Nhiều doanh nghiệp tham gia bảo tồn hệ sinh thái biển Phú Quốc

Ngày 27/6/2024, tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), một cuộc họp tham vấn ý kiến doanh nghiệp trong công tác bảo tồn biển Phú Quốc

Doanh nghiệp
Đại diện 28 doanh nghiệp tại Phú Quốc tham gia thảo luận sôi nổi

Theo đó,  sự kiện do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Ban quản lý Khu Bảo tồn Biển (KBTB) Kiên Giang tổ chức đã thu hút đại diện 28 doanh nghiệp. 

Đây là nỗ lực tăng cường hiệu quả công tác bảo tồn biển của Ban quản lý KBTB Kiên Giang và các bên liên quan thông qua việc thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp, hoạt động thuộc Dự án Bảo vệ các Hệ sinh thái ven biển vùng ĐBSCL (Dự án MDC). 

Trong cuộc họp, Dự án MDC và đại diện Ban quản lý KBTB Kiên Giang đã ghi nhận những nhu cầu, đề xuất của các doanh nghiệp; cùng thảo luận để đưa ra ý tưởng, cơ chế hợp tác giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý địa phương nhằm giữ gìn hệ sinh thái biển quan trọng ở Phú Quốc. 

Ông Vương Trọng BìnhÔng Vương Trọng Bình, Quản lý Dự án MDC, WWF-Việt Nam giới thiệu về dự án và hoạt động phối hợp với các doanh nghiệp

Chiến lược thúc đẩy hợp tác giữa các bên liên quan như vậy khi được triển khai cho các vùng bờ biển dễ bị tổn thương của ĐBSCL, đặc biệt tại KBTB Phú Quốc và ba cụm đảo nhỏ ở vùng biển Tây Nam là Hải Tặc, Ba Lụa, Nam Du sẽ góp phần vào mục tiêu giảm thiểu các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản, đồng thời tăng cường sức chống chịu cho hệ sinh thái ven biển vùng ĐBSCL.

Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, với hệ sinh thái đa dạng bao gồm những rạn san hô, thảm cỏ biển rộng hàng nghìn héc-ta. Những hệ sinh thái vô giá này đang đối mặt với những nguy cơ về suy thoái, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Các thảm cỏ biển còn được gọi là “vườn ươm của biển”, một trong những hệ sinh thái hiệu quả nhất thế giới, cung cấp môi trường sống và thức ăn cho nhiều loại động vật biển, cũng là nguồn hấp thụ carbon đáng tin cậy. 

Ghi nhận của cơ quan quản lý địa phương cho thấy việc khai thác thủy sản bằng lưới vét đáy hoặc lưới giã cào đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bãi cỏ biển, bên cạnh nguyên nhân ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Các rạn san hô, một sinh cảnh biển cực kì quan trọng khác, cũng đang phải chịu số phận tương tự, chưa kể đến tác động từ việc sử dụng các ngư cụ tận diệt, thả neo tàu bừa bãi, hay các thói quen du lịch thiếu trách nhiệm. Tình trạng san hô cứng bị tẩy trắng tại Phú Quốc vẫn đang diễn ra. 

Bên cạnh đó, Phú Quốc có tốc độ phát triển kinh tế đáng kinh ngạc, hơn 4,4 nghìn doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký hơn 142 nghìn tỷ đồng, đều hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp từ nguồn tài nguyên biển. Vì vậy, nguy cơ mất đa dạng sinh học và hệ sinh thái biển chính là thách thức mà các doanh nghiệp Phú Quốc đang đối mặt.

Cuộc họp là cơ hội để giới thiệu các hoạt động của Dự án MDC đến với doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, từ đó lồng ghép vào chiến lược và chương trình phát triển bền vững của mình. 

Tại đây, 28 doanh nghiệp hoạt động ở Phú Quốc đã tích cực nêu lên các ý kiến, quan điểm và đề xuất về bảo tồn biển như quy hoạch khu vực và thiết kế hoạt động du lịch để không ảnh hưởng đến các rạn san hô, chia sẻ các tiêu chí môi trường để doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động kinh doanh, góp phần bảo vệ hệ sinh thái biển,v.v.. Sau cuộc họp, tất cả các doanh nghiệp tham gia đều thể hiện mong muốn đóng góp vào công tác bảo tồn biển Phú Quốc, đồng thời mong đợi nhiều hơn các hướng dẫn và phối hợp từ Ban quản lý KBTB Kiên Giang. 

