Giải "bài toán" về cân bằng nước

Giải pháp tổng thể để xử lý hiện tượng hạn, mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long là phải xây dựng được “Bài toán cân bằng nước” trong phạm vi toàn lãnh thổ.

ho thuy loi
Hồ thủy lợi Lâm Tùng ở thôn Lâm Tùng, xã Ia Chim, thành phố Kon Tum, có năng lực tưới 100 ha cây công nghiệp nhưng đã bị khô hạn, trơ đáy. Ảnh: Cao Nguyên - TTXVN

Theo Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam, khu vực Nam bộ có khả năng khô hạn và xâm nhập mặn khốc liệt, thiếu nước sinh hoạt từ cuối tháng 2 trở đi. Đợt xâm nhập mặn lần này đặc biệt nghiệm trọng trong vòng khoảng 100 năm qua, với 3 đặc điểm: “sớm, xâm nhập sâu vào đất liền và kéo dài nhiều ngày”.

Tại Tây Nguyên, mùa mưa năm nay kết thúc sớm, lượng mưa tại khu vực Bắc Tây Nguyên chỉ đạt 50-60% so với quy luật nhiều năm.

Ở Nam Trung bộ như Ninh Thuận, Bình Thuận mực nước các sông, suối đều thấp hơn mức trung bình. Nhiều hồ chứa không đạt dung tích thiết kế, thậm chí có những hồ chứa còn trơ cả đáy.

Các tỉnh Nam Trung bộ nằm thấp hơn vùng Tây Nguyên nên các hồ chứa vùng này được hưởng nguồn nước ngầm lớn từ Tây Nguyên. Dự báo ở Tây Nguyên mùa khô năm nay, hạn hán sẽ xảy ra khốc liệt nhất trong vòng 18 năm trở lại đây.

Nhìn lại những vùng được coi là bị mặn thường xuyên ở Đồng bằng sông Cửu Long, những nơi thường bị hạn ở Nam Trung bộ, Tây Nguyên rõ ràng hiện tượng trên không phải là mới xảy ra mà đã có một quá trình lâu dài. 

Thời tiết bất thường của một số năm gần đây chưa phải là khắc nghiệt nhất so với trước đây, song sự thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng cuộc sống của người dân lại có xu hướng tăng lên. 

Đặc biệt, con số thống kê về sự tụt giảm mực nước ở các sông suối ở Tây Nguyên, ở Nam Trung bộ, trong vụ Đông Xuân, làm cho chúng ta rất lo ngại về tương lai cho sự phát triển nông nghiệp của các vùng đó.

Để lý‎ giải điều này, cần đánh giá về vai trò của hàng trăm hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện ở miền Trung trong việc chống hạn. Quy trình tích nước và xả nước của các hồ chứa thủy lợi và thủy điện có sự khác biệt. Đối với hồ chứa thủy lợi, dung tích hồ được thiết kế theo nguyên tắc lợi dụng tổng hợp. Có nghĩa, hồ chứa phải tích nước để giảm lũ cho hạ du; mùa khô cung cấp nước cho hạ du, đáp ứng các nhu cầu sản xuất, sinh hoạt, cho việc chống đẩy mặn.

Ngược lại, với hồ chứa thủy điện, lượng tích nước, thời gian tích nước và xả nước chủ yếu phụ thuộc yêu cầu sản xuất điện. Về mùa khô, nước ở hạ du cạn kiệt, song hồ chứa vẫn phải tích nước, đây là nguyên nhân góp phần làm giảm mức nước các sông, suối phía hạ du.

Để lý giải cho hiện tượng hạn, mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, hiện các nước thượng nguồn trên dòng sông Me Kong đã và đang xây dựng hàng chục nhà máy thủy điện, với tổng dung tích tới hàng chục tỷ mét khối nước. Với sự vận hành nguồn thủy điện của các nước này, nguồn nước để cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, cũng như đẩy mặn về mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long (Việt Nam) là thiếu, dẫn đến tình trạng mặn sâu hơn.

Vậy, “Bài toán cân bằng nước” trong cụ thể phải tính toán lượng nước đến (nước mưa, dòng chảy trong sông, suối, nước ngầm) và nhu cầu lượng nước. Từ đó, xác định được lượng nước cần trữ; trong đó, có kể đến lượng mưa thiếu hụt của những năm bị hạn hán.

Cho đến nay, chúng ta chưa giải được bài toán này để phục vụ cho chống hạn. Nguyên nhân chính là chưa xây dựng được “chiến lược sử dụng nước” để đi kèm với “chiến lược tài nguyên nước”. 

