ hai Tahlequah thực hiện hành động đầy đau buồn này, sau sự kiện nổi tiếng vào năm 2018.

Cá voi
• 09:45 06/01/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 08:29 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 08:29 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 08:29 17/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 08:29 17/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 08:29 17/02/2025
Some text some message..