Lâu rồi không được ăn Tết ngon - Câu chuyện của những người nuôi tôm

“Lâu lắm rồi không được ăn Tết ngon lành như vầy. Năm thì thất thu, năm thì size tôm không vừa ý. Nhưng năm nay, nhờ anh em Tép Bạc mà ăn Tết ngon hơn rồi!” - Đó là lời tâm sự chân thành của chú Út Bé, một hộ nuôi tôm tại Cà Mau, người vừa trải qua một vụ mùa đầy thành công, bỏ túi gần 900 triệu đồng nhờ vào hỗ trợ ứng dụng mô hình nuôi tôm tối ưu từ Farmext Base.

Thu hoạch tôm
Ao nuôi tôm của chú Út Bé, một hộ nuôi tôm tại Cà Mau. Ảnh: Tép Bạc

Vấn đề nuôi tôm hiện nay

Nuôi tôm chưa bao giờ là một nghề dễ dàng. Những năm gần đây, đặc biệt là năm 2024, người nuôi đối mặt với hàng loạt khó khăn: Dịch bệnh TPD, EHP, đốm trắng hoành hành, thời tiết thất thường, nguồn nước biến động. Nhiều hộ nuôi không kịp xoay sở, phải cắt lỗ giữa chừng, trắng ao, chờ thời vận tốt hơn. Tết đến, lẽ ra là thời gian sum vầy, nhưng nhiều người lại chỉ toàn nỗi lo cơm áo, mùa vụ liệu có trúng.

Giữa bức tranh đầy thử thách đó, vẫn có những hộ nuôi tìm ra hướng đi mới, vững vàng vượt qua khó khăn. Một trong số đó là farm nuôi tôm của chú Út Bé, người đã từng trải qua nhiều mùa thất bát, nhưng năm nay lại có một cái Tết trọn vẹn nhờ sự hỗ trợ từ Farmext Base giúp ông mang lại vượt ngoài mong đợi.

Mùa tôm trúng lớn, một cái Tết đủ đầy

Nhờ có sự hỗ trợ từ Farmext Base, vụ nuôi năm nay không chỉ giúp nhà chú Út Bé có một cái Tết no đủ. Sau bao mùa thất thu, trại nuôi đạt sản lượng lớn, tôm đạt size chuẩn, xuất bán với giá tốt. Và chắc chắn, đây không phải là lần cuối cùng chú Út Bé ăn Tết ngon như vậy!

Tôm thẻSau bao mùa thất thu, trại nuôi của chú Út Bé đạt sản lượng lớn, tôm đạt size chuẩn, xuất bán với giá tốt

Sau quá trình được hỗ trợ và ứng dụng công nghệ nuôi tôm từ Farmext Base. Ngày 13/01, ông Út Bé tiến hành thu hoạch đợt đầu sau 83 ngày nuôi, đạt kích cỡ 48 con/kg, sản lượng lên đến 3.506 kg với giá bán 144.000 đồng/kg. Đợt thu hoạch lần hai sau 96 ngày, tôm đạt kích cỡ 43 con/kg, thu về 2.775 kg với giá 137.000 đồng/kg. Tổng doanh thu vụ này đạt 900 triệu đồng, trong khi tổng chi phí đầu tư chỉ 400 triệu đồng, giúp ông thu lãi ròng 500 triệu đồng.

Bước ngoặt từ công nghệ nuôi tôm

Cách đây vài tháng, khi thấy tôm có dấu hiệu chậm lớn, nguồn nước bất ổn, ông Út Bé lo lắng vô cùng. Nghe tin về mô hình nuôi tôm tối ưu của Farmext Base, ông đã liên hệ để nhận tư vấn.

Ngay sau đó, đội ngũ chuyên gia của Farmext Base đã đến tận nơi hỗ trợ ông Út khảo sát ao nuôi, đo đạc các chỉ số môi trường và tư vấn các giải pháp phù hợp cho ông. Họ lắp đặt tủ điều khiển tự động, hướng dẫn ông cách sử dụng máy cho ăn và theo dõi chất lượng nước bằng hệ thống đo môi trường Envisor.

Trước đây, mỗi mùa nuôi, ông Út Bé thường xuyên phải đối mặt với tình trạng tôm bỏ ăn, nguồn nước biến động thất thường, khó kiểm soát. Nhưng với sự hỗ trợ từ Farmext Base, mọi thứ trở nên dễ dàng hơn, chú Út Bé bắt đầu làm quen với những thiết bị mới.

