Mật cá: Trị bệnh hay gây độc

TS Nguyễn Kim Sơn khuyên không nên nuốt mật cá, uống rượu mật, tiết rắn và các loại mật và tiết khác vì không có tác dụng chữa bất cứ bệnh gì.

bệnh nhân
Bệnh nhân nằm điều trị tại Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai) (Ảnh: Thu Thủy/VOV.VN)

Nuốt mật cá trắm, uống mật rắn… nhằm chữa bệnh đau lưng, mỏi gối; chữa các bệnh đường tiêu hóa (đau dạ dày, đau mật, …); bồi bổ thể chất chống chứng bất lực ở đàn ông… là bài thuốc dân gian được truyền miệng. Quan điểm này đúng hay sai? Nó có thực sự hiệu quả trong công tác điều trị không? Chúng tôi đã có buổi trao đổi với TS.BS. Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai xung quanh vấn đề này.

PV: Theo dân gian truyền miệng, nuốt mật cá trắm có thể chữa khỏi 1 số bệnh, thông tin như vậy có đúng không, thưa tiến sĩ:

TS. Nguyễn Kim Sơn: Quan niệm này là hoàn toàn SAI, 100% sai sự thật. Chúng tôi đã phải cấp cứu những trường hợp bị suy gan, suy thận do nuốt mật cá trắm.

PV: Với vai trò Giám đốc Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai), xin ông cho cộng đồng biết cơ chế gây độc khi nuốt mật cá trắm, nó ảnh hưởng cụ thể đến sức khoẻ, tính mạng như thế nào. Số người vào viện do ngộ độc mật cá có nhiều không thưa ông?

TS. Nguyễn Kim Sơn: Ngộ độc (NĐ) mật cá trắm cũng như NĐ các loại mật cá nói chung (cá mè, cá trắm, cá chép,…) là NĐ thường gặp tại các Khoa Hồi sức cấp cứu và Chống độc vào dịp cuối năm hoặc Tết Âm lịch.

Bệnh nhân (BN) được chuyển đến Trung tâm Chống độc (TTCĐ) thường ở giai đoạn nặng, trung bình mỗi năm TTCĐ tiếp nhận 4 – 6 BN bị NĐ mật cá trắm ở các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ (Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam,…).

Ngộ độc mật cá trắm có thể gây tử vong nếu bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện muộn với các biến chứng nặng như: phù phổi cấp, suy thận cấp, suy gan cấp, tăng kali máu cấp, co giật, phù não…

Thành phần chính của mật cá trắm là 5α-cyprinol (C27H49O5) gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa, gây viêm gan và suy gan cấp, hoại tử ống thận gây suy thận cấp.

PV: Bác sĩ có thể cho biết về dấu hiệu nhận biết và cách xử trí khi có dấu hiệu ngộ độc. Người bị ngộ độc có thể sơ cứu điều trị tại nhà không hay phải đến bệnh viện có chuyên khoa chống độc?

TS. Nguyễn Kim Sơn: BN thường nuốt nguyên cả cái mật cá trắm hoặc pha với rượu uống. Sau khi nuốt hoặc uống 1 – 2 giờ sẽ xuất hiện triệu chứng tiêu hóa: BN buồn nôn và nôn rất nhiều, BN đau bụng dữ dội sau xuất hiện ỉa chảy, ỉa máu dẫn đến dấu hiệu toàn thân: BN rất mệt, nằm liệt giường, đau khắp người, chóng mặt, toát mồ hôi.

Viêm, hoại tử ống thận cấp xuất hiện rất sớm ngay từ khi có rối loạn tiêu hóa BN bắt đầu đái ít, sau đó vô niệu. NĐ nặng: suy thận cấp nặng hơn, vô niệu, phù, có thể phù phổi cấp, phù não. Suy thận cấp là nguyên nhân chính gây tử vong ở BN ngộ độc mật cá trắm.

Viêm gan cấp có thể kín đáo hoặc rõ (từ ngày thứ ba trở đi:da và niêm mạc mắt vàng dần, gan to). Vì vậy, không được để người bị NĐ ở nhà mà nên đưa đến các trung tâm y tế để có xử trí phù hợp và kịp thời.

PV: Bác sĩ có lời khuyên gì với những người có thói quen nuốt mật cá, uống rượu mật, tim, tiết rắn?

TS. Nguyễn Kim Sơn: Chúng tôi khuyên người dân không nên nuốt mật cá, uống rượu mật, tiết rắn và các loại mật và tiết khác vì không có tác dụng chữa bất cứ bệnh gì. Nếu bị bệnh cần phải đi khám và chữa trị tại các cơ sở y tế,. Tuyệt đối không nghe truyền miệng các cách chữa trị không được kiểm chứng khoa học mà mang bệnh vào thân.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!.

VOV, 21/11/2015
Đăng ngày 22/11/2015
CTV Đỗ Đậu/VOV.VN (thực hiện)
Ẩm thực

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Hòn ngọc quý Phú Quốc: Hương vị đặc sắc từ "vàng đen" của đại dương

Phú Quốc, ngoài vẻ đẹp hoang sơ của biển đảo, còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích ẩm thực hải sản, đặc biệt là nhum biển. Nuôi nhum tại Phú Quốc không chỉ tạo nên nguồn hải sản tươi ngon mà còn mang đến cho du khách cơ hội khám phá những món ăn độc đáo, đậm chất địa phương.

Hòn đảo ngọc Phú Quốc
• 12:00 15/10/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 10:27 15/11/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 10:27 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 10:27 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 10:27 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 10:27 15/11/2024
Some text some message..