Nguồn nước hơn tỷ năm lộ diện trong lòng đất

Lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện nguồn nước có niên đại trên một tỷ năm dưới lòng đất tại Canada.

Bong bóng liên tục nổi lên bề mặt vũng nước ngầm trong mỏ đồng và kẽm tại Ontario, Canada do sự hiện diện của nhiều loại khí cần thiết đối với vi sinh vật. Ảnh: Mirror.
Bong bóng liên tục nổi lên bề mặt vũng nước ngầm trong mỏ đồng và kẽm tại Ontario, Canada do sự hiện diện của nhiều loại khí cần thiết đối với vi sinh vật. Ảnh: Mirror.

Giáo sư Chris Ballentine, một nhà nghiên cứu của Đại học Manchester (Anh) cùng các đồng nghiệp phát hiện nguồn nước trong một mỏ đồng và kẽm ở Ontario, Canada. Nó nằm cách mặt đất khoảng 2,4 km và chứa những hóa chất cần thiết đối với sự sống - như hydro, metan, nitơ, helium. Họ cho rằng nguồn nước này có niên đại ít nhất là 1,5 tỉ năm tuổi và con số thực tế còn có thể lớn hơn, Mirror đưa tin.

"Phát hiện này giúp chúng tôi hiểu rõ hơn quá trình phát triển của vi sinh vật trong môi trường tù túng, thiếu ánh sáng trong giai đoạn sơ khai của địa cầu. Chúng không chịu tác động của những sự kiện trên mặt đất", Ballentine bình luận. Trước đây, người ta chỉ tìm thấy nước có niên đại trên tỷ năm trong các hốc đá hẹp trên mặt đất và chúng chảy rất chậm. Nhưng nước từ các mỏ khoáng sản Canada chảy ra với tốc độ gần hai lít mỗi phút.

"Các đồng nghiệp Canada của chúng tôi đang cố gắng để tìm hiểu xem nguồn nước ngầm đó chứa sự sống hay không. Tuy nhiên, chúng tôi đã xác định được cách thức mà hành tinh có thể tạo ra và duy trì một môi trường thân thiện cho vi sinh vật trong hàng tỷ năm. Điều này nghĩa là chúng ta có cơ sở để dự đoán về một môi trường tương tự dưới bề mặt khô hạn của sao Hỏa", tiến sĩ Greg Holland, một thành viên trong nhóm nghiên cứu và làm việc tại Đại học Lancaster, phát biểu.

VnExpress
Đăng ngày 26/05/2013
trần hằng
Khoa học

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Túi đựng rác thải nhựa chuyên dùng trên tàu cá

Tiến sỹ Trần Văn Vinh (SN 1968, quê xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định), chuyên ngành Quản lý và khai thác thủy sản, hiện là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định).

Tàu cá
• 09:46 11/01/2023

Tăng cường an ninh lượng thực toàn cầu bằng chỉnh sửa gen

Chỉnh sửa bộ gen đối tượng thủy sản đã được các nhà khoa trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản quan tâm và công nghệ này là tiềm năng to lớn để nâng cao khả năng quản lý môi trường, năng suất và khả năng kháng bệnh của ngành.

Biến đổi gen
• 10:28 02/05/2024

Liệu công nghệ có thật sự cần thiết trong thủy sản

Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi tôm hiện nay, đặc biệt là đối với các mô hình nuôi thâm canh và siêu thâm canh. Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Ao nuôi công nghê
• 10:05 22/04/2024

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Công nghệ “sông trong ao” nuôi cá trắm cỏ ở Việt Nam

Ngày 24/4/2024, Tép Bạc có bài giới thiệu công nghệ nuôi cá “sông trong ao” (IPRS) do các chuyên gia thủy sản của Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ thực hiện ở nhiều nước trên thế giới, trong đó ở Việt Nam từ năm 2017.

Cá trắm cỏ
• 17:08 04/05/2024

Khả năng tái tạo cơ thể kỳ diệu của sên biển

Năm 2021, một nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát hiện một loài sên biển thuộc họ sacoglossans có khả năng tự tái tạo phần cơ thể đã mất đi chỉ trong khoảng từ 2 đến 3 tuần.

Sên biển
• 17:08 04/05/2024

Cá nhám phơi: Loài cá to lớn có tính tình thân thiện

Sở hữu thân hình to lớn và có phần kỳ dị, nhưng cá nhám phơi lại là một sinh vật biển có tính tình rất hiền lành và thân thiện.

Cá nhám
• 17:08 04/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 17:08 04/05/2024

Tạt vi sinh cho ao tôm

Trong nuôi tôm, vi sinh mang đến rất nhiều lợi ích cho ao nuôi cũng như vật nuôi sinh trưởng. Nhưng liệu bạn có đang hiểu rõ và sử dụng chúng đúng cách để giúp phát huy hết năng lực của vi sinh mang đến. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao nuôi tôm
• 17:08 04/05/2024