Ao nuôi tômSự hỗ trợ từ mô hình nuôi tôm tối ưu của Farmext Base mọi thứ trở nên dễ dàng hơn, chú Út Bé bắt đầu làm quen với những thiết bị mới

Hệ thống tủ điều khiển giúp ông theo dõi và điều chỉnh quạt nước, máy bơm từ xa chỉ bằng một chiếc điện thoại. Máy cho ăn tự động đảm bảo lượng thức ăn được phân bổ đồng đều, không lãng phí mà tôm lại phát triển nhanh hơn. Quan trọng nhất là hệ thống máy đo môi trường Envisor, liên tục cập nhật các chỉ số pH, oxy hòa tan, độ mặn… giúp ông kiểm soát chất lượng nước ao nuôi chính xác, kịp thời xử lý khi có bất thường.

Không chỉ vậy, đội ngũ Farmext Base còn thực hiện xét nghiệm mẫu nước và mẫu tôm định kỳ, giúp ông Út Bé tầm soát các nguy cơ tiềm ẩn, phát hiện bệnh từ sớm để có biện pháp xử lý kịp thời. Trước đây, ông thường chỉ biết ao tôm có vấn đề khi tôm chết hàng loạt, nhưng nay chỉ cần theo dõi kết quả xét nghiệm, ông đã có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, cải thiện môi trường nước từ sớm, giúp tăng tỉ lệ sống lên đến 96%.

Farmext Base: Đối tác tin cậy của người nuôi tôm

Farmext Base là một trong những mô hình nuôi tôm tối ưu đang được triển khai tại nhiều khu vực nuôi tôm trên cả nước.

Được xây dựng trong hệ sinh thái Tép Bạc, Farmext Base cung cấp giải pháp toàn diện từ thức ăn, dinh dưỡng cho đến hệ thống thiết bị IoT hiện đại như tủ điện điều khiển từ xa, máy cho ăn tự động, máy đo môi trường giúp tối ưu hóa quá trình nuôi.

Chú Út Bé và đội ngũ Farmext BaseChú Út Bé cùng với đội ngũ nhà Farmext Base

Người nuôi cũng được hỗ trợ xét nghiệm bệnh tôm hàng tuần và nhận tư vấn kỹ thuật từ các chuyên gia thủy sản, đảm bảo vụ nuôi diễn ra suôn sẻ.

Đặc biệt, với chương trình hỗ trợ tài chính linh hoạt còn giúp bà con giảm bớt gánh nặng đầu tư trong các giai đoạn quan trọng của vụ nuôi.

Câu chuyện của hộ nuôi tôm ông Út Bé là minh chứng rõ ràng rằng: Ứng dụng công nghệ đúng cách, thành công không còn là chuyện may rủi. Với những ai đang loay hoay trong nghề nuôi tôm, đây chính là lúc để thay đổi, để bước sang một giai đoạn mới - nuôi tôm thông minh, hiệu quả và bền vững hơn.

Đăng ngày 07/02/2025
Phan Tấn Đạt @phan-tan-dat
Doanh nghiệp

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Hội chứng zoea 2 – Thách thức của các trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei

Nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển kéo theo mức độ thâm canh hóa và thương mại hóa tăng nhanh làm dịch bệnh dễ bùng phát. Dịch bệnh là thách thức lớn đối với các trại sản xuất tôm giống, đặc biệt các bệnh liên quan vi khuẩn có hại như bệnh phát sáng, gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng đối với các trại giống (Austin and Zhang, 2006). Gần đây, nhiều trại sản xuất giống tôm thẻ trên thế giới, đặc biệt ở khu vực châu Á trong đó có nước ta đã gặp phải vấn đề về tỷ lệ sống thấp ở giai đoạn zoea 2 do sự suy yếu của ấu trùng trong quá trình lột xác.

Elanco
• 10:34 27/12/2021

Người tìm ra nguyên nhân gây bệnh EMS - Donald Lightner vừa qua đời

Ông Donald Lightner – Nhà nghiên cứu bệnh học thủy sản tìm ra nguyên nhân bệnh EMS, đã qua đời ở tuổi 76 vào ngày 5/5/2021 tại Tucson, Arizona, Mỹ.

Donald Lightner
• 11:08 14/05/2021

Dịch "đốm trắng" bùng khiến người nuôi tôm lao đao

Chưa xuống giống hết diện tích theo kế hoạch thì vụ nuôi xuân hè 2021, hàng chục ha tôm nuôi của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã bị thiệt hại do bệnh đốm trắng.

Bệnh đốm trắng.
• 09:50 14/05/2021

Vĩnh Hoàn (VHC) lợi nhuận quý 4 vượt kỳ vọng: Bí quyết từ đâu?