Trên cơ sở đó có kế hoạch xây dựng các hồ chứa, các trạm bơm, các “kho nước ngầm”. Mặt khác, khi điều hành cung cấp nước có thể chủ động điều chỉnh kế hoạch phát triển kinh tế như chuyển đổi mùa vụ, cây trồng, di chuyển khu vực chăn nuôi, chuyển sang nuôi trồng thủy sản, hoặc dừng phát triển cây cao su ở Tây Nguyên... 

Cần xây dựng dự án thí điểm về phương pháp này áp dụng cho 4 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận (Nam Trung bộ), Gia Lai, Đắc Lắk (Tây Nguyên).

Tình hình mặn xâm nhập ngày càng sâu hơn, ngoài hiện tượng nước biển dâng, còn do nguồn nước ngọt giúp đẩy mặn ở các cửa sông có xu thế giảm. Do vậy, cần xây dựng được quy hoạch phòng chống xâm nhập mặn trên toàn lãnh thổ; trong đó, có tiêu chuẩn về lưu lượng đẩy mặn ở các cửa sông theo từng thời gian. Quy hoạch này phải kết hợp với chiến lược sử dụng nước trong giải pháp chống hạn.

Về giải pháp công trình, hệ thống thủy lợi các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cần được đầu tư sửa chữa, nâng cấp những cống vùng triều, đảm bảo tận dụng thủy triều để lấy có hiệu quả. Những tiểu vùng chưa có hệ thống thủy lợi vẫn sử dụng nước lũ, nước mưa để sản xuất cần đầu tư xây dựng kênh, cống để tận dụng giữ nước ngọt, thoát lũ.

Theo tính toán quy hoạch thủy lợi, hàng năm lượng nước mưa ở Tây Nguyên vẫn đủ để tưới cho cây trồng, song dung tích các hồ nhỏ, không đủ chứa, khiến nước lũ chảy hết ra các sông. 

Bên cạnh việc tiếp tục đầu tư sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa đang bị xuống cấp cần tăng cường công trình quan trắc thủy văn khí tượng để dự báo kịp thời trong điều hành chống lũ và chống hạn. Ngoài ra, cần nghiên cứu thêm phương pháp “đê ngầm” trên các đường lũ đi để tạo thành kho nước trong lòng đất.

Ở Nam Trung bộ, bên cạnh việc xây dựng thêm những hồ chứa nước có dung tích lớn như hồ Tân Mỹ, cần nghiên cứu thêm phương pháp “liên hồ chứa”. Đó là việc thiết kế những hệ thống kênh, đường ống và hệ thống bơm chuyển nước để kết nối nhiều hồ nhỏ đang có thành một hệ thống, đảm bảo đủ lượng nước khi xảy ra thiên tai.

Hiện nay, quy luật thủy triều có thay đổi, thời gian xâm nhập mặn cũng thay đổi bất thường, nên việc theo dõi, để điều chỉnh quy trình đóng mở các cửa cống là việc cần thiết. Vì vậy, cần củng cố các cửa cống vùng triều để ngăn mặn cũng như sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa nước để tạo ra lượng nước xả xuống các sông suối, góp phần đẩy mặn.

Về giải pháp phi công trình, những vùng ở Đồng bằng sông Cửu Long không có nguồn nước ngọt từ các sông, chủ yếu dựa vào nước mưa như Cà Mau cần nghiên cứu quy hoạch sản xuất giữa trồng trọt và nuôi trồng thủy sản, thích hợp với điều kiện hạn chế nước ngọt; xây dựng phương pháp sản xuất “tưới bằng nước mưa” như nhiều nước ở châu Phi đang thực hiện.

Khu vực Tây Nguyên cần giảm kế hoạch phát triển cây cao su, kết hợp trồng rừng chủ yếu tạo thêm tầng phủ, phát triển thảm thực vật giúp nâng cao mực nước ngầm, bổ sung nguồn nước sinh thủy, góp phần đẩy mặn cho vùng Nam Trung bộ.

Bên cạnh đó, khu vực Nam Trung bộ cần thu thập số liệu, phân loại khu vực thường xuyên có lượng mưa gần bằng lượng bốc hơi nhằm chủ động di dân đến những nơi có nguồn nước ổn định hơn. 

