Màng sinh học tạo ra nhớt bạt cho ao nuôi?

Người nuôi dễ dàng bắt gặp tình trạng ao xuất hiện một lớp màng nhớt trên bề mặt ao tôm. Có nhiều trường hợp lớp màng này sẽ nhanh chóng tan đi, nhưng cũng có không ít trường hợp lớp màng này không tan, gây ảnh hưởng xấu cho môi trường ao.

Màng sinh học biofilm
Màng sinh học biofilm có a nhiều vi khuẩn khác nhau

Màng sinh học là gì? 

Màng sinh học là một tập hợp các tế bào vi sinh vật liên kết với một bề mặt và được bao bọc trong một chất nền chủ yếu là polysaccharide. Nó có thể hình thành trên nhiều loại bền mặt, bao gồm mô sống, thiết bị, dụng cụ hoặc các hệ thống thủy sinh tự nhiên. Có thể quan sát thấy nhiều sinh vật đa dạng như tảo, vi khuẩn, động vật nguyên sinh, động vật chân đốt,... trong tập hợp màng sinh học này. 

Các vi khuẩn trong màng sinh học có đặc điểm khác biệt và được cải tiến hoàn toàn. Chúng có thể gia tăng sức đề kháng với kháng sinh, tạo ra độc lực gây bệnh mạnh hơn, khả năng sống sót cao hơn.  

Các biểu hiện gene của vi khuẩn liên quan đến kiểu hình đề kháng khác thường của vi khuẩn sống trong màng sinh học. Lớp màng sinh học ngăn chặn sự thâm nhập của kháng sinh, hóa chất đa phân tử sâu hơn vào bên trong. Có thể nói màng sinh học là pháo đài bảo vệ của vi khuẩn. 

Màng sinh học trong nuôi tôm 

Cấu trúc màng sinh học trong môi trường nước phụ thuộc vào bản chất của nền đáy nguồn dinh dưỡng sẵn có ánh sáng và hoạt động của các sinh vật trong đó. Các sinh vật trong màng sinh học có kích thước siêu nhỏ và có giá trị dinh dưỡng cao. Đây được coi là nguồn protein chất lượng tốt, bền vững (23-30%) và dễ dàng xuất hiện ở mọi kích thước của các loài thủy sản nuôi.  

Vi tảo và vi khuẩn dị dưỡng trong màng sinh học là nguồn năng lượng tốt hỗ trợ tăng cường miễn dịch, kích thích tăng trưởng, tăng hoạt tính sinh học và kích thích tiêu hóa cho vật nuôi. Sự hiện diện của màng sinh học trong các hệ thống nuôi cũng giúp cải thiện chất lượng nước về hấp thụ amoni,  và sản xuất nhiều oxy. 

Ao nuôiCác sinh vật trong màng sinh học có kích thước siêu nhỏ 

Sự hình thành màng sinh học trải qua 5 giai đoạn: 

- Giai đoạn 1: Sự bám dính có thể đảo ngược của tế bào vi khuẩn trên bề mặt 

- Giai đoạn 2: Sự bám dính không đảo ngược của tế bào vi khuẩn trên bề mặt 

- Giai đoạn 3: Tạo thành khuẩn lạc và bắt đầu tạo thành màng sinh học 

- Giai đoạn 4: Màng sinh học phát triển đầy đủ cấu trúc không gian ba chiều 

- Giai đoạn 5: Sự  rời và phân tán của các tế bào vi khuẩn khỏi màng sinh học dưới dạng tự do 

Các vi khuẩn được tách ra từ giai đoạn 5 có sức mạnh vượt trội sau khi “được cải tiến” trong màng sinh học so với các vi khuẩn Vibrio tự do khác. 

Màng sinh học có hại cho ao nuôi không? 

Có thể nói, màng sinh học có lợi và cũng có hại. Nếu người nuôi có thể kiểm soát tốt chúng có thể là một vũ khí để bảo vệ vật nuôi. Nhưng ngược lại, nếu không được, các vi khuẩn có trong màng sinh học sẽ gây nguy hiểm cho vật nuôi rất nhiều. 

Màng sinh học tạo ra nhớt bọt, chúng lại được tạo ra từ tập đoàn vi khuẩn vibrio, có độc lực cực mạnh, có mật độ cao, sức đề kháng mạnh, có khả năng kháng khuẩn và kháng kháng sinh,... trên bề mặt chất liệu (bạt, nhá,...) 

Nhớt bạt là môi trường nền thuận lợi cho vi khuẩn vibrio, rong tảo, nấm đồng tiền,.. sinh trưởng và phát triển. Nhớt bạt nhiều thì khả năng hình thành nấm đồng tiền càng nhiều và nguy cơ gây bệnh đường ruột cho tôm nuôi cao hơn. 

Tôm là loài thích ăn nhớt bạt, do đó tôm dễ ăn phải các vi khuẩn gây hại. Nếu ăn phải tôm sẽ bị rối loạn chức năng tiêu hóa, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ức chế tiêu hóa thức ăn gây đường ruột, gan tụy, mềm vỏ, ốp thân,... Đặc biệt nguy hiểm nhất đó chính là bệnh phân trắng trên tôm. 