Vĩnh Hoàn (VHC) vừa gây bất ngờ khi lợi nhuận quý 4/2024 vượt xa dự báo, theo Vietstock (10/2/2025). Doanh thu năm 2024 của doanh nghiệp này vượt mốc 10.000 tỷ đồng, lần thứ 3 liên tiếp khẳng định vị thế dẫn đầu ngành cá tra Việt Nam. Lợi nhuận ấn tượng, doanh thu chạm đỉnh – điều gì đã giúp VHC làm nên kỳ tích? Cùng khám phá bí quyết nhé!

Chế biến thủy sản
• 09:49 21/03/2025

Camimex Group (CMX) hợp tác với Hàn Quốc: Bước đột phá cho thủy sản Việt Nam tại Châu Á

Ngành thủy sản Việt Nam vừa đón một tin khi Camimex Group (CMX) bắt tay với Hàn Quốc để đưa sản phẩm ra thị trường Châu Á. Không chỉ dừng lại ở tôm, doanh nghiệp này còn mở rộng sang chế biến cá, đánh dấu một bước chuyển mình mạnh mẽ.

Chế biến thủy sản
• 09:38 20/03/2025

Hàng trăm doanh nghiệp hàng đầu hội tụ tại VietShrimp 2025 cùng kiến tạo vì ngành thủy sản xanh

Vietshrimp 2025 dự kiến chào đón hàng chục nghìn khách tham quan chuyên ngành, tạo nên không gian gian giao thương uy tín và chất lượng trong cộng đồng ngành thủy sản đặc biệt là lĩnh vực nuôi tôm tại Việt Nam.

Vietshrimp 2025
• 11:46 18/03/2025

Minh Phú (MPC) đối mặt lỗ kỷ lục: Liệu thị trường nội địa có là cứu cánh cho vua tôm?

Minh Phú (MPC), biểu tượng "vua tôm" của ngành thủy sản Việt Nam, từ lâu đã ghi dấu ấn với vị thế dẫn đầu trong xuất khẩu tôm, mang sản phẩm chất lượng đến hàng chục quốc gia.

Chế biến thủy sản
• 10:35 18/03/2025

Đọc để có thể chăm sóc đàn cá con tốt nhất có thể

Cách chăm sóc cá cảnh con mới nở là một quy trình tỉ mỉ và yêu cầu kiên nhẫn, nhằm đảm bảo cá con có điều kiện tốt nhất để sinh trưởng. Hãy cùng tìm hiểu các bước cần thiết trong việc chăm sóc cá con từ khi chúng mới chào đời.

Cá cảnh
• 19:35 23/03/2025

Thị trường thức ăn thủy sản dự báo đạt 171,53 tỷ USD vào năm 2030

Thị trường thức ăn thủy sản toàn cầu dự kiến sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ở mức 4,1%, từ 129,48 tỷ USD vào năm 2023 lên 171,53 tỷ USD vào năm 2030. Đà tăng trưởng này được thúc đẩy bởi sự mở rộng mạnh mẽ của ngành nuôi trồng thủy sản, mức tiêu thụ hải sản ngày càng cao và sự phát triển trong công thức thức ăn giúp tối ưu hóa giá trị dinh dưỡng cũng như tính bền vững.

Thức ăn thủy sản
• 19:35 23/03/2025

Học gì để làm giàu từ vuông tôm, ao cá? Câu hỏi từ học sinh Cà Mau

Cà Mau – vùng đất được mệnh danh là "thủ phủ tôm" của cả nước, nơi có những vuông tôm, ao cá rộng lớn mang lại nguồn thu nhập chính cho hàng ngàn hộ dân.

Tư vấn
• 19:35 23/03/2025

Nuôi thủy sản xanh giải pháp phát triển bền vững

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao, việc phát triển ngành nuôi thủy sản một cách bền vững là vô cùng quan trọng. Một trong những hướng đi mới giúp ngành này phát triển lâu dài và bảo vệ môi trường là nuôi thủy sản xanh. Đây là một phương thức nuôi trồng không chỉ mang lại lợi ích về mặt năng suất mà còn góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống.

Nuôi trồng thủy sản
• 19:35 23/03/2025

Nhận biết sớm tôm bệnh trong ao nuôi

Phòng bệnh luôn hiệu quả hơn chữa bệnh. Việc thường xuyên theo dõi, quan sát và kiểm tra tình trạng sức khỏe của tôm nuôi là yếu tố quan trọng giúp người nuôi phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như tôm yếu hoặc nhiễm bệnh từ đó có kịp thời đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:35 23/03/2025
Some text some message..