Nghề kho cá bạc tỷ ở quê Chí Phèo

Món ăn truyền thống từ thời còn khốn khó đang được người dân làng Đại Hoàng xưa, này là làng Nhân Hậu (Hà Nam) biến thành món đặc sản, mang lại doanh thu tiền tỷ mỗi năm.

cá kho
Cá kho Đại Hoàng nổi tiếng vì màu vàng sậm, thịt chắc xương mềm. Ảnh: Anh Quân

Làng Đại Hoàng (nay là làng Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tình Hà Nam) từ lâu nổi tiếng với nghề kho cá truyền thống. Những ngày cận Tết, khoảng 50 hộ đang kinh doanh mặt hàng trong làng không lúc nào bếp ngơi hồng. Cá kho Đại Hoàng đặc trưng với màu vàng sậm, thơm ngon, thịt cá rắn chắc nhưng xương mềm...

Người dân nơi đây cho biết nghề được truyền lại qua nhiều đời nay. Nơi đây vốn thuộc vùng chiêm trũng, không có nhiều lợn, gà nên mỗi dịp cuối năm dân làng bắt đầu tát ao, bắt cá rồi chia cho nhau. Để ăn được lâu, người dân cho vào niêu kho, giớ cá giữ được qua tháng Giêng. Nhờ nguyên liệu tươi ngon và kỹ thuật đúc rút qua nhiều đời, niêu cá Đại Hoàng có thể sử dụng 3-5 ngày mà không lo bị hỏng, dù không sử dụng hóa chất bảo quản.

Ông Trần Bá Luận, một chủ cơ sở kinh doanh cá kho có tiếng cho biết để món ăn đạt đúng tiêu chuẩn cần tuân thủ nhiều nguyên tắc và phải mất từ 10 đến 12 tiếng đồng hồ, thậm chí có nồi 14 tiếng. "Cá là loại trắm đen, nuôi lớn bằng ốc, có trọng lượng từ 3kg trở lên, chỉ lấy phần thân, bỏ đầu và đuôi", ông Luận cho biết. Để đáp ứng được nguồn nguyên liệu, gia đình ông phải đặt cá từ nhiều tỉnh thành khác nhau và cũng phải ứng tiền cho các chủ trại cá để họ mua ốc. Củi phải là gỗ nhãn vì than cháy đượm, giữ lửa tốt.

Ngoài ra, niêu và vung đất dùng để kho cũng phải đặt từ Nghệ An, Thanh Hóa. "Một niêu cá kho xong có sự hiện diện của 3, 4 tỉnh thành, Đại Hoàng chỉ góp công và những bí quyết được truyền lại từ các đời trước". Ông Luận cho biết gia đình bắt đầu kinh doanh cá kho từ khoảng năm 2002, còn trước đó đây đơn thuần là món ăn được ông gửi lên cho con theo học tại Hà Nội để tiết kiệm chi phí sinh hoạt. Đến nay, trung bình mỗi ngày nhà ông làm 200-300 nồi, tương đương vài tạ cá và nhân lực được chia làm 2 ca, hoạt động không nghỉ.

Khác với ông Luận, gia đình ông Trần Huy Thỏa có truyền thống từ lâu và bản thân ông cũng có hơn 20 năm làm nghề. "Nhà tôi làm quanh năm, nhưng tầm tháng 5, 6 thì ít khách hoặc không ai hỏi mua, chỉ khoảng tháng gần Tết mới vào vụ đông nhất", ông chia sẻ. Đầu tháng Chạp, mỗi ngày tiêu thụ khoảng 100 niêu, từ Rằm con số tăng gấp đôi, gấp ba vẫn không đủ hàng cho khách đặt.

"Có lúc phải huy động 20 người trong nhà ra làm cho kịp, túc trực cả ngày trong bếp, ngoài sân", ông Thỏa nói. Do công việc đòi hỏi kỹ năng, sự tỉ mỉ, gia đình ông không thuê lao động ngoài mà công việc được giao hết cho anh chị em trong nhà. Cũng nhờ đó mà bớt đi được một phần chi phí. Mỗi năm, doanh thu từ những niêu cá kho của cả nhà đạt khoảng 1,6 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận chiếm 10-15%.

