Con tôm kéo giảm kim ngạch thủy sản

Tính đến hết tháng 11, xuất khẩu thủy sản đạt 8 tỉ USD, tăng gần 5% so với cùng kỳ năm 2017. Dự kiến xuất khẩu thủy sản của cả nước năm nay sẽ cán đích với khoảng 8,8 tỉ USD, tăng 6% so với năm trước.

Con tôm kéo giảm kim ngạch thủy sản
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn tăng trưởng dù con tôm gặp khó khăn

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là con tôm liên tiếp gặp khó khăn. Đến hết tháng 11 chỉ đạt gần 3,3 tỉ USD, giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, xuất khẩu tôm chân trắng đạt 2,2 tỉ USD, giảm gần 3%, xuất khẩu tôm sú đạt 745 triệu USD, giảm gần 8%. Dự kiến cả năm nay xuất khẩu tôm sẽ đạt khoảng 3,6 tỉ USD, giảm 5% so với năm 2017.

Dù xuất khẩu tôm giảm nhưng một mặt hàng quan trọng khác là cá tra lại tăng trưởng ấn tượng. Trong 11 tháng qua xuất khẩu cá tra đạt trên 2 tỉ USD. Xu hướng tăng này sẽ vẫn tiếp tục trong những tháng tới và dự báo sẽ đạt tổng giá trị trên 2,2 tỉ USD trong cả năm 2018, tăng 22% so với năm 2017.

Ngoài ra các mặt hàng cá ngừ, mực, bạch tuộc và các hải sản khác có chiều hướng tăng trong thời điểm cuối năm. Tổng xuất khẩu cá ngừ và mực, bạch tuộc 11 tháng qua đạt tương ứng 600 triệu USD và 609 triệu USD, tăng lần lượt 11% và 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Mỗi sản phẩm này dự kiến sẽ đem lại kim ngạch xuất khẩu 660 - 680 triệu USD trong năm nay.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 02/12/2018
Chí Nhân
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 10:18 03/05/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Cung cấp năng lượng cho hoạt động nuôi biển xa bờ: Hydro có thể là giải pháp bền vững?

Nuôi biển xa bờ được xác định bằng nhiều tiêu chí khác nhau như độ sâu nước, khoảng cách từ bờ, mức độ tiếp xúc với sóng và ranh giới quyền tài phán (Gentry et al., 2017b). Một định nghĩa chung được áp dụng rằng nuôi biển xa bờ diễn ra ở vùng biển khơi với sự tiếp xúc đáng kể với tác động của gió và sóng (Lader và cộng sự, 2007, Fredriksson và cộng sự, 2003), đòi hỏi thiết bị và tàu phục vụ có khả năng hoạt động trong điều kiện biển khắc nghiệt (Drumm, 2010, Tsukrov và cộng sự, 2000).

Nuôi thủy sản xa bờ
• 07:27 08/05/2024

Giải pháp dinh dưỡng và công nghệ nâng cao năng lực ngành tôm

Ngành tôm nước ta trong các nước châu Á đang mất dần thị phần vì giá thành cao (tăng từ 3,5 USD năm 2009 lên 3,7 USD năm 2023 với tôm cỡ 50-60 con/kg), tỷ lệ chết trong quá trình nuôi có khi lên tới 40-50%.

Tôm thẻ
• 07:27 08/05/2024

Những sinh vật biển có độc tại vùng biển Việt Nam

Du lịch biển ở Việt Nam là từ khóa xuất hiện rất phổ biến, nhất là trong thời tiết nắng nóng như mùa hè hiện nay. Trong đó, hiện tượng ngộ độc hay dị ứng thủy hải sản được lưu tâm hơn cả bởi nếu không xử lý kịp thời thì rất có thể sẽ dẫn tới những tình huống đáng tiếc.

Sứa biển
• 07:27 08/05/2024

Các yếu tố ảnh hưởng đến tảo xâm chiếm ở ao nuôi

Trong ngành nuôi thủy sản, đặc biệt là ngành nuôi tôm, tảo đóng vai trò quan trọng như một nguồn dinh dưỡng và oxy hòa tan trong ao nuôi tôm. Chúng cung cấp dưỡng chất cho các loài động vật thủy sản và giúp duy trì môi trường sống lý tưởng.

Tảo
• 07:27 08/05/2024

Tôm đông lạnh có còn giữ nguyên chất dinh dưỡng vốn có?

Ngày này, các loại thực phẩm đông lạnh đã không còn quá xa lạ với người tiêu dùng, đặc biệt đối với các loài thủy hải sản. Vậy tôm đã đông lạnh có còn giữ được các chất dinh dưỡng cũng như an toàn cho sức khỏe con người hay không? Cùng Tép Bạc tìm hiểu chúng ngay dưới bài viết dưới đây nhé!

Tôm sú
• 07:27 08/05/2024