FSMA: Thách thức hay cơ hội?

Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm của Mỹ (FSMA)Liệu có tạo ra rào cản quá lớn đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam như một số thông tin cảnh báo hay không?

FSMA: Thách thức hay cơ hội?
Trong ảnh là công nhân chế biến cá tra xuất khẩu vào Mỹ. Ảnh: Trung Chánh/TBKTSG.

Với Luật Hiện đại hóa an toàn thực phẩm của Mỹ (FSMA), quốc gia này nhấn mạnh đến vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) mang tính phòng ngừa rủi ro, tức thay vì kiểm tra sản phẩm cuối cùng tại cảng của Mỹ, thì nay sẽ quản lý theo chuỗi – từ sản xuất nguyên liệu, chế biến, đóng gói, dán nhãn, vận chuyển, cho đến đưa sản phẩm đến người tiêu dùng.

Cơ hội để quản lý rủi ro

Với FSMA, việc thay đổi và kiểm soát ATTP nghiêm ngặt hơn như nêu trên làm dấy lên mối lo ngại hàng nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ thêm gánh nặng tài chính, như vậy, khó cạnh tranh hơn để bán vào thị trường Mỹ. Để đáp ứng yêu cầu của FSMA, doanh nghiệp trong nước buộc phải đầu tư xây dựng, quản lý chuỗi cung ứng theo hướng an toàn cho sản phẩm ngay từ trong nước.

Theo FSMA, chuỗi cung ứng phải nằm dưới sự giám sát và kiểm tra phòng ngừa rủi ro của FDA và các cơ quan liên quan khác của Mỹ. Trong đó, các nhà nhập khẩu Mỹ phải có kế hoạch kiểm tra nhà cung ứng nhằm đảm bảo sản phẩm và cơ sở sản xuất phải phù hợp theo tiêu chuẩn ATTP của Mỹ thì mới được cấp chứng nhận nhập khẩu.

Dưới góc độ của đơn vị xuất khẩu, đại diện một doanh nghiệp không muốn nêu tên ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đặt vấn đề: “Giả sử một doanh nghiệp xuất khẩu tôm vào Mỹ, sản phẩm của họ được lấy mẫu tại cảng của Mỹ để kiểm tra. Nếu sản phẩm bị phát hiện không đảm bảo vệ sinh ATTP và bị trả về hoặc bị tiêu hủy, thiệt hại đối với doanh nghiệp lúc đó nhỏ hay không?”.

Theo vị này, ở một khía cạnh nào đó, FSMA quản lý ATTP theo hướng yêu cầu nhà xuất khẩu phải đầu tư xây dựng, quản lý chuỗi cung ứng là một động lực thúc đẩy doanh nghiệp trong nước “tự giác” thực hiện việc này nghiêm túc hơn so với trước đây. “Điều này giúp doanh nghiệp giảm rủi ro sản phẩm bị trả về (hoặc bị tiêu hủy) khi đã đến tận cảng ở Mỹ, tức khả năng bị thiệt hại về tài chính cũng sẽ ít đi”, vị này phân tích.

Còn theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), với FSMA, phía Mỹ chỉ muốn “nhấn mạnh lại” vấn đề ATTP chứ trên thực tế, họ đã áp dụng điều này trong các quy định về nhập khẩu.
“Hàng năm FDA vẫn sang Việt Nam kiểm tra, đánh giá các nhà máy có đạt yêu cầu hay không về phần cứng, phần mềm…, đại khái thế. Có nghĩa những vấn đề nêu trong FSMA là họ muốn nhắc rằng sẽ “siết hơn thôi” chứ không phải vấn đề gì quá nghiêm trọng”, ông Hòe nói.

Do những quy định của FSMA có một phần liên quan đến những quy định trước đây trong việc nhập khẩu vào thị trường Mỹ, nên theo ông Hòe, doanh nghiệp cơ bản đáp ứng được.

