Giải pháp nâng cao tính bền vững của mô hình canh tác tôm - lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long

Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2015 diện tích nuôi tôm - lúa các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đạt 175.000 ha, chiếm 30,5% tổng diện tích nuôi tôm sú toàn vùng, sản lượng đạt 75.000 tấn, trong đó nhiều nhất là Kiên Giang (77.866 ha), tiếp đến là Cà Mau (42.800 ha), Bạc Liêu (29.400 ha), Sóc Trăng (17.700 ha).

mo hinh lua tom o bac lieu
Tham quan mô hình sản xuất tôm - lúa của ông Trần Văn Thiên tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu

Nuôi tôm - lúa hiện đang phát triển nhanh ở các tỉnh ven biển ĐBSCL do mang lại lợi nhuận cao hơn so với độc canh cây lúa hay tôm từ 15 - 30% vì chi phí đầu tư thấp, ít dịch bệnh, ít dùng thuốc kháng sinh, tôm tăng trọng nhanh, sản phẩm tôm và gạo sạch.

Hàng năm, 1 héc ta tôm - lúa sản xuất theo hình thức quảng canh truyền thống có thể đạt năng suất tôm từ 200 - 350 kg, lúa từ 2 - 5 tấn, hình thức quảng canh cải tiến có thể đạt năng suất tôm từ 500 - 1.300 kg, lúa từ 5 - 7 tấn. Đây là mô hình được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế và có khả năng mở rộng trong tương lai. Tuy nhiên, canh tác tôm - lúa vùng ĐBSCL cũng đang đứng trước những thách thức, nhất là sự tác động của biến đổi khí hậu như xu thế nước biển dâng, xâm nhập mặn sâu hơn, mùa khô kéo dài, lượng mưa ít hơn,… trong khi cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi còn nhiều hạn chế, chưa phù hợp và đáp ứng với mô hình tôm - lúa.

Đứng trước thực trạng trên, ngày 22/7/2016, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bạc Liêu, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chủ đề “Giải pháp nâng cao tính bền vững của mô hình canh tác tôm - lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long”. Diễn đàn nhằm thông tin đến bà con nông dân những giải pháp và kết quả của việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào mô hình canh tác tôm - lúa, gắn kết công tác nghiên cứu và định hướng trong quản lý của các cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu với sản xuất vùng ĐBSCL.

Chủ trì Diễn đàn có TS. Trần Văn Khởi, Quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt; Ông Trần Công Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ nuôi trồng thủy sản - Tổng cục thủy sản; Ông Lương Ngọc Lân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu.

Diễn đàn thu hút sự quan tâm của 263 đại biểu, trong đó 160 nông dân đang sản xuất tôm - lúa đến từ 7 tỉnh: Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Bến Tre.

dien dan
Toàn cảnh Diễn đàn

Tại Diễn đàn, trên 30 câu hỏi của các đại biểu và nông dân về: kỹ thuật canh tác lúa trong điều kiện mặn, các giống lúa phù hợp với mô hình, những giải pháp để rửa mặn, dịch bệnh thường gặp trong nuôi tôm, cách chọn một giống tôm sạch bệnh, hiệu quả thả xen ghép trong nuôi tôm - lúa, cách nhận biết sản phẩm sinh học đạt chuẩn trong nuôi tôm, vấn đề tồn dư độc chất trong tôm thương phẩm, các định hướng chính sách liên quan đến vùng sản xuất tôm - lúa,... đã được Ban chủ tọa, Ban cố vấn trao đổi, giải đáp thỏa đáng.

Qua phần thảo luận, Diễn đàn đã chỉ ra những tồn tại, khó khăn trong canh tác tôm – lúa. Đó là: Sản xuất tôm - lúa phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên năng suất còn bấp bênh, thiếu ổn định; Kỹ thuật về canh tác tôm - lúa của nông dân còn hạn chế, chủ yếu nuôi theo kinh nghiệm; Năng suất mô hình sản xuất tôm - lúa trong vùng còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng; Nguồn giống (giống tôm, lúa chịu mặn) chưa chủ động, chưa đảm bảo chất lượng; Hạ tầng thủy lợi chưa hoàn thiện, kênh cấp, kênh thoát chưa đáp ứng nhu cầu, gây khó khăn trong công tác sản xuất và kiểm soát dịch bệnh; Thiếu sự liên kết, hợp tác của người dân trong từng khu vực và giữa các bên liên quan; Nông dân còn thiếu vốn sản xuất; Tôm thương phẩm chưa có thương hiệu nên người dân chưa nhận được giá trị gia tăng từ sản phẩm.

