Hàng hóa xuất khẩu: Gỡ bỏ rào chắn về nguồn gốc

Dù có những thế mạnh riêng, song các sản phẩm nông lâm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn đang vướng phải một "căn bệnh” khó chữa, đó là hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn được các DN mua lẫn của nhau. Điều này đang dẫn đến thực trạng, nhiều hàng hóa của Việt Nam gặp phải rào chắn an toàn thực phẩm ở các nước nhập khẩu, nhiều mặt hàng đã bị nước nhập khẩu trả về.

xuất khẩu
Ảnh minh họa: Internet

Thường xuyên mắc lỗi

Các sản phẩm nông sản, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đã và đang đặt chân đến được nhiều quốc gia trên thế giới. Cá tra, tôm hay các loại trái cây như thanh long, vải, nhãn… ngày càng vươn xa đến những thị trường lớn như EU, Saudi Arabia, Nhật Bản, các nước ASEAN. Và mới đây nhất, quả vải Việt còn được hai thị trường vô cùng khó tính là Mỹ và Australia quyết định nhập khẩu.

Theo nhận định của giới chuyên gia ngành nông nghiệp, để có thể trụ vững được ở thị trường thế giới, nhất là những thị trường khó tính như Mỹ và Australia, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cần phải đạt được những tiêu chuẩn cao, nhất  là về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết các nước họ rất khắt khe đối với các sản phẩm nhập khẩu, đặc biệt Hoa Kỳ là nước có những quy định vô cùng khắc nghiệt trong việc kiểm tra dịch bệnh, dư lượng hóa chất… trên các sản phẩm nhập khẩu. Bởi vậy, các DN xuất khẩu cần phải hết sức thận trọng trong việc đáp ứng các yêu cầu này từ phía nước nhập khẩu.

Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều mặt hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam lại đang rơi vào tình trạng bị cấm nhập do không đạt được những tiêu chuẩn về dịch bệnh cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo nhận định của ông Alexander Kliegl- Chủ tịch Tiểu ban kinh doanh thực phẩm, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản- Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam, an toàn thực phẩm hiện vẫn là vấn đề đối với Việt Nam. Năm 2014, các Ủy ban thương mại trong Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Hoa Kỳ nhận được rất nhiều cảnh báo về các chuyến hàng hải sản có dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép. Sang năm 2015, cũng có nhiều vấn đề đối với hàng xuất khẩu sang Saudi Arabia, Hoa Kỳ, Nhật Bản.

Và chỉ trong vòng 4 tháng đầu năm 2015, Hệ thống cảnh báo nhanh thực phẩm và thức ăn (RASSF) của EU đã từ chối 21 sản phẩm đến từ Việt Nam tại biên giới của một trong các thành viên EU. 17 sản phẩm  khác đã bị ngăn chặn và cần phải cung cấp thêm thông tin trước khi có thể đưa ra quyết định.

Khó truy xuất nguồn gốc

Như vậy có thể thấy, vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm đã và đang trở thành rào cản lớn khiến cho nhiều sản phẩm hàng hóa của Việt Nam khó có thể bước ra thị trường thế giới một cách "thuận buồm xuôi gió”. Nhiều ý kiến cho rằng, các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam nếu bị nước nhập khẩu từ chối không những ảnh hưởng đến lợi nhuận của các DN xuất khẩu, mà đáng quan ngại hơn là uy tín của hàng hóa Việt Nam. Bởi vậy, đối với các hàng hóa xuất khẩu và kể cả hàng hóa tiêu thụ nội địa, việc truy suất nguồn gốc có ý nghĩa rất quan trọng.

Theo ông Nguyễn Hùng Long- Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, đối với các DN lớn, vấn đề truy xuất nguồn gốc hầu như không gặp khó khăn, song đối với nhiều DN làm ăn manh mún, nhỏ lẻ, điều này lại đang thực sự là bài toán khó. "Các doanh nghiệp lớn thường có hệ thống quản lý và sổ sách ghi chép, lưu giữ nguồn gốc nguyên liệu, sản phẩm và quá trình sản xuất, phân phối lưu thông. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp lớn đã được các cơ quan chức năng kiểm tra trong quá trình cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện và công bố sản phẩm. Còn đối với các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, rất khó khăn cho việc thực hiện vì rất nhiều mặt hàng, nhất là nông, lâm thủy sản được mua từ nhiều nguồn khác nhau, hộ gia đình tự sản xuất rồi bán lại, không có hệ thống quản lý, sổ sách” – ông Long nhận định.

Giới chuyên gia ngành nông nghiệp cũng cho rằng, thực trạng nhiều DN xuất khẩu khi thiếu hàng cứ mua lẫn của nhau để đủ số lượng xuất khẩu mà không quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ đang khiến cho chất lượng các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam luôn gặp những rào cản liên quan đến việc truy xuất nguồn gốc.

Truy xuất nguồn gốc là yêu cầu của phần lớn các  quốc gia nhập khẩu nhằm thu thập và truyền tải các thông tin về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm đến người tiêu dùng. Bởi vậy, vấn đề này cần phải được các DN sản xuất kinh doanh đặt lên hàng đầu, nhất là khi hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng sâu rộng.

Đại Đoàn Kết, 29/05/2015
Đăng ngày 29/05/2015
Minh Phương
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 06:12 29/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 06:12 29/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 06:12 29/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 06:12 29/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 06:12 29/04/2024