Người nông dân "gàn" và công nghệ “quái vật” ăn cá

“Chiếc máy này là tôi sáng chế đó và bán được nhiều rồi,” cuộc trò chuyện của phóng viên Vietnam+ với người làm nên những chiếc máy bột cá cung cấp cho các tỉnh miền Trung, Nam khiến chuyên gia công nghệ phải “nghiêng mình” thán phục lại bắt đầu đơn giản như thế.

Ông Đặng Lợi đứng bên cạnh thiết bị dây chuyền sản xuất bột cá. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)
Ông Đặng Lợi đứng bên cạnh thiết bị dây chuyền sản xuất bột cá. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)

Vốn không biết gì về cơ khí, chỉ nhờ sửa thử, rồi học lỏm từ một công nghệ nước ngoài nhưng với lòng đam mê, sự liều lĩnh, ông Đặng Lợi, Giám đốc Công ty Đặng Lợi (Thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) đã chế tạo thành công dây chuyền sản xuất bột cá và được cấp bằng sáng chế cải tiến của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Chế tạo máy “quái vật” ăn cá

Năm nay 46 tuổi, đầu ông Lợi điểm xuyết tóc bạc, bộ quần áo đen kịt những vết loang của dầu mỡ, đôi tay gân guốc rám nắng, dáng đi nhỏ thó đến lạ kỳ khiến những ai gặp lần đâu không thể ngờ được đây lại là một Giám đốc và là nhà sáng chế công nghệ.

Bên cạnh tách cà phê, giọng nói khan đặc mang đậm hương vị miền biển xen lẫn hào hứng, ông Đặng Lợi kể về duyên cớ với phát minh của mình.

Xuất thân từ một gia đình nghèo, Đặng Lợi phải gác bỏ giấc mơ học hành để theo nghề quấn đèn đinamô (đèn chiếu sáng nhờ pin hay ắcquy) nhằm phục vụ chiếu sáng cho nghề đánh bắt cá vào những năm 80 thế kỷ trước.

Bực mình vì chỉ chuyên về phần điện, còn phần làm cốt, sơ mi, bạc đạn cho đèn đinamô... phải nhờ cơ sở cơ khí nên mất nhiều thời gian, Đặng Lợi quyết định vay tiền mua máy tiện về mày mò chế tạo luôn phần cơ khí của đèn, động cơ tàu.

Mỗi khi máy móc tàu thuyền của nông dân giở chứng hỏng, người thanh niên ham học hỏi lại lao vào “khám” để tìm ra “bệnh” và chưa bao giờ đầu hàng trước bất cứ loại máy nào.

“Ngẫm lại đến giờ tôi cũng chẳng nghĩ mình có thể làm được nghề cơ khí,” ông Lợi thành thực.

Nhưng giấc mơ ấy cũng nhanh chóng thành hiện thực và đưa đẩy Đặng Lợi theo con đường cơ khí. Ấy là, chuyện bắt đầu từ khi nhà máy Sing - Việt nhập khẩu dây chuyền chế biến bột cá từ Thái Lan về. Khi thiết bị về đến Sông Đốc, các kỹ sư bên nước bạn cũng đi theo để lắp ráp. Tuy nhiên, những công việc phụ rất cần đến thợ cơ khí, cơ điện có tay nghề tại địa phương. Và, Đặng Lợi được mời đến lắp ráp “râu ria” cho dây chuyền chế biến bột cá đầu tiên ở cửa biển này.

Lần đầu chạm tay vào những thiết bị hiện đại, Lợi dè dặt, mò mẫm từng chi tiết. Vốn bản tính tò mò, Lợi hay hỏi các chuyên gia về nguyên tắc hoạt động của dây chuyền máy móc, mọi người nói đùa rằng, cả thế giới chỉ có công nghệ này là tối ưu nhất, cho coi thoải mái, chứ làm không được đâu!

“Khi nghe họ chê, mình tức lắm nên nghĩ bụng về nhà sẽ quyết tâm chế tạo ra một cái máy chế biến bột cá ‘made in Sông Đốc’,” ông Đặng Lợi chia sẻ.

Ông về nói với vợ sẽ chế tạo dây chuyền chế biến bột cá. Cứ nghĩ là chồng mình bị “dở”, nhưng đã nghĩ gì thì sẽ làm nên vợ ông cũng cắn răng chịu đựng để cùng “liều” theo. Độ ấy, ông Lợi lôi về lỉnh kỉnh nào sắt thép, nào bản vẽ hì hụi ngày đêm cắt, hàn xì, lắp nối điện để chế tạo máy bột cá.

Không có nhiều tiền, Đặng Lợi bèn làm dần từng chi tiết máy. Qua 7 năm trời, “ném” vào khối sắt với số tiền 800 triệu đồng, ông mới làm ra được sản phẩm đầu tiên nhưng chưa thể thử nghiệm tính hiệu quả thực sự của “con quái vật Sông Đốc” ăn cá này.

Năm 2003, có lần trang thiết bị của nhà máy Sing - Việt có giá trị gần chục tỷ đồng bị hỏng, vậy là Đặng Lợi có cơ hội ứng dụng cái sản phẩm do chính mình chế tạo. Ông cam kết, sẽ thay trang thiết bị “lỗi” bằng chính sản phẩm của mình chế tạo, nếu không chạy được sẽ không lấy tiền.