dai bieu ST
Đại biểu của tỉnh Sóc Trăng chia sẻ kinh nghiệm sản xuất tại Diễn đàn

Để khắc phục những tồn tại, khó khăn trên, nhằm phát triển diện tích canh tác tôm - lúa vùng ĐBSCL theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2020 là 200.000 ha sản xuất 100.000 tấn tôm, năm 2030 là 230.000 ha sản xuất 125.000 - 150.000 tấn tôm với giá trị có thể đạt 25.000 - 30.000 tỷ đồng, TS Trần Văn Khởi, Quyền GĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã thay mặt Ban chủ tọa đưa ra những giải pháp sau:

1. Về quản lý

- Quy hoạch phát triển vùng có khả năng phát triển sản xuât tôm - lúa; Xây dựng các dự án đầu tư, nâng cấp, xây dựng hệ thống các công trình thủy lợi phục vụ mục đích phát triển sản xuất tôm - lúa.
- Điều chỉnh, bổ sung một số chính sách liên quan đến hỗ trợ nông dân vùng canh tác tôm – lúa như chính sách quản lý và sử dụng đất lúa, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Cần có chính sách hỗ trợ tôm giống như lúa, giúp việc chuyển đổi được hiệu quả.

- Tăng cường công tác quản lý chất lượng tôm giống, thuốc và hóa chất sử dụng trên tôm, an toàn trong thu mua và chế biến sản phẩm.

- Định hướng sản xuất lúa, tôm theo hướng nông sản sạch, an toàn, đạt chất lượng và chứng nhận tiêu chuẩn GAP. Xây dựng thương hiệu tôm chất lượng cao, thương hiệu gạo trong vùng sản xuất tôm - lúa.

ket luan dien dan
TS Trần Văn Khởi, Quyền GĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia kết luận Diễn đàn

2. Về kỹ thuật

- Xây dựng quy trình canh tác tôm - lúa, tiến tới xác lập các quy chuẩn cho vùng canh tác nhằm nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích.

- Nghiên cứu, cải thiện các tác động của thủy triều và xâm nhập mặn, sự thoái hóa đất, nhiễm mặn khó cải tạo.

- Nghiên cứu, chọn tạo, phục tráng các giống lúa chất lượng, giống lúa ngắn ngày phù hợp với vùng ĐBSCL chịu mặn, chịu phèn tốt, kháng bệnh, năng suất và chất lượng.

- Bố trí thời vụ canh tác hợp lý cho từng vùng và tiểu vùng trên cơ sở dự báo thời tiết, khí tượng thủy văn, xâm nhập mặn.

- Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật (số lần thả giống/vụ, mật độ giống, tôm giống có kích cỡ phù hợp…), chỉ nên sản xuất 1 vụ tôm - 1 vụ lúa/năm.

3. Về công tác phối hợp

- Tuân thủ quy trình sản xuất theo lịch thời vụ của từng vùng; Liên kết thả tôm giống, gieo cấy lúa theo lịch thời vụ của từng vùng;

- Tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết (tổ hợp tác, HTX) giúp giảm chi phí mua bán qua trung gian, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường. Các doanh nghiệp chế biến, nhà đầu tư hỗ trợ nguồn vốn xây dựng thương hiệu.

- UNBD tỉnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh có diện tích canh tác tôm - lúa có chính sách hỗ trợ đồng bộ cho mô hình canh tác tôm lúa như: thủy lợi, giao thông, chuyển giao kỹ thuật, HTX kiểu mới cho vùng sản xuất tôm - lúa; Xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu “tôm sạch, gạo hữu cơ”.

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về lợi ích và hiệu quả của việc canh tác tôm – lúa. Tổ chức tập huấn kỹ thuật cho nông dân, nhất là quản lý môi trường nước, phòng trị bệnh trên tôm, kỹ thuật canh tác lúa trong mô hình. Xây dựng điểm trình diễn mô hình sản xuất tôm - lúa để nông dân tham quan, học hỏi kinh nghiệm.

trao doi hop tac
Các đại biểu trao đổi kinh nghiệm sản xuất với chủ mô hình canh tác tôm lúa (ông Thiên áo phông trắng, thứ 2 từ trái sang)

Khuyến Nông VN, 25/07/2016
Đăng ngày 02/08/2016
Võ Thị Ngọc Thanh - Phan Tuấn (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 10:05 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 12:01 27/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 12:01 27/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 12:01 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:01 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 12:01 27/04/2024