Côn trùng đẻ "trứng vàng" bị bỏ quên

Theo GS.TS Bùi Công Hiển, Trung tâm Ứng dụng Côn trùng học, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, vì tập trung nuôi gia súc, gia cầm... nên nhiều người chưa nghĩ tới việc nuôi bướm, nuôi kiến, cá ngựa sinh sản... Đây là những loài côn trùng vừa dễ nuôi, ít tốn thời gian, diện tích, lại có thêm cho thu nhập.

Nuôi rắn mối được xem là mô hình "nuôi hàng độc" hiếm có.
Nuôi rắn mối được xem là mô hình "nuôi hàng độc" hiếm có.

Có của không biết dùng

Hiện chưa có công bố chính thức bao nhiêu loài côn trùng ở Việt Nam đã được xác định, nhưng ước tính không thể dưới 100.000 loài, trong đó nhiều loài còn là loài mới cho khoa học. Số lượng loài côn trùng ở nước ta đã định loại được có thể vào khoảng 7.000 loài, trong đó chỉ có chừng 5 - 8% là các loài gây hại.

Nếu người dân biết khai thác hợp lý tài nguyên côn trùng sẽ mang lại nguồn lợi đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước. Vì chỉ tính riêng trong lĩnh vực y học cổ truyền, côn trùng là một nguồn dược liệu vô cùng quý giá. Có tới hơn 40 loài côn trùng là vị thuốc trong các bài thuốc Đông y. Theo kinh nghiệm dân gian, côn trùng được sử dụng như loại thực phẩm bổ âm tráng dương có tác dụng tăng lực.

Côn trùng còn được biết đến là nguồn thực phẩm bổ dưỡng. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, côn trùng có độ đạm cao. Ví dụ, 100g châu chấu có tới 24,3g protein; 100g nhộng cung cấp 13g protein. Nếu so sánh với những loại đạm chuẩn như thịt gà thì lượng đạm trong loài côn trùng như châu chấu còn cao hơn trong thịt gà (100g thịt gà nạc có 20,3g protein (ít hơn so với châu chấu), cung cấp năng lượng 199kcal.

Ngoài ra, côn trùng còn giàu hàm lượng canxi và vi khoáng: 100g châu chấu cung cấp 210mg canxi, cao gần 10 lần so với thịt gà, thịt lợn (100g thịt gà nạc cung cấp 12mg canxi, 200mg phospho).

Trong khi nước ngoài rất biết khai thác thế mạnh từ côn trùng, thì ở nước ta, việc tận dụng côn trùng gần như ít được chú ý. Hiện nay, chúng ta mới chỉ tập trung vào việc nuôi ong, nuôi tằm, nuôi cánh kiến... Thực tế, việc nhân nuôi bò cạp, cà cuống, dế đã được một số người thực hiện thành công. Tuy nhiên, số lượng này còn ít, mang tính tự phát và chưa thật sự bền vững. Một phần vì người dân chỉ chọn món ăn từ côn trùng theo "mốt" chứ chưa thật sự hiểu về thức ăn côn trùng.

Ngoài ra, việc nhân nuôi không bền vững, khiến cho ngay cả nếu cung phát triển thì cầu cũng không đáp ứng kịp. Điều này cho thấy, việc khai thác tài nguyên côn trùng không có cơ sở khoa học và không xây dựng được một nghề, một hệ thống công nghệ hoàn chỉnh.

Đẩy mạnh nhân nuôi

Hiện nay, những nghiên cứu về côn trùng ở nước ta còn hạn chế. Ví dụ, trong lĩnh vực y học dân tộc cổ truyền, các sản phẩm từ côn trùng vẫn chỉ nằm dưới dạng các bài thuốc dân gian chứ chưa có những công trình nghiên cứu khoa học bài bản, nghiêm túc để đánh giá hết khả năng của côn trùng.

Điều quan trọng lúc này là phải có những chương trình điều tra, nghiên cứu một cách cụ thể. Phải hiểu rằng, việc nhân nuôi côn trùng là không khó  so với nuôi gà, nuôi lợn.

Việc phát triển mô hình nhân nuôi côn trùng sẽ mang lại nhiều lợi ích như bảo tồn sự đa dạng sinh học, người dân có thêm nghề mới, xóa đói giảm nghèo ở những vùng đất đai cằn cỗi, cung cấp nguồn thực phẩm cũng như nguyên liệu làm thuốc cho xã hội. Tuy nhiên, nuôi con gì, cần phải có những nghiên cứu cụ thể, tránh nhân nuôi một cách ồ ạt thiếu cơ sở khoa học và công nghệ.

Tại các nước như Nhật Bản, Anh, Mỹ, Đức,Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Australia... đã có những cửa hiệu buôn bán côn trùng và những sản phẩm được làm từ côn trùng. Một con bọ kìm (Lucanidae, Coleoptera) có giá tới 88.000USD. Ở Việt Nam, năm 1994, người Nhật Bản đã mua một con bướm phượng 10 đuôi (Teinopalpus imperialis Hope) với giá 1.000USD. Chỉ tính riêng ở Mỹ hằng năm đạt 125 triệu USD nhờ kinh doanh từ các sản phẩm liên quan đến côn trùng.

 

kienthuc.net
Đăng ngày 23/11/2012
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Ứng dụng của đồng hữu cơ trong nuôi tôm

Đồng hữu cơ được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi. Việc bổ sung đồng hữu cơ trong khẩu phần ăn tác động ở cấp độ tế bào vật nuôi. Hãy cùng tìm hiểu về định nghĩa đồng hữu cơ cũng như các lợi ích của chúng trong nuôi tôm nhé!.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:27 09/12/2023

Phân biệt mật mía và mật rỉ đường chỉ trong 1 giây

Mật rỉ đường và mật mía đều là sản phẩm được làm từ cây mía. Tuy có nhiều điểm tương đồng về màu sắc, nhưng nhiều người dễ nhầm lẫn giữa hai loại này. Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa mật mía và mật rỉ đường, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết này của Tép Bạc.

Mật rỉ đường
• 01:27 09/12/2023

Có nên lạm dụng thuốc tây trong nuôi tôm thẻ?

Hiện nay, bà con nuôi tôm đang truyền miệng nhau hình thức sử dụng thuốc tây (hay còn gọi là thuốc tân dược). Điều đặc biệt đáng nói ở đây là người nuôi không biết các loại thuốc này sử dụng cho tôm có thật sự hiệu quả hay không? Hôm nay hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu vấn đề này nhé!

Thuốc tây
• 01:27 09/12/2023

Mối nguy hiểm tiềm ẩn từ đuôi cá đuối

Trong trường hợp cảm nhận được sự nguy hiểm, đe dọa từ con người, một số loài cá đuối thường tự vệ bằng cách tấn công con người bằng nọc độc từ chiếc đuôi của chúng.

Cá đuối
• 01:27 09/12/2023

Thêm giải pháp bền vững từ Grobest giúp người nuôi tôm về đích thành công

Trong thời gian hiện nay, ngành tôm Việt đang dịch chuyển theo xu hướng phát triển bền vững. Theo đó, việc áp dụng công nghệ và giải pháp mới trong quy trình nuôi được xem là yếu tố tiên quyết cho một mùa tôm về đích thành công, cũng như là sự chuẩn bị cho các vụ mùa sau.

Tôm thẻ
• 01:27 09/12/2023