Khi sản phẩm đưa vào sử dụng, máy móc hoạt động tốt, lại ít thải mùi, giá trị rẻ, nhà máy Sing - Việt vội vàng đặt hàng thay dây chuyền của Thái Lan để đưa vào vận hành “con quái vật” Sông Đốc của gã nhằm chế biến bột cá.

Giọng nói vẫn đượm chút run run, ông Lợi bồi hồi nhớ: “Lúc đầu thấy mình cũng... liều thật. Nhưng dám nghĩ thì dám làm, dù thất bại, cũng không nản lòng.”

“Đứa con cưng vùng vẫy ra thị trường”

Gần 10 năm làm ra sản phẩm đầu tiên nhưng đến giờ, ông Lợi vẫn nhớ như in những ngày đầu hai vợ chồng phải đi thuê đất tại cửa biển Cái Đôi Vàm, huyện Tân Phú đặt “con quái vật” để tận dụng nguồn cá vụn ở nhiều nơi đang bị bỏ đi rất lãng phí. Ai ai cũng ngạc nhiên về sự liều lĩnh của ông.

Tuy nhiên, mỗi ngày, cỗ máy đã “nuốt” được hàng chục tấn cá và đem lại chút ít vốn cho ngư dân sau mỗi lần ra khơi đánh bắt, lại ít thải mùi ra môi trường nên nhiều đơn vị chế biến bột cá đến dò la về đứa "con cưng" của ông Lợi. Sau đó, hàng chục đối tác khắp mọi miền đất nước đã tìm đến Đặng Lợi để đặt hợp đồng lắp ráp dây chuyền sản xuất bột cá.

Chiếm được uy tín, nhiều nơi mua máy, ai cũng nghĩ ông sẽ phất lên rồi. Ấy thế, ông lắc đầu nguầy nguậy mà bảo rằng: “Lãi không nhiều đâu do giá bán rất mềm. Một nhà máy có công suất 100 tấn/ngày nếu nhập khẩu máy móc sẽ có giá trên 8 tỷ đồng, nhưng với công suất đó, tôi chỉ bán cho đối tác trên 3-5 tỷ đồng.”

Bàn đến chuyện sẽ cho ra lò những sản phẩm tiếp sau, ông Lợi tự tin với câu nói của mình: “Ngoài nguồn vốn tự có của gia đình, tôi cũng phải vay thêm 7,5 tỷ đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Trần Văn Thời để đầu tư cơ sở vật chất, máy móc chế tạo sản phẩm.”

Giờ đây, đứng cạnh những đống sắt vụn nằm trơ trên nền xưởng, ông rổn rảng cười đùa với chúng tôi rằng, những “đứa con cưng mới sinh” cũng chuẩn bị đến ngày “vùng vẫy”  ra các tỉnh để chế biến bột cá cho ngư dân.”

Nhưng đó chưa phải là sản phẩm cuối cùng của ông Lợi, ngoài dây chuyền sản xuất bột cá cải tiến, ông cũng ấp ủ để cho ra đời sản phẩm dây chuyền sản xuất muối i ốt để phục vụ cho việc đánh bắt, chế biển thủy hải sản.

Và, dù chế tạo ra bất kỳ một công nghệ, sản phẩm mới nào, ông vẫn luôn nhận mình là nông dân “gàn dở”, công nhân lắp ráp chứ không phải giám đốc./.

Vietnam+
Đăng ngày 11/12/2012
việt hùng
Chế biến

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Cá chết trên hồ sinh thái Bàu Sen (Quy Nhơn) do thiếu oxy

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định thông tin nguyên nhân của tình trạng cá chết nổi trắng ở hồ sinh thái Bàu Sen, thành phố Quy Nhơn do nguồn nước tại hồ có nồng độ oxy hòa tan quá thấp.

Cá
• 00:40 13/05/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng, bè trên hồ chứa nước thủy lợi

Sáng ngày 11/4, tại xã Cát Sơn, huyện Phù Cát, Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng, bè trên hồ chứa nước thủy lợi cho 30 hộ nông dân nuôi trồng thủy sản.

Nuôi lồng bè trên biển
• 00:40 13/05/2024

Một số quy định mới về xử phạt vi phạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Ngày 05 tháng 4 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/5/2024. Đối với lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quy định xử phạt vi phạm cụ thể như sau:

Đánh bắt cá
• 00:40 13/05/2024

Loài cá bé nhỏ tạo ra âm thanh cực lớn

Không sở hữu một thân hình đồ sộ, nhưng loài Danionella cerebrum bé nhỏ đang trở thành một đối tượng khoa học được kỳ vọng sẽ mang lại những kết quả khả quan trong những nghiên cứu về sự phát triển và hành vi phức tạp ở thần kinh nhờ vào khả năng tạo ra âm thanh cực lớn.

Danionella cerebrum
• 00:40 13/05/2024

Tại sao điều trị bệnh trên tôm lại kém hiệu quả?

Việc trị bệnh trong ngành nuôi tôm luôn là một thách thức không nhỏ đối với những người làm trong lĩnh vực này.

Tôm bệnh
• 00:40 13/05/2024