Nhiều địa phương tiến hành thả giống tái tạo nguồn lợi trong tháng 11/2015

Trong tháng 11/2015, nhiều địa phương đã tổ chức lễ tuyên truyền, phát động thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2015 nhằm phát động phong trào bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản, đồng thời nâng cao ý thức của người dân trong việc phát triển bền vững ngành thủy sản.

tiến hành thả giống

Hải Phòng: Thả hơn 30 nghìn cua giống xuống khu đầm ngập mặn xã Phù Long

Ngày 27/10/2015, tại Cát Bà, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện Cát Hải phối hợp tổ chức lễ thả giống tái tạo và bảo tồn quỹ gen tự nhiên tại xã Phù Long, huyện Cát Hải. Theo đó, hơn 30 nghìn cua giống được thả ra môi trường tự nhiên nhằm bảo vệ và phục hồi đa dạng sinh học tại rừng ngập mặn xã Phù Long. Đây là hoạt động nhằm khắc phục sự suy giảm nguồn lợi thủy sản ven biển, cải thiện môi trường sống, hệ sinh thái tự nhiên ở khu vực rừng ngập mặn Phù Long.

Kiên Giang: Thả ghẹ con, ghẹ mang trứng về biển

Chiều 5/11/2015, tại làng chài Hàm Ninh (huyện Phú Quốc, Kiên Giang), hơn 350kg ghẹ con và ghẹ mang trứng đã được thả về biển. Đây là hoạt động thuộc chương trình “Bảo vệ ghẹ trứng, nâng hứng ghẹ con” do Sở Nông nghiệp và PTNT Kiên Giang và Quỹ quốc tế bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam thực hiện, nhằm bảo tồn nguồn lợi ghẹ xanh nổi tiếng của Kiên Giang.

Nghệ An: Thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2015

Ngày 13 - 14/11/2015, Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Nghệ An phối hợp với UBND huyện Thanh Chương, UBND huyện Diễn Châu tổ chức lễ hội tuyên truyền, phát động thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2015 tại Hồ Cầu Cau, xã Thanh An, huyện Thanh Chương và Hồ Xuân Dương, xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu. Theo đó, 1.304,35 kg cá trôi, mè, trắm, chép, rô phi với kích cỡ cá thả từ 5-7 cm/con được thả xuống 02 hồ Cầu Cau và hồ Xuân Dương. Số cá giống mang thả lần này khỏe mạnh, được lựa chọn mua từ trại giống có uy tín, đủ sức sống và thích ứng với thời tiết, nguồn nước bên ngoài.

thả cá Sơn La

Sơn La: Thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản

Ngày 20/11/2015, Tổng cục Thủy sản phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sơn La, UBND huyện Quỳnh Nhai và các đơn vị địa phương tại huyên Quỳnh Nhai tổ chức thả 48.000 con cá giống các loại nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản vùng lòng hồ thủy điện Sơn La. Đây là năm thứ  3 liên tiếp, Tổng cục Thủy sản triển khai thả bổ sung giống, tái tạo nguồn lợi thủy sản tại hồ thủy điện Sơn La.

thả cá tây ninh

Tây Ninh: Chuẩn bị thả gần 800.000 con cá giống vào hồ Dầu Tiếng

Chi cục thủy sản Tây Ninh cho biết, dự kiến cuối tháng 11/2015 sẽ tiến hành đợt thả cá giống xuống hồ Dầu Tiếng năm 2015 với số lượng gần 800.000 con. Theo đó, 4 loại cá giống được thả gồm: mè hoa (338.300 con), trắm cỏ (180.000 con), trôi (220.000 con) và cá tra là 60.000 con. Như vậy, với đợt thả cá giống lần này, từ năm 2005 đến nay, Tây Ninh thả hơn 9,8 triệu con cá giống xuống hồ Dầu Tiếng, gồm 12 loại cá: trắm cỏ, trôi, mè vinh, chép, lăng vàng, mè hoa, mè trắng, cá hô, cá tra, cá tra dầu, thát lát cườm, lóc bông. Đợt thả cá giống nhiều nhất là năm 2009, thả hơn 2,2 triệu con.