“Vấn đề là người ta tăng cường ATTP mà chuyện đó bắt buộc mình phải lo trước, chứ để hàng qua tới bên kia (Mỹ) mới bị trả về, thiệt hại còn lớn hơn”, ông nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, ông Trần Văn Phẩm, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Sóc Trăng (Stapimex), cho biết việc đánh giá điều kiện vệ sinh ATTP; đánh giá về mặt xã hội, lao động… vẫn được các cơ quan phía Mỹ tiến hành thường xuyên. Thậm chí, một số nhà nhập khẩu còn đòi hỏi các chứng chỉ BAP, ASC…, và các doanh nghiệp xuất khẩu cũng đã đáp ứng được.

“Nói tóm lại, việc hình thành điều kiện an toàn trong chuỗi sản phẩm trong thời gian qua đã được tiến hành từng bước. Vì vậy, ai tham gia chuỗi nào, thì cũng đã đi theo phương thức của chuỗi đó rồi, cho nên việc đáp ứng quy định của luật mới này cũng không khó khăn lắm”, ông Phẩm nói.

Liên quan đến mối lo ngại hàng của Việt Nam khó cạnh tranh hơn do chi phí đầu tư tăng, ông Hòe cho rằng nếu chi phí đầu tư tăng lên thì người tiêu dùng Mỹ phải chấp nhận trả giá cao hơn, chứ về nguyên tắc doanh nghiệp không thể bán lỗ. Nhưng luật này được áp dụng với tất cả các nước nhập khẩu vào Mỹ chứ không riêng Việt Nam, nên nếu sản phẩm của Thái Lan (chẳng hạn) có thể bán được với giá thấp hơn sản phẩm cùng loại của Việt Nam thì chứng tỏ giá thành của Việt Nam cao hơn. “Việc này mình phải chấp nhận là không cạnh tranh lại chứ đâu thể nói là bị tạo gánh nặng”, ông Hòe nói.

“Vướng” tích tụ đất

Kiểm soát ATTP theo chuỗi là một nội dung quan trọng của FSMA, và theo những nhà sản xuất, khâu sản xuất nguyên liệu chính là khâu khó đáp ứng nhất. Bởi nếu cứ sản xuất manh mún, mạnh ai nấy làm rồi doanh nghiệp thu gom nguyên liệu chỗ này một ít, chỗ kia một ít thì sản phẩm rất khó đảm bảo chất lượng.

Theo ông Trần Văn Phẩm, vấn đề cốt lõi lớn nhất cần tháo gỡ là phải tập trung ruộng đất ở mức độ hợp lý nhằm hình thành nông trại sản xuất quy mô đủ lớn. “Khi có quy mô nuôi trồng đủ lớn thì việc áp dụng khoa học công nghệ cao vào quy trình sản xuất mới dễ dàng, qua đó mới có thể cho ra sản phẩm chất lượng, đáp ứng yêu cầu thị trường”, ông giải thích.

Cũng theo ông Phẩm, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung đều phải được xử lý, đảm bảo theo yêu cầu của thị trường nhập khẩu, nhưng tiếc là vấn đề tập trung đất đai để sản xuất lớn, sản xuất sản phẩm có chất lượng… thì luật pháp trong nước “chưa đủ mạnh, chưa đủ thuyết phục” để doanh nghiệp tập trung đầu tư. “Vấn đề chính của mình còn đang vướng là ở đó”, ông Phẩm nhận định.

Tương tự, vị đại diện doanh nghiệp không nêu tên đã đề cập ở trên cũng cho rằng doanh nghiệp tuy có thể thích nghi với việc kiểm tra ATTP theo chuỗi sản xuất – chế biến – bảo quản – lưu thông phân phối, nhưng riêng việc đáp ứng khâu kiểm soát nguyên liệu thì “cái gốc của vấn đề là phải có quy mô đủ lớn để sản xuất theo quy trình một cách đồng bộ, đảm bảo chất lượng”.

Trong khi đó, vấn đề tích tụ ruộng đất vẫn đang “vướng” cần nhanh chóng tháo gỡ dù biết đây là vấn đề khó. “Doanh nghiệp đang rất cần một chính sách để tích tụ ruộng đất và việc thực hiện ra sao đòi hỏi Nhà nước phải bàn bạc, giải quyết”, ông nói.

Theo TBKTSG
Đăng ngày 13/06/2017
Thế giới

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 17:30 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 17:30 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 17:30 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 17:30 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 17:30 25/04/2024