Lá dâu tằm trắng giúp kháng bệnh xuất huyết trên cá rô phi

Nghiên cứu mới đây của nhà khoa học Ai Cập cho thấy chiết xuất từ dâu tằm trắng có khả năng tăng cường miễn dịch và chống oxy hóa kháng lại mầm bệnh do Aeromonas hydrophila trên cá rô phi.

cá rô phi
Vi khuẩn Aeromonas hydrophila được cho là tác nhân gây bệnh nguy hiểm cho cá Rô phi, với những biểu hiện xuất huyết bên ngoài và các cơ quan nội tạng. Ảnh minh họa

Dâu tằm trắng một loại thảo dược đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe của con người. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định các lợi ích khác nhau của nó trong việc cải thiện sức khỏe và chống ung thư, những vấn đề mà hiện nay đang được rất nhiều người quan tâm.

Dâu tằm trắng chứa đầy đủ các dưỡng chất quan trọng bao gồm: sắt, riboflavin, vitamin C, vitamin K, kali, phốt pho và canxi. Ngoài ra cây dâu tằm trắng còn có mặt nhiều thành phần hoạt tính sinh học như flavonoid, polyphenol, ancaloit, terpenoit, steroid, tanin và pectin. Chúng có vai trò quan trọng trong kích thích miễn dịch và kháng bệnh.

Nghiên cứu được thiết kế nhằm đánh giá tác dụng bảo vệ sinh hóa điều hòa miễn dịch và khả năng chống oxy hóa của chiết xuất lá dâu tằm trắng Morus alba (MAL) trên cá rô phi (Oreochromis niloticus) nhiễm Aeromonas hydrophila.

dâu tằm trắng
Cây dâu tằm (Morus alba) tại Việt Nam gọi đơn giản là cây dâu, hay cây dâu trắng có nguồn gốc từ khu vực phía Đông Châu Á.

Thí nghiệm bao gồm 4 nghiệm thức được bổ sung chiết xuất từ lá dâu tằm với các nồng độ 1,3 và 5 g/kg MAL tương ứng MAL 1 , MAL 3 và MAL 5 và nghiệm thức đối chứng không bổ sung chất chiết trong vòng 30 ngày.

Sau đó cá được cảm nhiễm với vi khuẩn Aeromonas hydrophila với nồng độ 0,5 ml × 10 8  để theo dõi tỷ lệ sống và khả năng đáp ứng miễn dịch.

Dấu hiệu bệnh lý của cá rô phi nhiễm Aeromonas hydrophila

Kiểm tra lâm sàng các mẫu cá bị bệnh cho thấy sự hiện diện của các dấu hiệu chung của nhiễm trùng huyết bao gồm xuất huyết các mảng trên da, gốc vây ngực và xung quanh lỗ hậu môn. Quan sát thấy vảy bong tróc, mòn vây và loét da. Viêm xoang bụng, bong tróc niêm mạc ruột và nội tạng có dịch màu vàng. Gan bị xung huyết và một số trường hợp gan nhợt nhạt, túi mật căng phồng. Cá bị nhiễm Aeromonas hydrophila tỷ lệ tử vong dao động từ 30-70% ngoài tự nhiên.

cá nhiễm vi khuẩn
Hình 1: Cá bị nhiễm Aeromonas hydrophila cho thấy xuất huyết da; Hình 2: Cá bị xuất huyết ở gốc vây ngực, vây lưng và vết loét da. Hình 3: Viêm ruột nặng, xung huyết và xuất huyết trên cá bị nhiễm vi khuẩn; Hình 4: Tình trạng viêm ruột (a) ruột chứa đầy dịch mủ, (b) gan to nhợt nhạt, (c) túi mật to.

Cá rô phi được bổ sung chiết xuất lá dâu tằm cho thấy khả năng miễn dịch được cải thiện thông qua các chỉ số oxy hóa. Sự gia tăng phosphatase kiềm, aminotransferase, lactate dehydrogenase và malondialdehyde (ALP, ALT, AST, LDH và MDA) ở tất cả các nghiệm thức bổ sung chiết xuất lá dâu và cao nhất ở nghiệm thức bổ sung 5g/kg MAL.
Sau khi thử thách với vi khuẩn A. Hydrophila, các nghiệm thức bổ sung chất chiết lá dâu, đặc biệt là nghiệm thức bổ sung 5g/kg MAL cho khả năng miễn dịch cao nhất và khác biệt hoàn toàn so với các nghiệm thức còn lại thể hiện qua chỉ số immunoglobulin M, lysozyme, nitric oxide, catalase và superoxide dismutase và biểu hiện gen đồng minh của chúng (IgM, CAT và SOD). Hơn nữa, ở nghiệm thức này còn cho thấy phản ứng chống oxy hóa và miễn dịch mạnh hơn 1g/kg MAL và 3g/kg MAL. 
Ở những nhóm được thử thách, có sự ức chế biểu hiện gen của interleukin (8 và 1 beta) và interferon ɤ (IL8. IL-1β và INFɤ). 
Cá rô phi được thử thách bởi A. hydrophila cho thấy tỷ lệ tử vong ở nghiệm thức đối chứng CT tăng cao (80%), tiếp theo là các nhóm được bổ sung MAL 1 và MAL 3 là (73,33%) trong đó MAL 5 là 20%. 
Kết quả từ nghiên cứu cho thấy bổ sung chất chiết từ lá dâu tằm trắng với nồng độ 5g/kg MAL có thể bảo vệ cá rô phi khỏi những thay đổi sinh hóa huyết cầu và tăng cường phản hồi miễn dịch, bảo vệ chống oxy hóa và khả năng chống lại A. hydrophila .
Nguồn: Ahmed N.F.Neamat-Allah et al (2021). Effects of dietary white mulberry leaves on hemato-biochemical alterations, immunosuppression and oxidative stress induced by Aeromonas hydrophila in Oreochromis niloticus, ScienceDirect, 01/2021
Đăng ngày 22/11/2021
Như Huỳnh
Dịch bệnh

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 21:12 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 21:12 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 21:12 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 21:12 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 21:12 25/04/2024