Doanh nghiệp tôm đến bao giờ mới hết khổ vì kháng sinh?

Chưa hết “bàng hoàng” vì Ethoxyquin (ETQ), doanh nghiệp XK tôm sang Nhật Bản tiếp tục phải đối mặt với quyết định kiểm 100% Oxytetracycline (OTC). XK tôm sang thị trường này chưa kịp phục hồi đã lại giảm mạnh.

kháng sinh trong tôm xuất khẩu
Ảnh minh họa

Liên tiếp chịu trận

Năm 2012, XK tôm sang Nhật Bản gần như giậm chân tại chỗ do ảnh hưởng của quy định kiểm tra 100% dư lượng ETQ (chất chống oxy hóa sử dụng trong thức ăn nuôi tôm) với mức 0,01ppm trong các sản phẩm tôm Việt Nam. XK tôm sang thị trường này giảm liên tiếp trong nhiều tháng khiến tổng XK cả năm chỉ tăng 1,7% so với năm 2011.

Năm 2013, XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản đã tăng trưởng trở lại sau nhiều nỗ lực từ tất cả các bên có liên quan và những tưởng sẽ được khơi thông trong năm 2014 sau khi phía Nhật Bản thông báo nâng mức dư lượng ETQ trong tôm Việt Nam từ 0,01 ppm lên 0,2 ppm vào cuối tháng 1/2014.

2 tháng đầu năm 2014, XK tôm sang Nhật Bản tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2013 với mức tăng trên 60%/tháng. Tuy nhiên, sang tháng 3/2014, XK tôm sang Nhật Bản chỉ tăng 1,2% so với tháng 3/2013. Do phát hiện thấy OTC trong 02 lô lôm NK từ Việt Nam, Nhật Bản đã áp dụng chế độ kiểm tra đối với 100% tôm nuôi và các sản phẩm chế biến từ tôm nuôi NK từ Việt Nam về chỉ tiêu chất này với mức giới hạn 0,2ppm từ giữa tháng 3.

Kiểm không xuể

Do Nhật Bản áp dụng mức dư lượng tối đa cho phép ở mức thấp nhất 0,01ppm trong khi ETQ lại là chất có trong thức ăn nuôi tôm nên mặc dù có “xoay” cách nào đi nữa thì cũng không thể kiểm soát ngay lập tức được ETQ trong tôm XK. Trong khi cả người nuôi và cơ quan quản lý vẫn còn “loay hoay” tìm cách loại bỏ ETQ ra khỏi tôm nguyên liệu thì DN vẫn cần tôm nguyên liệu để đáp ứng những đơn hàng đã ký. Không còn cách nào khác buộc DN phải đổ thêm hàng tỷ đồng cho việc kiểm soát ETQ từ khâu thu mua nguyên liệu tới khâu thành phẩm XK.

Và OTC cũng tương tự, chỉ sau khi phía Nhật Bản thông báo áp dụng chế độ kiểm tra 100% OTC, phía cơ quan quản lý nhà nước (Nafiqad) ra thông báo tới các DN chế biến  và XK tôm tăng cường kiểm soát OTC trong sản xuất và  XK tôm!

Phải gánh chịu tổn thất lớn

ETQ hay OTC không phải là vấn đề mới với XK tôm bởi kháng sinh và hóa chất cấm trong tôm XK là vấn nạn đã kéo dài hơn chục năm nay.

Thực tế hiển nhiên là khi vấp phải quy định kiểm tra một chất kháng sinh mới, DN chế biến và XK là đơn vị đầu tiên chịu tổn thất về cả kinh tế lẫn uy tín. Đây là điều mà tất cả các DN đều không muốn bởi lợi nhuận và chi phí của họ bị ảnh hưởng trực tiếp. Tuy nhiên, họ không thể tự giải quyết vấn nạn này được và họ sẽ tiếp tục phải gánh chịu tổn thất một cách bị động như hiện nay bởi căn nguyên của vấn đề là kiểm soát nhà nước về kháng sinh và hóa chất cấm cho theo chuỗi sản xuất vẫn chưa thể thực hiện được!

Và chắc chắn, DN có đầu tư thêm bao nhiêu nữa cho công tác kiểm nghiệm thì cũng không thể khắc phục được tình trạng nhiễm kháng sinh cấm nếu như căn nguyên của vấn đề này vẫn chưa được giải quyết. Giả thiết Nhật Bản “đóng cửa” thị trường đối với tôm Việt Nam do nhiễm OTC thì DN sẽ phải gánh chịu hậu quả đầu tiên. Họ buộc phải kết thúc công việc kinh doanh mà họ đã mất nhiều công sức gây dựng và duy trì cũng như đang tạo việc làm, thu nhập cho hàng nghìn lao động. Mà căn nguyên lại không phải hoàn toàn từ họ, những người đã cố gắng hết sức bảo đảm uy tín sản phẩm XK của mình bằng việc đầu tư các phòng kiểm nghiệm để tự kiểm nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra, nhưng việc kiểm và đảm bảo an toàn cả chuỗi sản xuất tôm là vượt ra ngoài khả năng của DN.

Vasep, 21/05/2014
Đăng ngày 22/05/2014
Nguyễn Bích
Chế biến

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 02:53 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 02:53 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 02:53 27/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 02:53 27/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 02:53 27/04/2024