Niêu cá mang lại cho người nông dân hàng tỷ đồng mỗi năm. Ảnh: Anh Quân

Được xếp vào hàng đặc sản, những niêu cá Đại Hoàng có giá không hề rẻ. Thấp nhất là 500.000-600.000 đồng, có niêu vài triệu đồng, tùy theo cân nặng, nhưng không vì thế mà món ăn này vắng khách hỏi. Ông Trần Huy Thỏa cho biết trước kia người mua chủ yếu từ các vùng lân cận và Hà Nội, vài năm gần đây có cả khách hàng từ miền Trung, miền Nam gọi điện đặt hàng. Chi phí gửi hàng nơi gần do bên bán chịu, nhưng xa như Quảng Ngãi, TP HCM... thì khách chịu tiền, có thể tới vài trăm nghìn đồng.

Giáp ngày 23 tháng Chạp, căn bếp hơn 40m2 luôn nóng ran với hơn một trăm niêu cá đang sôi dù tiết trời đang rét. Các cánh cửa mở toang, quạt thông gió hoạt động hết công suất vẫn không giúp căn bếp thoáng khói. Nhân công thay phiên nhau canh lửa, kiểm tra nồi. "Cá cần được kiểm tra liên tục, cạn nước phải đổ thêm, đun chưa đủ thời gian thì chưa được bắc ra khỏi bếp", một thành viên gia đình ông Thỏa vừa nói vừa dụi đôi mắt đỏ hoe vì khói.

vnexpress.net; 24/01/14
Đăng ngày 24/01/2014
Anh Quân
Ẩm thực

Nhận biết cá stress bằng chỉ số từ vảy

Trong nhiều năm, các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm một cách dễ dàng để xác định thời điểm cá bị căng thẳng. Giờ đây, lần đầu tiên các nhà khoa học tại Đại học Guelph của Canada đã chỉ ra rằng hormone gây căng thẳng là cortisol tích tụ trong vảy cá từ từ và tồn tại trong nhiều tuần.

cá bị căng thẳng
• 18:20 02/11/2021

21 loại cây thủy sinh đẹp cho bể cá tại nhà- Phần 1

Một bể cá cảnh nước ngọt sẽ đẹp và độc đáo hơn rất nhiều khi có những cây thủy sinh sống động. Bài viết này lược dịch từ trang newson6 nhằm gợi ý cho người nuôi cá cảnh 21 loài cây thủy sinh phổ biến và hoàn hảo cho bể cá gia đình.

• 10:31 30/10/2021

Ảnh hưởng của kích thước bể đến hành vi của cá ngựa vằn

Một nghiên cứu mới đây của Abudusaimaiti Maierdiyal và cộng sự 2020 đã cho thấy ảnh hưởng của kích thước bể đến hành vi của cá ngựa vằn (loài cá rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học.)

• 14:09 26/10/2021

5 bước để vệ sinh bể cá cảnh đúng cách

Những người nuôi cá cảnh sẽ biết rằng việc vệ sinh không đúng cách không chỉ xáo trộn hệ vi khuẩn có lợi trong bể cá mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe cá. Để hạn chế điều đó bài viết hướng dẫn vệ sinh bể nuôi cá cảnh đúng cách chỉ với những dụng cụ cơ bản.

Cá phượng hoàng
• 17:27 17/09/2021

Cộng đồng mạng thích thú trước món cua Dương Quá độc lạ

Gần đây, cộng đồng mạng (CĐM) không khỏi xôn xao khi một món ăn độc đáo, "cua cùi," trở thành chủ đề nóng được chia sẻ rầm rộ. Với tên gọi nghe có vẻ lạ lẫm, món cua này đã khiến không ít người ngạc nhiên bởi không chỉ là món ăn độc đáo mà còn chứa đựng một câu chuyện thú vị và đầy bất ngờ.

