Nỗ lực giảm thiểu rác thải nhựa đại đương

Ô nhiễm rác thải nhựa là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với môi trường biển và đại dương trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Vấn đề này đã và đang trở thành một trong những thách thức lớn của thế kỷ đối với môi trường toàn cầu.

Rác thải đại dương
Ô nhiễm rác thải nhựa là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với môi trường biển. Ảnh: scoopnest.com

Tín hiệu cầu cứu từ đại dương 

Theo Báo cáo của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) về thực trạng rác thải nhựa đại dương, rác thải nhựa đã xuất hiện tại những vùng xa xôi nhất và những vùng nguyên sinh của trái đất như vùng băng Bắc Cực và trong các loài cá sinh sống tại khu vực sâu nhất của đại dương (Rãnh Mariana). Từ số liệu thống kê cho thấy mỗi năm có khoảng từ 19 – 23 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra biển, mà phần lớn là sản phẩm nhựa dùng 1 lần (chiếm đến 60% nguyên nhân gây ô nhiễm). 

Ô nhiễm nhựa trên đại dương cũng bắt nguồn từ các hoạt động đánh bắt, hàng hải và nuôi trồng thủy sản. Nhựa bị phân hủy dưới tác động của bức xạ tia cực tím, gió, dòng chảy,.. tạo thành các hạt nhỏ được gọi là hạt vi nhựa hoặc nano nhựa, do kích thước nhỏ khiến chúng dễ dàng bị các sinh vật biển vô tình ăn phải (theo các nghiên cứu liên quan đến vi nhựa cho thấy việc nuốt phải các hạt này có thể gây ra hiện tượng viêm đối với cá, thay đổi quá trình trao đổi chất hoặc làm rối loạn hệ thống miễn dịch bẩm sinh của chúng). 

Ô nhiễm đại dươngÔ nhiễm nhựa trên đại dương cũng bắt nguồn từ các hoạt động đánh bắt, hàng hải và nuôi trồng thủy sản. Ảnh: sustainablepackaging.org

Báo cáo của WWF cho biết, có đến 88% các loài sinh vật biển bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm nhựa rất nghiêm trọng, ít nhất có 2.144 loài phải sống trong môi trường ô nhiễm nhựa. Dự đoán sản lượng nhựa sẽ tăng gấp đôi vào năm 2040, khiến lượng rác thải nhựa trên đại dương tăng gấp 4 lần. Hiện mỗi năm có khoảng 14 triệu tấn rác thải nhựa trôi ra đại dương. 

Hành động của Việt Nam 

Với hơn 3.260 km đường bờ biển (chưa kể bờ các đảo) trải dài theo hướng Bắc –Nam, trung bình cứ 100 km2 đất liền có 1 km bờ biển. Dọc bờ biển còn có 114 cửa sông, trung bình 20 km có một cửa sông và hơn 50 vịnh, đầm phá. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển, song cũng luôn tiềm ẩn ô nhiễm rác thải. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, ước tính có khoảng 3,1 triệu tấn chất thải nhựa được thải ra trên đất liền hàng năm ở Việt Nam. Ít nhất 10% trong số chất thải chưa được quản lý tốt này bị rò rỉ vào đường thủy. 

Theo đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thanh phê duyệt, mục tiêu đến năm 2025, sử dụng 100% túi nilon, bao bì thân thiện với môi trường phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế túi nilon khó phân hủy. Đảm bảo công tác thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý 85% lượng chất thải nhựa phát sinh.  

Đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện, tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm nhựa dùng 1 lần chuyển sang phân phối các sản phẩm thân thiện môi trường. Tiến hành công tác đào tạo, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi xả rác, ngư cụ, sản phẩm nhựa ra môi trường biển đối với các doanh nghiệp, cư dân ven biển, ngư dân, khách du lịch biển. 

Cá gộc sáu râuTiến hành bảo vệ môi trường biển để các loài sinh vật biển không bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm nhựa. Ảnh: scoopnest.com 

Việc xây dựng mô hình kiểm soát rác thải nhựa ra biển phải phù hợp với thực tế phân loại, thu gom rác thải tại các địa phương (cấp xã, huyện) và phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị thu gom, phân loại, năng lực (nhân lực và nguồn lực) của địa phương. Để mô hình hoạt động hiệu quả cần có sự phối hợp tham gia của các cấp chính quyền tại địa phương, tổ, đội thu gom và quan trọng là sự ủng hộ, sẵn sàng tham gia các hoạt động đồng quản lý rác thải của người dân. Vận động người dân tích cực thu gom rác thải nhựa, phân loại rác tại hộ gia đình, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền vầ tác hại của rác thải nhựa, nâng cao nhận thức cho người dân. Thực hiện các biện pháp thu gom, tái sử dụng, thay đổi thói quen sử dụng túi nilon vằng các vật liệu thân thiện môi trường trong việc mua bán hàng hóa thường ngày. 

Ngoài ra, việc hợp tác quốc tế cũng có tác động không nhỏ đến nỗ lực bảo vệ đại dương trên toàn thế giới, không riêng gì Việt Nam. Do vậy, một thỏa thuận chung toàn cầu nhằm giải quyết những vấn đề trên đã được Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) đề xướng. Cùng với nhiều quốc gia trên thế giới, hiện Việt Nam đã hoàn thiện Dự thảo Kế hoạch triển khai Quyết định số 1407/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương. 

Đồng thời, Việt Nam cũng đã và đang ngày càng hoàn thiện các cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm nâng cao công tác bảo vệ môi trường nói chung và giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa dùng một lần nói riêng thông qua các hoạt động sản xuất, tiêu dùng bền vững, xây dựng nền kinh tế tuần hoàn. 

Đăng ngày 17/12/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Môi trường

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:43 18/04/2024

Thời tiết nóng làm cho tảo bị sụp (tảo tàn)?

Khi mùa hè nắng nóng đổ bộ, không chỉ con người mà cả môi trường sống biển cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

Ao nuôi
• 10:16 04/04/2024

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 00:39 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 00:39 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 00:39 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 00:39 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 00:39 20/04/2024