Nghiên cứu chiến lược chống sa mạc hóa ở những tỉnh thường xuyên bị hạn thông qua việc trồng rừng tạo ra nguồn nước ngầm, góp phần chống mặn hóa cho tầng nước ngầm. Trên thế giới, việc nghiên cứu tầng nước ngầm, nằm trong tổng thể cân bằng nước của lưu vực.

Báo Tin Tức, 06/03/2016
Đăng ngày 07/03/2016
GS.TS Vũ Trọng Hồng (Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam)
Khoa học

Tảo Thalassiosira trong sản xuất giống tôm

Trong các loại thức ăn bổ sung, sử dụng vi tảo biển Thalassiosira làm thức ăn tươi sống cho ấu trùng zoea của tôm cua biển được xem là hiệu quả tốt nhất.

Tảo Thalassiosira
• 10:17 02/10/2024

Ứng dụng công nghệ nuôi tôm: Giải pháp giảm thiểu tác động của mưa bão và lũ lụt

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp tại Việt Nam, tuy nhiên, biến đổi khí hậu cùng với các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa bão và lũ lụt đang đặt ra nhiều thách thức lớn cho người nuôi tôm.

Ao nuôi tôm
• 10:49 20/09/2024

Nghiên cứu các quy định để giảm thiểu tình trạng kháng thuốc

Nhu cầu toàn cầu về sản phẩm thủy hải sản ngày càng tăng lên đã thúc đẩy sự phát triển đáng kể của hoạt động nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất thâm canh đã tạo ra những thách thức về sức khỏe cho vật nuôi, dẫn đến việc sử dụng kháng sinh bừa bãi để phòng ngừa và điều trị bệnh ở động vật thủy sản.

Kiểm kháng sinh
• 10:28 19/09/2024

Hệ thống AI cảnh báo sớm triệu chứng stress tôm nuôi

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển một hệ thống thị giác máy tính dựa trên AI cho phép phát hiện và theo dõi sớm sự tăng trưởng, quy mô quần thể, tỷ lệ tử vong và căng thẳng ở tôm nuôi.

Hệ thống AI
• 10:10 18/09/2024

Tác dụng của cá cảnh trong việc giảm căng thẳng mà bạn không ngờ tới

Ngày nay, việc nuôi cá cảnh đã trở thành một sở thích phổ biến trong nhiều gia đình. Không chỉ mang đến vẻ đẹp cho không gian sống, thú vui này còn ẩn chứa nhiều lợi ích không ngờ tới cho sức khỏe tinh thần.

Cá cảnh
• 23:42 03/10/2024

Cá tra Việt Nam cần có thương hiệu để vượt khó

Chiều 27/9/2024, làm việc trực tuyến với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, có tỉnh ở ĐBSCL đề nghị được ưu tiên bố trí kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất giống cá tra tập trung. Vấn đề bức thiết bởi cá tra nước ta đang đối diện nhiều khó khăn, muốn vượt qua cần nâng cao chất lượng chuỗi sản phẩm từ giống đến chế biến xuất khẩu để xây dựng thương hiệu đáp ứng yêu cầu thị trường. Thực tế, nhiều doanh nghiệp và địa phương đã thực hiện, đang cần ưu tiên nguồn lực để có kết quả lớn hơn.

Cá tra
• 23:42 03/10/2024

Loài sứa nắm giữ bí quyết “trường sinh bất tử”

Thế giới tự nhiên bao giờ cũng tồn tại những bí ẩn khó lý giải, điển hình như trường hợp của một loài sứa có khả năng trường tồn gần như vĩnh hằng (dĩ nhiên là trừ khi chúng bị kẻ thù tiêu diệt).

Sứa biển
• 23:42 03/10/2024

10 đặc điểm để nhận biết tôm tươi trước khi mua

Tôm là món ăn quen thuộc với mọi gia đình Việt. Tuy nhiên, để chọn lựa được những con tôm tươi ngon là điều mà bà nội trợ nào cũng quan tâm hàng đầu. Bởi chỉ có những con tôm tươi mới chế biến nên những món ăn hấp dẫn và đảm bảo sức khỏe cho gia đình. Sau đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc nhận biết 10 đặc điểm dễ dàng lựa được những con tôm tươi ngon trước khi mua nhé.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:42 03/10/2024

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý chất lượng nước và sức khỏe tôm. Khi sử dụng hóa chất, nếu không tuân thủ đúng quy trình và thời gian giãn cách, tôm có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến stress, giảm sức đề kháng hoặc thậm chí gây chết.

Ao nuôi tôm
• 23:42 03/10/2024
Some text some message..