Cua
• 08:00 26/04/2025

Surimi là gì? Quy trình sản xuất Surimi truyền thống và hiện đại

Surimi là nguyên liệu từ thịt cá trắng xay nhuyễn, bắt nguồn từ Nhật Bản, được dùng để chế biến nhiều sản phẩm như chả cá, thanh cua, viên thả lẩu... Việt Nam là một trong những nước sản xuất surimi lớn, sử dụng nguyên liệu từ phụ phẩm cá biển và cá nuôi, phục vụ cả thị trường nội địa và xuất khẩu.

Surimi
• 10:26 16/04/2025

Cua Cà Mau: Đặc sản trứ danh và tiềm năng xuất khẩu

Cà Mau, vùng đất cực Nam của Việt Nam, không chỉ nổi tiếng với ngành tôm xuất khẩu mà còn được biết đến với một đặc sản quý giá - cua biển.

Cua
• 10:01 06/03/2025

Bí mật bạn chưa biết: Vì sao thịt cá biển thường dai hơn cá sông?

Cá là một trong những nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, được ưa chuộng trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ sẽ thấy thịt cá biển thường dai, chắc hơn so với cá sông, trong khi cá sông lại có phần thịt mềm, bở hơn. Hãy cùng khám phá những bí mật thú vị đằng sau sự khác biệt này!

Cá biển
• 12:00 02/02/2025

Lườn cá hồi: Tốt hay hại cho sức khỏe người tiêu dùng

Lườn cá hồi, phần thịt bụng béo ngậy, mềm mại, luôn được bà con Việt Nam yêu thích trong các bữa ăn gia đình hay nhà hàng sang trọng. Với hương vị đậm đà, lườn cá hồi không chỉ ngon mà còn giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn liệu phần này có thực sự tốt cho sức khỏe hay tiềm ẩn rủi ro?

Lườn cá hồi
• 23:38 27/04/2025

Cộng đồng mạng thích thú trước món cua Dương Quá độc lạ

Gần đây, cộng đồng mạng (CĐM) không khỏi xôn xao khi một món ăn độc đáo, "cua cùi," trở thành chủ đề nóng được chia sẻ rầm rộ. Với tên gọi nghe có vẻ lạ lẫm, món cua này đã khiến không ít người ngạc nhiên bởi không chỉ là món ăn độc đáo mà còn chứa đựng một câu chuyện thú vị và đầy bất ngờ.

Cua
• 23:38 27/04/2025

Siết chặt quản lý khai thác thủy sản năm 2025

Việt Nam là một trong những quốc gia ven biển có ngành thủy sản phát triển mạnh mẽ tại khu vực Đông Nam Á.

Tàu cá
• 23:38 27/04/2025

Ảnh hưởng của bọt khí siêu nhỏ lên tôm thẻ chân trắng

Nuôi tôm tại Việt Nam đối mặt với thách thức lớn từ bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Nghiên cứu này đánh giá tiềm năng ứng dụng công nghệ bong bóng nano oxy và ozone trong kiểm soát bệnh, thông qua thí nghiệm so sánh hiệu quả giữa bong bóng thường và bong bóng nano trên tôm thẻ chân trắng. Mục tiêu nhằm tìm giải pháp thay thế kháng sinh, cân bằng giữa hiệu quả diệt khuẩn và an toàn cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:38 27/04/2025

Tình hình nuôi trồng và quy hoạch thủy sản Việt Nam năm 2025

Ngành thủy sản Việt Nam từ lâu đã đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn tạo ra hàng triệu việc làm và đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, trước những thách thức của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, và yêu cầu ngày càng cao từ các thị trường quốc tế, ngành thủy sản nói chung và lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói riêng đang đứng trước yêu cầu phải chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 23:38 27/04/2025
Some text some message..