Đại diện Ban quản lý KBTB Kiên Giang Đại diện Ban quản lý KBTB Kiên Giang chia sẻ những quy định của Nhà nước trong bảo tồn biển Phú Quốc

Dự án MDC sẽ tiếp tục đóng vai trò điều phối giữa doanh nghiệp và Ban quản lý KBTB, đồng thời hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp để phát triển những hoạt động vì môi trường nên nền tảng mô hình kinh doanh và ý tưởng đóng góp của  từng doanh nghiệp. Kết quả buổi trao đổi là một tín hiệu đáng mừng cho việc xây dựng một cộng đồng doanh nghiệp có trách nghiệm tại Phú Quốc, góp phần thúc đẩy cơ chế hợp tác công-tư trong bảo tồn đa dạng sinh học biển tại tỉnh Kiên Giang nói riêng và Việt Nam nói chung.  

Được biết, Dự án MDC do WWF-Việt Nam và IUCN hợp tác cùng các cơ quan chính phủ Việt Nam, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, ban quản lý, các đối tác phát triển và cộng đồng ngư dân nhằm giảm thiểu các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản, đồng thời tăng cường sức chống chịu cho hệ sinh thái ven biển vùng ĐBSCL. Dự án được triển khai tại các vùng bờ biển dễ bị tổn thương của ĐBSCL như KBTB Phú Quốc và ba cụm đảo nhỏ ở vùng biển Tây Nam là Hải Tặc, Ba Lụa, Nam Du.

Dự án gồm 3 hợp phần chính. Hợp phần 1: Tăng cường hiệu quả công tác bảo tồn biển của Ban quản lý KBTB Kiên Giang và các bên có liên quan thông qua việc thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp. Hợp phần 2: Thúc đẩy quản lý và sử dụng bền vững nguồn lợi thủy sản tại ba cụm đảo Nam Du, Bà Lụa và Hải Tặc. Hợp phần 3: Bảo vệ đa dạng sinh học các hệ sinh thái thủy sinh ven biển vùng ĐBSCL, đảm bảo sinh kế của ngư dân trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Đăng ngày 09/08/2024
Sáu Nghệ @sau-nghe
Doanh nghiệp

[22-28/10/2024] Tháng 10 vàng - Ngàn ưu đãi

Cần sắm giá hời, ưu đãi tháng 10 liền tới!

Farmext eShop
• 12:01 21/10/2024

VietShrimp 2025: Hướng tới phát triển ngành tôm Việt Nam bền vững

Ngành tôm Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ để đối phó với những thách thức về môi trường và theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững. Đây này sẽ là chủ đề thảo luận chính, xuyên suốt tại kỳ Hội chợ VietShrimp 2025.

Vietshrimp 2025
• 15:47 16/10/2024

Điểm nhấn tại tuần lễ Sinh vật cảnh 2024

Tuần lễ Sinh vật cảnh năm 2024, do Chi hội Cá cảnh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), sự kiện lần này hứa hẹn mang đến một trải nghiệm sôi động và đa dạng cho những người yêu thích cá cảnh và thú cưng.

Tuần lễ Sinh vật cảnh
• 14:00 11/10/2024

Sinh nhật Farmext eShop 3 tuổi - Chơi Minigame vui trúng quà thiệt - Ưu đãi sốc duy nhất 22/09

Đặc biệt hơn chương trình khuyến mãi hàng tháng khác, cuối tháng 9 này chính là sinh nhật lần thứ 3 của Farmext eShop. Nhằm tri ân khách hàng đã luôn tin tưởng, đồng hành và ủng hộ trong suốt 3 năm qua, eShop mở ra các chương trình hấp dẫn gồm Minigame và ưu đãi hot duy nhất ngày 22/09. Cùng tham gia ngay - Nhận quà ngất ngây nhé!

Farmext eShop
• 11:20 13/09/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 18:02 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:02 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 18:02 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 18:02 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 18:02 05/11/2024
Some text some message..