Nhớt bọtMàng sinh học tạo ra nhớt bọt gây hại cho ao nuôi

Biện pháp để cải thiện ao hình thành màng sinh học gây hại cho tôm 

Đối với trường hợp này bà con nên thường xuyên kiểm tra vi khuẩn Vibrio định kỳ trong môi trường ao nuôi và cần khống chế mật độ của chúng nếu vượt quá 1000 cfu/ml. 

Nên sử dụng các loại hóa chất có khả năng oxy hóa cao nhưng phải tuyệt đối an toàn cho tôm 

Quản lý thức ăn dư thừa, xi phông đáy đinh kỳ, quản lý chất lượng nước tốt để tránh ô nhiễm từ đó giảm nguy cơ phát triển vi khuẩn có hại 

Xử lý môi trường bằng cách sử dụng các chế phẩm enzyme và chế phẩm vi sinh để phá vỡ liên kết hình thành nhớt bạt, giảm ô nhiễm, cạnh tranh lấn át vi sinh vibrio

Vì vậy, bà con nên chú ý quan sát ao nuôi thường xuyên để có thể can thiệp xử lý kịp thời nếu ao tôm xuất hiện hiện tượng hình thành màng sinh học gây hại cho tôm một cách nhanh chóng nhất. 

Đăng ngày 07/12/2023
Thuần Phạm @thuan-pham
Môi trường

Khuyến cáo bảo vệ các lĩnh vực thủy sản khi có bão

Từ tháng 10-12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, có khả năng xuất hiện bão trên biển Đông xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình hàng năm (4,5 cơn bão) và đổ bộ vào đất liền cao hơn trung bình hàng năm (1,9 cơn bão), tập trung ở Trung Bộ và phía Nam. Mùa mưa ở Nam Bộ có thể đến nửa cuối tháng 12/2024 mới kết thúc, muộn hơn bình thường. Bão gây mưa to, sóng biển cao ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng, khai thác thủy sản và chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ.

Ao nuôi
• 10:07 04/10/2024

Hồ thủy điện Trị An: Hàng trăm người đổ xô bắt cá khủng sau lũ

Ngày khi ngừng xả lũ, hàng trăm người dân đã đổ về hồ thủy điện Trị An (Đồng Nai) xuống đập tràn để bắt cá.

Người dân
• 14:11 01/10/2024

Đồi mồi 3 kg chết dạt vào bãi biển xã Nhơn Hải

Theo thông tin từ Tổ chức cộng đồng ( TCCĐ) bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nhơn Hải tối ngày 29.8 vào khoảng 19h, người dân phát hiện 01 cá thể rùa biển thuộc loài Đồi mồi (Eretmochelys imbricata).

Đồi mồi
• 11:52 01/10/2024

Bình Định: Dự án Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định đã có quyết định phê duyệt văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật “Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam - tỉnh Bình Định” do Chính phủ Canada tài trợ thông qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP).

Rừng ngập mặn
• 10:36 01/10/2024

Tôm hùm Bình Ba: Niềm tự hào của vùng biển Khánh Hòa

Tôm hùm đảo Bình Ba, Khánh Hòa là một đặc sản biển nổi tiếng với hương vị tươi ngon, thịt chắc và giàu dinh dưỡng. Được nuôi trồng trong môi trường biển trong lành, tôm hùm Bình Ba không chỉ thu hút du khách mà còn đóng góp quan trọng vào kinh tế địa phương, giúp đảo này trở thành "Quốc đảo tôm hùm" của Việt Nam.

Quốc đảo tôm hùm
• 18:45 05/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 18:45 05/10/2024

Khuyến cáo bảo vệ các lĩnh vực thủy sản khi có bão

Từ tháng 10-12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, có khả năng xuất hiện bão trên biển Đông xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình hàng năm (4,5 cơn bão) và đổ bộ vào đất liền cao hơn trung bình hàng năm (1,9 cơn bão), tập trung ở Trung Bộ và phía Nam. Mùa mưa ở Nam Bộ có thể đến nửa cuối tháng 12/2024 mới kết thúc, muộn hơn bình thường. Bão gây mưa to, sóng biển cao ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng, khai thác thủy sản và chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ.

Ao nuôi
• 18:45 05/10/2024

Cá ngọc trai và chiếc “hầm trú ẩn” lạ kỳ

Thế giới đại dương không chỉ là phần không gian bí ẩn đối với con người mà những sinh vật biển với sở thích, tập tính quái dị cũng thu hút chúng ta tìm hiểu không kém. Chẳng hạn như câu chuyện “cộng sinh” kỳ lạ giữa cá ngọc trai và hải sâm dưới đây.

Cá ngọc trai
• 18:45 05/10/2024

Những yếu tố sống còn quyết định thành bại trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm giống Postlarvae chiếm 8 – 10 %, trong cơ cấu giá thành nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm công nghệ cao, nhưng quyết định sự thành công của mô hình do liên quan đến tỷ lệ sống. Tỷ lệ sống của tôm sau chu kỳ nuôi cao, đồng nghĩa mô hình thành công, có lợi nhuận.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:45 05/10/2024
Some text some message..