Chủ tịch Minh Phú: Giảm thuế chống bán phá giá sẽ giúp MPC đẩy mạnh xuất khẩu vào Mỹ

Gặp khó khăn từ việc giá tôm thế giới giảm khoảng 30% từ đầu năm đến nay, Minh Phú còn phải đối mặt với nguy cơ thiếu tôm nguyên liệu.

tôm sú

Mới đây, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam giai đoạn từ 01/2/2013 đến 31/01/2014. Trong đó, bị đơn bắt buộc - CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) nhận mức thuế bán phá giá cao nhất là 1,39%. Mức giá này cũng đã giảm 0,11% so với kết quả sơ bộ.

PV Vinanet có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc MPC câu chuyện xung quanh mức thuế chống bán phá giá và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2015.


Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc MPC

Nguy cơ thiếu tôm nguyên liệu


- Phóng viên: Mới đây, DOC có điều chỉnh mức thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam áp dụng cho Minh Phú là 1,39% thay vì 1,5% như kết quả sơ bộ. Mức thuế này có hợp lý không, thưa ông?

Ông Lê Văn Quang: Mức thuế này chúng tôi cho là chưa hợp lý và đang cùng luật sư kháng nghị để đạt được mức thuế 0% mới là hợp lý.

- Ông cho biết thị phần xuất khẩu của Minh Phú qua Hoa Kỳ hiện tại chiếm bao nhiêu % trên tổng thị phần xuất khẩu của Công ty đi các nước?

Hiện tại, thị phần của MPG xuất vào Mỹ chiếm khoảng 39% về lượng và khoảng 38% về giá trị.

- Việc điều chỉnh thuế chống bán phá giá như trên có tác động như thế nào tới tình hình xuất nhập khẩu của Công ty?

Việc điều chỉnh mức thuế chống bán phá giá (giảm 0,11% - PV) sẽ hỗ trợ cho chúng tôi tăng được khả năng cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ, trong bối cảnh mức độ cạnh tranh của Việt Nam đang kém so với các nước trong khu vực và Ấn Độ do tiền VND đang có giá hơn nhiều so với đồng tiền các nước đó.

- Như vậy, tỷ giá USD/VND được điều chỉnh tăng có lợi cho xuất khẩu?

Tỷ giá USD/VND vừa qua được điều chỉnh đã tăng một chút khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam, nhưng đồng tiền VND vẫn có giá hơn nhiều so với tiền các nước trong khu vực, nhất là tiền của  Indonesia và Ấn Độ. Đây là 2 nước có sản lượng tôm xuất khẩu lớn hơn Việt Nam - do đồng tiền phá giá rất mạnh nên họ bán tôm vào các thị trường với giá rẻ không thể tưởng tượng nổi làm giá tôm thế giới từ đầu năm đến nay giảm hơn 30%.

Giá tôm thị trường thế giới giảm khiến giá tôm nguyên liệu của Việt Nam giảm tương ứng, nguy hiểm hơn, từ tháng 6 đến nay, giá tôm đã giảm dưới giá thành của người nuôi. Cụ thể, giai đoạn từ ngày 1/1-20/8, giá tôm sú giảm trung bình khoảng 30%, tôm thẻ chân trắng giảm khoảng 25% trong khi giá tôm ở thời điểm 20/8 đã tăng hơn so với hồi tháng 6, tháng 7.

Giá tôm nguyên liệu giảm dẫn đến tình trạng các hộ nuôi tôm "treo ao", nguy cơ thiếu nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu của các tháng cuối năm.

- Đối với nguy cơ thiếu nguyên liệu cho các tháng cuối năm, Công ty có giải pháp nào để khắc phục?

Để khắc phục, Minh Phú đẩy mạnh xuất khẩu hàng giá trị gia tăng và hàng cao cấp đồng thời đẩy mạnh xuất bán hàng tồn kho.

Mục tiêu lợi nhuận 500 tỷ đồng năm 2015

- Theo Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm, Minh Phú lãi ròng 11 tỷ đồng (trong đó quý 2 bất ngờ lỗ gần 15 tỷ đồng), chỉ hoàn thành chưa đầy 1% kế hoạch năm. Ông lý giải nguyên nhân của sự thua lỗ trên là gì?

Từ giữa tháng 3 đến cuối tháng 7/2015, Ấn Độ và Indonesia xả hàng rất mạnh, giá tôm lao dốc. Nếu Minh Phú lại cũng xả hàng ra bán thì giá tôm trên thị trường thế giới sẽ giảm không phanh. Trước tình hình đó, Minh Phú quyết định không giảm giá bán mà chỉ bán cho nhu cầu thực sự của khách hàng.

Trong nước, để khắc phục giá tôm nguyên liệu liên tục giảm, giảm dưới giá thành của người nuôi, Minh Phú đã cố gắng giữ giá mua tôm cao hơn các doanh nghiệp khác để giữ giá nguyên liệu trong nước không giảm sâu, chấp nhận mua số lượng lớn để sản xuất và tồn kho. Hai lý do này khiến Công ty thua lỗ trong 6 tháng đầu năm.

- Với tình hình hiện tại, ông dự đoán kết quả kinh doanh cả năm 2015 sẽ như thế nào?

Hiện tại, giá thị trường tôm các size chủ lực của Việt Nam đã ngừng giảm và có xu hướng tăng. Những tháng cuối năm, MPC ngoài việc đẩy mạnh sản xuất hàng giá trị gia tăng và hàng cao cấp còn đẩy mạnh chế biến hết công suất, đẩy mạnh thực hiện các hợp đồng còn nợ và đẩy mạnh bán hàng.

Minh Phú cố gắng năm 2015, số lượng xuất khẩu sẽ tăng 8-10%, giá trị xuất khẩu không giảm quá 10% so với năm 2014. Đồng thời, mức lợi nhuận khoảng 500 tỷ đồng.

- Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi! 

Năm 2015, Minh Phú đặt mục tiêu kế hoạch lợi nhuận 1.452 tỷ đồng, trong khi 6 tháng đầu năm, công ty mới chỉ lãi 11 tỷ đồng. Như vậy, con số mục tiêu 500 tỷ đồng cho cả năm nay là một sự nỗ lực không hề nhỏ của MPC, dù nếu thực hiện được cũng sẽ hoàn thành 34% kế hoạch năm.

Vinanet, 21/09/2015
Đăng ngày 22/09/2015
Khổng Chiêm
Doanh nghiệp

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 16:45 21/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 12:00 21/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 14:44 20/11/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 11:48 20/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 14:31 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 14:31 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 14:31 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 14:31 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 14:31 23/11/2024
Some text some message..