Ngư dân trĩu lòng chờ qua dịch

Ánh sáng rực rỡ giữa biển đêm soi rõ đàn cá lúc nhúc trong vòng vây lưới dần thu hẹp. Ngư dân dùng chiếc vợt khá lớn múc cá đổ tràn ra sàn tàu. Những gương mặt sạm đen bởi nắng gió rạng ngời niềm vui, nhưng khi vào bờ họ thở dài ngao ngán vì giá cá rớt thê thảm. Nhiều người chép miệng tiếc rẻ: "Chỉ tại dịch Covid-19...".

Bến cá
Một góc bến cá Mỹ Á (Quảng Ngãi)

"Vui trước, buồn sau"

Đêm trên biển lộng gió. Tàu cá QNg-98888TS của ngư dân Ngô Thanh Phong (Quảng Ngãi) lắc lư như đang đùa giỡn trên sóng nước. Cả 11 thuyền viên trên tàu gắng sức kéo lưới, lưng áo ướt đẫm mồ hôi. Vòng vây lưới rút dần thu hẹp khiến đàn cá chừng 3 tấn lúc nhúc tìm cách thoát ra ngoài. Cá thóc đông đặc, đỏ chói dưới ánh đèn điện rực rỡ giữa biển đêm bao la. Cá chim, cá trác lấp lánh ánh bạc điểm tô sắc màu trên bức tranh đỏ rực trong làn nước thẳm xanh.

Ngư dân gắng sức kéo lưới, gương mặt sạm đen vì nắng gió rạng ngời niềm vui. Những đôi tay rắn chắc rung lưới liên hồi để cá mắc vào cước rơi ngược xuống vòng vây đang thu hẹp. Họ dùng vợt lưới khá lớn xúc cá đổ tràn ra sàn tàu. Cá thóc trừng mắt, giương vây như đang tức giận vì bị kéo lên khỏi mặt nước. Cá trác, cá chim... giãy đành đạch như muốn tìm đường trốn chạy để tìm về biển khơi. Mực ngoe nguẩy xúc tua, khoe làn da lấp lánh dưới ánh đèn vàng. Những ngư dân dạn dày sóng gió nhanh chóng phân loại rồi cho vào ướp đá để hải sản còn tươi khi vào bờ.

Sau 3 đêm đánh bắt, anh Phong cùng bạn chài thu được 11 tấn hải sản. Trong đó, có 10 tấn cá thóc, còn lại là cá cờ, cá chim, cá trác và mực. Tàu quay mũi hướng vào bờ, bỏ mặc những con sóng đang vờn đuổi phía sau. Nét mặt bạn chài tràn đầy vẻ hân hoan với ước tính thu được 700 triệu đồng, khoản tiền khá lớn đối với những phận đời lênh đênh trên sóng nước. Khi vào âu thuyền Thọ Quang (Đà Nẵng), các anh cảm nhận điều khác lạ so với thường ngày. Bến cá vắng lặng, thay cho cảnh nhộn nhịp thuở trước. Cả chủ tàu lẫn bạn chài ngã ngửa khi  thương lái thông báo thu mua mỗi ký cá thóc chỉ 10 nghìn đồng. Các anh không tin vào tai mình khi giá bán những chuyến trước đó dao động 60 - 90 nghìn đồng. 

Tàu trở ra biển, rồi hướng về phía nam cập cảng cá Mỹ Á (phường Phổ Quang) với giá bán mỗi ký 12 nghìn đồng. Tiếng thở dài não lòng thay cho nụ cười rạng rỡ giữa biển khơi. "Nhiều tthương lái nói do dịch Covid-19, nên đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Đại diện các công ty thu mua hải sản cũng nói vậy, nên chúng tôi đành bán giá thấp, bởi bán cao thì không ai mua. Coi như anh em tôi mất 550 triệu đồng vì giá rớt thê thảm so với trước...", anh Phong thở dài tiếc rẻ.

"Có lúc cá thóc nhập sang Trung Quốc với giá bán mỗi ký 100 - 110 nghìn đồng. Giờ ế ẩm nên đành phải bán theo giá cá vụn dành cho heo, nên mới bèo bọt đến thế. Công sức của mười mấy anh em coi như đổ xuống biển...", thuyền viên Trần Ngọc Hoành than thở.


Ngư dân Quảng Ngãi ra khơi đánh bắt hải sản.

Sau 6 đêm hành nghề trên biển Hoàng Sa, tàu cá QNg-98916TS của anh Nguyễn Chí Linh thu gần 6 tấn cá thóc, cá ngừ và cá nục. Với giá như những chuyến trước đó, anh và bạn chài dự tính thu được hơn 200 triệu đồng. Nghe tin hải sản rớt giá, các anh nhìn nhau thở dài ngao ngán. Khi vào bến cá Mỹ Á, nhiều thương lái địa phương mua cá ngừ và cá nục với giá cao hơn hai lần đầu nậu, nên anh thu được gần 130 triệu đồng. "May là tôi bán trực tiếp cho bà con ở đây, chứ đầu nậu thu mua chỉ khoảng 70 - 80 triệu đồng, đủ phí tổn chuyến biển mà thôi! Trong lúc dịch bệnh không có đầu nậu ở nơi khác đến mua nên giá thấp cũng đành phải bán...", anh giãi bày.