Việc thả cá giống xuống hồ Dầu Tiếng nhằm phát triển nguồn lợi thủy sản, cải tạo môi trường nước, tăng sản lượng khai thác thủy sản; đồng thời tạo việc làm, ổn định cuộc sống cho người dân sống ven hồ.

Fistenet, 01/12/2015
Đăng ngày 02/12/2015
Hà Kiều
Nuôi trồng

Cách làm nước ao trong hơn

Nước ao nuôi tôm trong, ổn định là yếu tố quan trọng để giúp tôm phát triển tốt, giảm bệnh tật và tăng hiệu quả nuôi. Nếu nước quá đục, nhiều bùn, tảo hoặc vi khuẩn có hại, tôm dễ bị stress và mắc bệnh. Dưới đây là những biện pháp giúp làm nước ao trong hơn, dễ áp dụng cho người nuôi tôm.

Ao tôm
• 09:37 14/03/2025

Ứng dụng công nghệ tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang phải đối mặt với nhiều thách thức về môi trường, tài nguyên và yêu cầu bảo vệ sức khỏe cộng đồng, việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất và bảo vệ hệ sinh thái trở nên ngày càng quan trọng.

Ao nuôi
• 10:57 13/03/2025

Mô hình nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá tại Bình Định

Nuôi ghép tổng hợp là mô hình kết hợp nhiều loài thủy sản khác nhau trong cùng một hệ thống nuôi, nhằm tối ưu hóa sử dụng nguồn tài nguyên và cải thiện hiệu quả kinh tế. Trong mô hình này, tôm, cua và cá được nuôi cùng nhau trong một môi trường sinh thái thích hợp, trong đó mỗi loài thủy sản có thể hỗ trợ lẫn nhau về dinh dưỡng, không gian sống và bảo vệ lẫn nhau khỏi những yếu tố có hại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:25 13/03/2025

Mùa lạnh: Mối nguy về bệnh đốm trắng trên tôm

Bệnh đốm trắng là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm đối với nghề nuôi tôm, bệnh thường xảy ra nhiều ở tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Tỷ lệ gây chết tôm có thể từ 90 – 100% chỉ sau vài ngày nhiễm bệnh, đồng nghĩa với tình trạng tôm chết hàng loạt, gây tổn thất nặng nề về mặt kinh tế cho bà con nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:39 11/03/2025

Nghi vấn sản xuất thuốc, thức ăn thủy sản giả – Cơ quan chức năng vào cuộc

Ngày 12/3, Phòng Cảnh sát Kinh tế (CSKT) Công an tỉnh An Giang phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản tỉnh cùng Công an phường Bình Khánh đã tiến hành kiểm tra một cơ sở sản xuất và phân phối thuốc, thức ăn thủy sản có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại địa bàn thành phố Long Xuyên.

Thuốc, thức ăn
• 10:04 16/03/2025

Bệnh đỏ chân ở ếch: Cách phòng tránh để bảo vệ đàn ếch

Bệnh đỏ chân ở ếch là một trong những căn bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tốc độ phát triển của đàn ếch nuôi. Nếu không có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời, bệnh có thể lan rộng, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế. Vậy bệnh đỏ chân ở ếch do đâu mà có? Làm thế nào để phòng ngừa và bảo vệ đàn ếch hiệu quả? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Ếch nuôi
• 10:04 16/03/2025

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 10:04 16/03/2025

Lợi ích của việc giảm phát thải trong ngành tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành tôm cũng đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, đặc biệt là vấn đề phát thải khí nhà kính và ô nhiễm nguồn nước. Việc giảm phát thải trong ngành tôm không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nuôi tôm
• 10:04 16/03/2025

Cách làm nước ao trong hơn

Nước ao nuôi tôm trong, ổn định là yếu tố quan trọng để giúp tôm phát triển tốt, giảm bệnh tật và tăng hiệu quả nuôi. Nếu nước quá đục, nhiều bùn, tảo hoặc vi khuẩn có hại, tôm dễ bị stress và mắc bệnh. Dưới đây là những biện pháp giúp làm nước ao trong hơn, dễ áp dụng cho người nuôi tôm.

Ao tôm
• 10:04 16/03/2025
Some text some message..