Qua đó, anh đã mở ra một hướng đi mới, không chỉ giúp tối ưu hiệu quả sản xuất mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu rủi ro và gia tăng năng suất.
1. Người nuôi tôm đang thay đổi tư duy – Bạn đã sẵn sàng?
Nuôi tôm theo cách truyền thống ngày càng bộc lộ nhiều rủi ro: thời tiết thất thường, dịch bệnh gia tăng, ... Trước thực tế này, nhiều hộ nuôi đã mạnh dạn đổi mới, áp dụng mô hình nuôi công nghệ. Điển hình như anh Lắm ở Cần Giờ. Khi bỏ cách nuôi cũ, anh áp dụng Farmext Base cùng sự hỗ trợ kỹ thuật từ Tép Bạc, ao tôm của anh ổn định, vụ thu hoạch cũng có kết quả khả quan hơn.
2. Nhờ áp dụng mô hình mới, anh Lắm thu được kết quả đáng mừng
2.1. Nhận được sự đồng hành và hướng dẫn ngay từ đầu
Cũng như bao hộ khác, anh Lắm chỉ dựa vào kinh nghiệm để quản lý ao. Khi tôm có dấu hiệu bất thường, anh tự đoán nguyên nhân và tìm cách xử lý. Vì vậy, mà khiến ao nuôi anh bị ảnh hưởng nặng hơn.
Từ khi áp dụng mô hình mới, anh nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ kỹ thuật viên của Farmext
Từ khi áp dụng mô hình mới, anh nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ kỹ thuật viên. Họ giúp anh theo dõi chất lượng nước, kiểm tra sức khỏe tôm và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh. Qua đó, việc nuôi tôm trở nên ổn định và ít rủi ro hơn.
2.2. Chủ động phát hiện sớm rủi ro nhờ xét nghiệm định kỳ
Dịch bệnh luôn là mối lo lớn với người nuôi tôm. Trước đây, anh Lắm thường chỉ dựa vào phỏng đoán, nhưng nay anh chủ động gửi mẫu nước và tôm đi xét nghiệm định kỳ để phát hiện sớm các bệnh nguy hiểm như EMS, đốm trắng. Kết quả xét nghiệm được trả về điện thoại, giúp anh theo dõi tình trạng ao nuôi và ra quyết định kịp thời.
2.3. Vụ nuôi suôn sẻ với kết quả khả quan
Sau vụ nuôi, tổng sản lượng tại ao đạt 2,5 tấn, trong đó tôm cỡ lớn chiếm phần lớn với 39 con/kg. Với giá bán trung bình 153.000 đồng/kg, tổng thu nhập từ vụ nuôi đạt khoảng 363 triệu đồng.
Nhìn lại vụ nuôi, anh chia sẻ: “Trước đây, mỗi lần tôm bệnh là lo lắng không biết xử lý thế nào. Bây giờ theo dõi ao kỹ, kiểm soát tốt và rủi ro cũng giảm đi đáng kể, mà thu được lợi nhuận, anh cũng an lòng hơn”.
Vụ nuôi suôn sẻ khi đạt được kết quả khả quan
3. Lợi ích thiết thực từ mô hình Farmext Base
Việc chuyển từ mô hình nuôi truyền thống sang áp dụng Farmext Base mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Trước hết, người nuôi được hỗ trợ kỹ thuật bài bản, giúp giám sát môi trường ao nuôi và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh. Nhờ đó, rủi ro dịch bệnh giảm đáng kể, tỷ lệ sống của tôm tăng cao.
Bên cạnh đó, việc xét nghiệm định kỳ giúp phát hiện sớm các mầm bệnh, tối ưu chi phí sản xuất và kiểm soát hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) hiệu quả hơn. Đặc biệt, nhờ sử dụng con giống, thức ăn và các sản phẩm bổ sung được kiểm chứng, chất lượng tôm cũng được nâng cao.
Ngoài ra, mô hình này còn giúp ổn định đầu ra, nhờ sự kết nối với thương lái và các đơn vị thu mua, hạn chế tình trạng ép giá. Điều này không chỉ giúp người nuôi an tâm sản xuất mà còn xây dựng được thương hiệu tôm uy tín, đảm bảo chất lượng và an toàn.
4. Hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật theo Mô hình Farmext Base
Chuyển đổi mô hình nuôi không chỉ là câu chuyện của riêng anh Lắm, mà còn là hướng đi mà nhiều hộ nuôi đang hướng đến. Để hỗ trợ bà con tiếp cận phương pháp nuôi mới, Tép Bạc triển khai chương trình đồng hành cùng người nuôi trong việc áp dụng toàn bộ quy trình Farmext Base.
Khi tham gia chương trình này, người nuôi sẽ được:
- Tư vấn thiết kế lại ao nuôi (nếu cần): Đội ngũ kỹ thuật sẽ khảo sát và đề xuất giải pháp cải tạo ao phù hợp.
- Cung cấp quy trình kỹ thuật nuôi tối ưu: Với 3 quy trình chính: xử lý môi trường, chương trình dinh dưỡng và chăm sóc.
- Ứng dụng thiết bị công nghệ IoT: Bà con sẽ được hỗ trợ lắp đặt và hướng dẫn sử dụng các thiết bị vận hành tự động.
- Đào tạo và kết nối chuyên gia: Tép Bạc sẽ luôn có các buổi tập huấn chuyên sâu, giúp bà con nắm vững cách vận hành mô hình Farmext Base. Đồng thời, kết nối với đội ngũ chuyên gia để được hỗ trợ trong suốt vụ nuôi.
Nếu bạn đang có ý định chuyển mình áp dụng công nghệ cao trong nuôi tôm, hãy liên hệ ngay qua số điện thoại: 08 888 34 988 để được Tép Bạc hỗ trợ tận tình.