Lão ngư Võ Xuân Cẩm - Phó Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá phường Phổ Quang thẫn thờ nhìn tàu thuyền ra vào bến cá Mỹ Á. Ông Cẩm cho biết: Từ đầu năm đến nay, tàu cá đánh bắt gần bờ "làm ăn thất bát" vì hải sản ngày càng cạn kiệt. Ngư dân hành nghề khơi xa trúng đậm, nhưng thu nhập chẳng đáng kể vì giá bán quá thấp. "Bà con ở đây ai cũng bị thiệt hại vì dịch bệnh Covid-19. Ngư dân mong sớm hết dịch bệnh để việc làm ăn được thuận lợi. Chúng tôi đang tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên nỗ lực vượt qua khó khăn, tiếp tục vươn khơi bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc", ông cho biết.

Đồng lòng vươn khơi

"Bóng ma" Covid-19 gây xáo trộn cuộc sống thường nhật của bao người, khiến hải sản rớt giá thê thảm. Nhưng ngư dân ở Phổ Quang vẫn vươn khơi buông lưới. Mỗi bạn chài nơi đây đều là “cổ đông” trên con tàu cùng họ lênh đênh trên sóng nước. Ngư dân khá giả đầu tư đóng mới tàu, rồi vận động bạn chài góp vốn mua lưới cùng nhau mưu sinh. Nhiều chủ tàu cho bạn chài mượn vốn để hùn mua lưới lên đến hàng chục triệu đồng. Mỗi chuyến về bờ, sau khi trừ chi phí, họ dành 30% tiền lãi khấu hao và sửa chữa tàu, phần còn lại chia đều cho chủ tàu và thuyền viên.

Sau nhiều năm nhọc nhằn trên sóng nước, anh Phong cùng em trai chung vốn 4 tỷ đồng đóng mới tàu cá công suất 864CV để vươn ra khơi xa. Bạn chài chung vốn cùng anh mua lưới và lắp đèn điện chiếu sáng trị giá 1 tỷ đồng. Do “lời cùng ăn, lỗ cùng chịu”, nên các anh luôn gắng sức đánh bắt. “Vì góp chung vốn nên bạn chài gắn bó với tôi chứ không bỏ qua đi bạn cho tàu khác. Cứ đến khi xuất bến thì mọi người tụ tập đông đủ để vươn khơi. Anh em luôn sẻ chia mọi công việc nặng nhọc, nương tựa lẫn nhau trong những lúc đau ốm trên biển”, anh Phong cho biết.

Những con tàu lướt trên sóng như chiến mã tung vó trên thảo nguyên bao la. Khi máy tầm ngư phát hiện đàn cá tung tăng bơi lội, con tàu dừng lại, dập dềnh trên sóng nước. Ngư dân nhanh tay buông lưới vào lòng biển và rồi cá, mực tươi rói được kéo lên sàn tàu trước những gương mặt rạng ngời niềm vui. Gặp những đàn cá lớn, họ liền thông báo cho ngư dân cùng vạn chài qua máy thông tin liên lạc. Những chiếc tàu cùng buông lưới quây tròn đàn cá đang hoảng loạn, tìm cách thoát ra ngoài. Tàu vội quay vào bờ sau khi thu mẻ lưới với tôm, cá nặng đầy khoang. “Chúng tôi đánh bắt theo tổ, đội trên biển và thường liên lạc với nhau để sẵn sàng ứng cứu khi gặp nạn. Gặp đàn cá lớn liền thông báo cho nhau đến đánh bắt chung chứ không giấu giếm gì cả", ngư dân Nguyễn Dương cho biết.

Biển cả bao la nghìn trùng sóng vỗ. Những con tàu lắc lư giữa đại dương mênh mông, ngư dân miệt mài buông - kéo lưới như bao đời vẫn thế...

Báo Quảng Ngãi
Đăng ngày 28/04/2020
Trang Hy
Đánh bắt

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 07:08 18/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 07:08 18/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 07:08 18/04/2024

VASEP kiến nghị tháo gỡ vướng mắc cho xuất khẩu hải sản

Ngày 08/4/2024, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe thừa ủy quyền Chủ tịch Hiệp hội ký Công văn số 44 /CV-VASEP gửi tới Văn phòng Chính phủ cùng nhiều cơ quan, báo cáo tình hình xuất khẩu quý I/2024 và kiến nghị tháo gỡ một số vướng mắc cho xuất khẩu hải sản.

Tàu
• 07:08 18/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 07:08 18/04/2024